Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc trong dân ca và nhạc cổ truyền

Biểu diễn chầu văn Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc  trong dân ca và nhạc cổ truyền  Ths. Mai Văn Lạng Văn Hóa học là một khái niệ...

Biểu diễn chầu văn

Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc  trong dân ca và nhạc cổ truyền
 Ths. Mai Văn Lạng


Văn Hóa học là một khái niệm, một phạm trù rất rộng. Văn hóa học chứa đựng rất nhiều nội dung khác nhau như: Khái niệm, bản chất, chức năng của văn hóa; quy luật vận động và phát triển của văn hóa; tính chất xã hội của văn hóa, rồi bao gồm nhiều trường phái, nhiều khái niệm về văn hóa.   Trên 20 năm nghiên cứu, sưu tầm, biên tập chương trình dân ca và nhạc cổ truyền trên làn sóng Đài TNVN, trong bài viết này cho phép tôi không trình bày những khái niệm lớn lao, những vấn đề phức tạp của văn hóa trong nước và thế giới hiện nay, mà bằng kinh nghiệm của mình đã thu lượm được trong quá trình công tác xin bàn về một khía cạnh rất nhỏ trong văn hóa:Giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc  trong dân ca và nhạc cổ truyền “.  

Dân ca dân nhạc vốn của nhân dân lao động, từ nhân dân lao động mà ra. Những câu hò, điệu hát, bản nhạc thường được hình thành và phát triển trong lao động cũng như sinh hoạt cộng đồng. Lâu nay, chúng ta thường nghiên cứu, sưu tầm bằng cách mời nghệ nhân đến thu thanh, hoặc nhờ nghệ nhân hát ghi âm lại, rồi mang về nhà ký âm để đưa cho các Ns chuyên nghiệp hát theo kiểu “ Son phe “, như vậy là mới chỉ thực hiện được một phần cái “ Hồn “, cái “ Cốt “ của dân ca. Bởi dân ca, dân nhạc cũng như nhiều loại hình nghệ thuật khác khi trở về với “ Đời thường “, nghĩa là trở về với môi trường diễn xướng tự nhiên thì cái hay, cái đẹp của làn điệu, của loại hình, của giọng hát mới thể hiện hết.
     Thật vậy. Trong một lần tổ chức thu thanh một số tiết mục hát chèo lời cổ của Đoàn chèo Hà Tây, chúng tôi được chứng kiến một  cảnh rất ít gặp trong khi thu thanh, đó là: Khi NSƯT Mai Khanh, Phó Đoàn hát để thu thanh vai Súy Vân thì có một nữ Ns đứng cách đó một đoạn múa trước mặt để minh họa. Không hiểu thu thanh thì làm sao phải múa, các Ns của Đoàn chèo Hà Tây là những người thường xuyên cộng tác thu thanh với Đài rồi sao lại không biết điều này nhỉ? Hỏi ra mới vỡ lẽ, đây là cái: “ mẹo “ của Đoàn bởi vì khi Ns Mai Khanh hát có người múa theo cách múa của Súy Vân thì một là Ns sẽ hát đúng, hát chuẩn của bài hát, hai là cái : “ Thần “, “ Hồn “ của bài hát mới được lột tả hết, ba là Ns và dàn nhạc mới: “ Bốc mình “ lên được, mới thực sự tạo được sức hấp dẫn của trích đoạn Súy Vân, dù chỉ là qua âm thanh. Như vậy, trích đoạn “ Súy Vân “ dù đã là vở diễn, đã được nghệ thuật chuyên nghiệp hóa rồi mà khi thu thanh người Ns cũng cần phải diễn xướng trong: “ Môi trường vở diễn “, để tạo sự hấp dẫn qua âm thanh.
NSƯT Văn Chương
Trở lại vấn đề dân ca dân nhạc cần phải tổ chức diễn xướng theo môi trường tự nhiên chúng tôi lại xin lấy một ví dụ khác. Trong một lần đi khảo sát Hát hầu bóng, hay còn gọi là Chầu văn, “ Lên đồng “, gần đây. Như quý vị đã biết, khoảng cuối những năm 1960 của Thế kỷ trước, khi Nghệ thuật hát văn, tức : “ hầu bóng “, của Bắc Bộ được một số Ns của Nghệ thuật chèo như: Bùi Trọng Đang, Đoàn Đức Đang, Kim Liên, Thế Tuyền, Nhà Văn Chu văn, và sau này là Thanh Hoài, Thanh Bình . . . đưa lên sóng Đài TNVN thì ngay lập tức loại hình này đã chiếm được cảm tình của đông đảo thính giả. Tuy nhiên, để “ Hát văn trên Đài “ bớt đi những “ Bốc đồng “, những “ ông Hoàng, bà Chúa “, những “ Mê tín dị đoan nhảm nhí “, cá nhạc, sĩ, Ns, BTV chương trình dân ca khi đưa hát văn lên sóng Đài TNVN  đã lược bớt những làn điệu có tình chất sôi nổi, mang tính chất “ Múa hầu “. Mấy chục làn điệu hát văn người ta chỉ còn rút lại có 5 làn điệu chính đó là: Phú, dọc, Cờn, xá ( thường ), nhịp một. Điệu Phú với tình chất ngâm vịnh, dùng để tả cảnh, tả tình, suy nghĩ của người viết; điệu dọc với tính chất khoan thai đĩnh đạc, thể hiện tình cảm da diết; điệu Cờn uyển chuyển mềm mại, trữ tình thể hiện được những xúc cảm nhẹ nhàng tinh tế; điệu sôi nổi, da diết xốn xang, phơi phới niềm vui, niềm tin yêu; và cuối cùng, thường kết ở điệu Nhịp một với tính chất khoan thai đĩnh đạc, có “ co “, có “ dãn “ tạo sự chặt chẽ cho toàn bài. Hơn nữa, những bài hát văn soạn lời mới theo các làn điệu này chỉ cần đòi hỏi soạn giả viết theo thể thơ Lục- bát  là hát được, chính vì vậy đã có đến hàng trăm bài hát văn theo “ Khuôn mẫu “ như trên, ca ngợi Đảng, Bác Hồ, ca người người chiến sĩ, ca ngợi đất nước được thu thanh phát sóng. Hơn 30 năm qua, thính giả yêu dân ca và nghệ thuật hát văn chỉ được thưởng thức một “ mẫu “, hát văn như thế.  Khi đất nước bước vào thời kỳ “ Đổi Mới “, một số loại hình nghệ thuật được “ Cởi trói “, nghệ thuật “ hầu bóng “, có dịp được phát triển công khai thì  người nghe có quyền đòi hỏi các bài hát Văn trên Đài phải dân gian hóa hơn nữa. Vì vậy, thời gian qua, chúng tôi đã cho dàn dựng thu thanh một số tiết mục Hát văn lời cổ, được trình bầy theo cách cổ nhất như: Có “ “, có “ Lại cô, lại cậu, trông cô ( cậu ) hôm nay đẹp quá, xinh quá, cô ( cậu ) mau về nhập đồng, phù hộ độ trì cho chúng con . . . “. Ngay lập tức những bài hát văn như thế đã gây được một ấn tượng tốt đẹp trong lòng thính giả. Họ cảm thấy “ Dân ca “ nói chung và “ hát hầu bóng “ nói riêng, của Đài gần với họ hơn. Nhiều người, rất nhiều người tìm đến Đài xin in lại những tiết mục này, rồi họ đến tận nhà Ns văn Chương, người thể hiện các làn điệu hát văn “ Xịn “này để gặp gỡ,  để nhìn tận mặt, sờ tận tay người hát văn hầu”, thậm chí còn có rất nhiều người “ Thăng đồng “, tìm đến Ns Văn Chương để yêu cầu anh làm cung văn ( người hát hầu ) cho mình. Tuy vậy, những bài “ hát văn hầu “ mới do chúng tôi thu thanh phát sóng cũng mới chỉ diễn tả được phần nào không khí của một buổi “ hầu đồng “. Bởi “ hầu đồng “ không chỉ có đàn, có hát mà còn có “ Người  hầu “, còn có “ Con nhang đệ tử “, còn có “ tứ trụ “- nghĩa là bốn người ngồi bốn bên giúp người hầu đồng thay đổi xiêm y khi “ Cô “, hay “ cậu “, “ mẫu “, “ “ Ông “, “ nhập  “ vào cho họ “ Thăng đồng “ . . .  Vì vậy khi hát cung văn phải lựa khi  “ ai về “  thì hát theo “ văn “ của người ấy.  Rồi khi cậu ( cô ) vui thì hát điệu nào, khi ( cậu ) cô buồn thì hát điệu nào, thậm chí có lúc Người nhập đồng vui thì cung văn lại phải đổi giọng thay bài hát điệu vui, nhưng vì tậm trạng của người hầu không vui, cung văn lại lập tức phải chuyển giọng, tìm những làn điệu ngâm ngợi man mác buồn để hợp với tâm trạng người hầu bóng v v . . . Tóm lại, khi “ hát hầu”, người cung văn phải rất thông minh, đón bắt được “ ý “, của người hầu, và những lúc như thế không khi của buổi hầu thật náo nhiệt bởi ( cô ) cậu không tiếc lời ngợi ca cung văn và “ thưởng “ cho cung văn cũng như các con nhang đệ tử “ Người hầu kẻ hạ “, rất hậu hĩnh. Không khí của một buổi hầu bóng, vừa hiện thực, vừa huyền bí, vừa tôn nghiêm trang trọng nhưng cũng lại rất đời thường, nên Nghệ thuật hát văn ở đây khác xa so với những gì chúng ta thu thanh phát sóng. Có một điều khẳng định, những ai đã yêu mến nghệ thuật hát văn trên Đài, khi được xem” hầu “, và nghe hát văn hầu sẽ thấy cuốn hút và say mê hơm rất nhiều.

 (Hết Phần 1 )


Bài Liên Quan

Đất Nước Qua Báo Chí 4106108670222292632

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item