Một suy nghĩ phiến diện về nghệ thuật ca trù

Cố nghệ nhân dân gian ca trù Nguyễn Thị Chúc    Mấy suy nghĩ về ca trù nhân một cuộc tranh luận Ths Mai Văn Lạng Chiều nay đang ng...

Cố nghệ nhân dân gian ca trù Nguyễn Thị Chúc
  Mấy suy nghĩ về ca trù nhân một cuộc tranh luận
Ths Mai Văn Lạng
Chiều nay đang ngồi làm việc thì một người bạn Fb inbox, cậu vào đây mà xem, có chuyện “ Xôm trò lắm “, rồi dẫn đường link. Tôi vào đọc thì quả là xôm trò thật. Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, một nhạc sĩ khá tiếng tăm đã viết một bài dài về ca trù trong đó ông nhắc đi nhắc lại luận điểm của mình cho rằng ca trù chỉ là một lối ngâm thơ, không phải là nghệ thuật bác học. Ông lý luận vì ca trù không ký âm được nốt nhạc, bỏ thơ đi thì không thể hát, không có giai điệu đôc lập v v . . .
Là một người yêu, say mê ca trù, có nhiều năm nghiên cứu về bộ môn nghệ thuật này, có chương trình phát thanh đặc biệt về loại hình nghệ thuật này được giải Chuông Vàng, giải cao nhất tại Liên hoan phát thanh Châu á thái Bình Dương năm 2001, lại đang phụ trách chương trình dân ca và nhạc cổ truyền trên Đài TNVN xin phép được trao đổi vấn đề này một chút:
NSND Quách Thị Hồ thời trẻ
1-    Nói ca trù là nghệ thuật bác học là nói cả 5 yếu tố kiến tạo nên: Giọng hát, tiếng đàn, phách, trống chầu và lời ca. Sự hòa quyện giữa 5 yếu tố này làm nên sự Bác học của ca trù.
2-    Vậy bác học là gì? Theo như sự hiểu biết của tôi Bác học là một loại hình nghệ thuật nó vừa tinh tế, trí tuệ trong nội dung nhưng cũng đẹp, cũng sang về hình thức. Nó đòi hỏi sự chuyên sâu đến độ tinh xảo cả người trình diễn và người thưởng thức. Trở lại câu chuyện về nghệ thuật ca trù. Vì sao gọi bộ môn nghệ thuật này là nghệ thuật bác học? Trước hết đó là nghệ thuật trình diễn: sự rung, ngân, nhấn vuốt của từng câu, từng chữ trong giọng hát, luyến láy của tiếng đàn, tiếng phách, lúc khoan nhặt, lúc mau thưa, lời ca ý tứ sâu xa . . . tiếng trống điểm v v . . .   Sự ăn ý của Quan viên cầm chầu ( đồng thời là tác giả bài ca ), kép đàn và đào nương. Cái khó, cái đặc biệt trong ca trù còn ở chỗ đào nương không chỉ cần một giọng hát vang, rền, nảy mà còn phải biết gõ phách. Tiếng phách như linh hồn của bài ca, chỉ cần nghe tiếng phách hiểu tâm sự của đào nương, của ý thơ trong bài v v . . bác học còn ở trong lời ca. Tiếng đàn đáy trầm đục, tiếng phách ròn tan, tiếng hát của đào nương ngân vang, tiếng trống chầu điểm xuyết . . . tất cả đã làm nên vẻ thanh tao, lịch lãm, lỗi diễn xướng đọc đáo của ca trù. Một yếu tố làm nên tính bác học của ca trù đó chính là lời ca. Từ xưa đến nay viết lời cho ca trù được cho là hay chính là các nhà thơ lớn của dân tộc. Các bài ca còn lại cho đến nay của ca trù đều là những bài thơ hay, nếu không muốn nói tuyệt tác của thi ca. Ngoài ra, gọi ca trù là yếu tố bác học còn bao gồm cả việc trình diễn, lối diễn sướng, ca trù không thể hát ở mọi nơi và không phải người dân nào cũng được xem và biết thưởng thức. Đây là lối ca hát thính phòng nó đòi hỏi sự tinh tế của cả người biểu diễn và người thưởng thức.
3-    Tuy nhiên thì từ xưa đến nay khi nghiên cứu nghệ thuật ca trù, các nhà nghiên cứu đều nói nghệ thuật ca trù đều dùng các thuật ngữ “ Ca trù là loại hình nghệ thuật vừa tính dân gian vừa mang tính bác học “. Phải chăng cái tính dân gian chính là cũng có nhiều làn điệu ca trù được lấy từ dân ca, rồi được ca trù hóa
4-    Có lẽ nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc chưa nghe hết các làn điệu, hay còn gọi là thể cách ca trù mà chỉ nghe mấy thể cách quen thuộc đang phổ biến nên quy cho ca trù là một lối ngâm thơ. Xin thưa “ Hát ru, hát giai” điệu hát cũng khá phổ biến là có giai điệu, nhịp phách đấy chứ, hay là hát “ Chúc hỗ “ chẳng hạn v v . . . đặc biệt là bài “ 36 giọng “ chẳng hạn
Nghệ nhân ca trù Phó Kim Đức
Nói chung, nhiều thập kỷ qua những nhà nghiên cứu hàng đầu của âm nhạc Việt Nam đều đã đi đến thống nhất về tên gọi cũng như đánh giá một cách khách quan về ca trù. Thế giới cũng đã công nhận ca trù là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Cái nhìn của Nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc là cách nhìn của một người SÀNH âm nhạc phương Tây, lấy âm nhạc phương Tây soi chiếu vào nghệ thuật âm nhạc Việt Nam không tránh khỏi phiến diện. Cái này không chỉ mình nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc, tôi nghĩ cũng còn nhiều nhạc sĩ, nghệ sĩ hiểu chưa đúng, chưa sâu về âm nhạc dân tộc và RẺ RÚNG nghệ thuật dân tộc.

Hà nội ngày 13/8/2015

Xem bài của nhạc sĩ Đặng Hữu Phúc:
https://www.facebook.com/nhacsidanghuuphuc?fref=ts

Bài Liên Quan

Đất Nước Qua Báo Chí 8242654047639444429

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item