Nhà báo Mai Văn Lạng- Làm mới để giữ gìn truyền thống
BTV Mai Văn Lạng : Làm mới để giữ gìn nghệ thuật truyền thống BTV Mai Văn Lạng Thùy Vân ( báo TNVN ) Với những thính giả...
http://www.maivanlang.com/2015/08/nha-bao-mai-van-lang-lam-moi-e-giu-gin.html
BTV Mai Văn Lạng: Làm
mới để giữ gìn nghệ thuật truyền thống
BTV Mai Văn Lạng |
Thùy Vân ( báo TNVN )
Với những thính giả yêu thích bộ môn nghệ thuật truyền thống thì cái tên Mai Văn Lạng đã trở nên quá quen thuộc.
Soạn lời mới cho dân ca và chèo
Biên tập viên (BTV) Mai Văn Lạng, Trưởng phòng Dân ca, Hệ Âm nhạc -
Thông tin - Giải trí (VOV3), Đài TNVN là một trong những người thành công với
việc soạn lời mới cho dân ca và chèo hiện nay. Mai Văn Lạng cho biết, chèo cổ
chỉ có khoảng 150 làn điệu, phát đi phát lại chừng ấy, thính giả sẽ chán. Hơn nữa, lời
cổ thường có những câu Hán - Nôm khó hiểu, rồi thì chàng chàng thiếp thiếp rất
xa lạ với lớp trẻ hiện nay. Với mục đích đưa bộ môn nghệ thuật truyền thống này
đến gần hơn với công chúng, đồng thời để ca ngợi quê hương, đất nước, con người,
cuộc sống hôm nay, Mai Văn Lạng đã rất tích cực đặt lời mới. Theo BTV Mai Văn Lạng,
để đảm bảo lời mới hấp dẫn, người viết phải am hiểu sâu sắc loại hình mình đang
viết để soạn chèo ra chất của chèo, dân ca ra chất của dân ca. Muốn viết được lời
hay ý đẹp, nội dung sâu sắc, lắng đọng, người viết phải trau dồi vốn văn học,
thuộc nhiều ca dao, tục ngữ, truyện Kiều, biết làm thơ là một lợi thế, và phải
biết gieo vần. “Tôi kỵ nhất là những bài viết chung chung, sáo rỗng, tôi chỉ viết
khi có ý mới, tứ lạ” - anh Lạng chia sẻ. Để chia sẻ kinh nghiệm với những người
ham thích soạn lời mới có thể soạn được những bài lời hay, ý đẹp, vừa đúng vừa
trúng, Mai Văn Lạng đã thực hiện một seri chương trình bàn về cách soạn lời mới
cho dân ca và chèo.
Đài TNVN là một trong những cơ quan truyền thông dành thời lượng phát sóng về âm nhạc cổ truyền nhiều nhất hiện nay. Một tháng, Đài TNVN phát sóng 300 chương trình dân ca trên các kênh, hệ, trong đó các chương trình soạn lời mới chiếm sóng nhiều hơn. Khi những bài dân ca, hát chèo theo lời mới của Mai Văn Lạng phát sóng đều chiếm được tình cảm của đông đảo thính giả. Từ những nghệ sĩ không chuyên đến những người có tiếng trong nghề như NSND Thúy Hoài, NDND Thanh Hường, NSƯT Thúy Đạt… đều thích hát và khen lời mới của Mai Văn Lạng sâu sắc nhưng rất dễ hát cả về ý lẫn vần. Nhiều bài soạn lời mới của anh được đưa vào làm giáo trình giảng dạy ở các trường văn hóa nghệ thuật, được các CLB, các nghệ sĩ chuyên và không chuyên sử dụng. “Điều vui nhất đôi với tôi là đi đến đâu cũng được thính giá yêu mến, trân trọng. Nhiều cụ già 60 - 70 tuổi gặp tôi đã ngỡ ngàng thốt lên: Mai Văn Lạng trẻ thế à, cứ tưởng anh phải bằng tuổi chúng tôi” - Mai Văn Lạng cười chia sẻ.
Đài TNVN là một trong những cơ quan truyền thông dành thời lượng phát sóng về âm nhạc cổ truyền nhiều nhất hiện nay. Một tháng, Đài TNVN phát sóng 300 chương trình dân ca trên các kênh, hệ, trong đó các chương trình soạn lời mới chiếm sóng nhiều hơn. Khi những bài dân ca, hát chèo theo lời mới của Mai Văn Lạng phát sóng đều chiếm được tình cảm của đông đảo thính giả. Từ những nghệ sĩ không chuyên đến những người có tiếng trong nghề như NSND Thúy Hoài, NDND Thanh Hường, NSƯT Thúy Đạt… đều thích hát và khen lời mới của Mai Văn Lạng sâu sắc nhưng rất dễ hát cả về ý lẫn vần. Nhiều bài soạn lời mới của anh được đưa vào làm giáo trình giảng dạy ở các trường văn hóa nghệ thuật, được các CLB, các nghệ sĩ chuyên và không chuyên sử dụng. “Điều vui nhất đôi với tôi là đi đến đâu cũng được thính giá yêu mến, trân trọng. Nhiều cụ già 60 - 70 tuổi gặp tôi đã ngỡ ngàng thốt lên: Mai Văn Lạng trẻ thế à, cứ tưởng anh phải bằng tuổi chúng tôi” - Mai Văn Lạng cười chia sẻ.
Phỏng vấn nghệ nhân dân gian Đình Thảng ở Phú Yên |
Đi nhiều
để tích “vốn”
Từ khi vào nghề đến nay, tháng nào BTV Mai Văn Lạng cũng về các vùng quê để thu âm lời ca tiếng hát của những nghệ nhân, những đội văn nghệ địa phương hay đôi khi là về tập hát, viết lời cho các đội. Từ Đồng Văn, Mèo Vạc (Hà Giang) đến đất mũi Cà Mau, từ những vùng đồng bằng đến những vùng rừng núi xa xôi hẻo lánh… nơi nào cũng in dấu chân anh. Một thân một mình hết nhảy tàu, nhảy ô tô đến bắt xe ôm, mỗi chuyến đi của anh thường kéo dài từ một đến hai tuần. Những chuyến đi vượt cả yêu cầu của cơ quan đã tích lũy cho anh vốn sống cũng như những kiến thức chuyên môn vững vàng. Mai Văn Lạng am hiểu sâu sắc về các loại hình âm nhạc cũng như các nhạc cụ truyền thống của dân tộc. Anh chỉ nghe qua bài hát là biết ngay đó là làn điệu gì, xuất xứ như thế nào, nói vanh vách về vùng đất, con người ấy: họ sinh hoạt như thế nào, hát ra sao, hát trong hoàn cảnh nào... Mai Văn Lạng thuộc hàng trăm làn điệu chèo, dăm bảy chục dân ca quan họ Bắc Ninh, mấy chục điệu hát văn, ca trù, tuồng, cải lương, xoan ghẹo, giao duyên Hà Nam, ví dặm Nghệ Tĩnh, ca Huế, dân ca Bình trị Thiên, Bài chòi, hò, lý Khu 5, các điệu lý dân ca Nam bộ, dân ca của các dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Chăm, Khơ – me…
Điều Mai Văn Lạng thấy mừng nhất là những bộ môn nghệ thuật của dân tộc gần đây được chú trọng phát triển. Nhiều vùng quê có những đội văn nghệ địa phương. Họ thường nghe những chương trình dạy hát dân ca trên Đài TNVN rồi hát theo. “Vẫn còn nhiều thính giả gắn bó với Đài TNVN lắm. Phòng dân ca thường nhận được rất nhiều thư hồi âm của thính giả. Ngày trước, mỗi tháng phòng nhận được hàng trăm lá thư. Bây giờ thì chuyển sang email, điện thoại. “Lúc nào tôi cũng nhận được hàng chục lời mời tha thiết từ các địa phương, tiếc là mình không có thời gian để đi hết được. Đó là niềm vui, là niềm động viên lớn đối với những người làm chương trình chúng tôi” - BTV Mai Văn Lạng tự hào nói.
Công tác ở Trường Sa |
BOX: - Mai Văn Lạng sinh 1973.
- Tốt nghiệp khoa Biên kịch sân khấu,Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội; Tốt nghiệp Đại học Ngoại ngữ; Tốt nghiệp thạc sĩ nghệ thuật với đề tài “Ca từ trong chèo”.
- Đã tổ chức sản xuất và dàn dựng hàng trăm chương trình dân ca và nhạc cổ truyền trên sóng Đài TNVN và một số đài PT – TH.