Nhạc sĩ Dân Huyền- Một đời đau đáu với Dân ca
Nhạc sĩ Dân Huyền Một đời đau đáu với Dân ca Mai Lạng- anh Tú N hạc sỹ, soạn giả Dân Huyền là nhà báo lão thành, ngu...
http://www.maivanlang.com/2015/08/nhac-si-dan-huyen-mot-oi-au-au-voi-dan.html
Mai Lạng- anh Tú
Nhạc sỹ, soạn giả Dân Huyền là nhà báo lão thành, nguyên là trưởng Phòng Dân ca và nhạc cổ truyền của Đài TNVN nhiều năm cho đến khi nghỉ hưu năm 2001. Tuy vậy, ông cũng không ngơi nghỉ, từ đó cho đến nay ông vẫn luôn bận rộn với công việc là Chủ nhiệm CLB “Đàn và hát dân ca Đài TNVN”. Đây là niềm say mê của một người đã cả đời chăm lo cho âm nhạc dân tộc và cũng là niềm vui lớn nhất của tuổi xế chiều. Không chỉ có thế, ông còn kiêm nhiệm nhiều chức vụ trong các đoàn thể xã hội như Chi hội trưởng chi hội Văn nghệ dân gian Đài TNVN, Hội viên các Hội nhà văn,Hội nhạc sĩ vv… ở cương vị nào ông cũng hoàn thành nhiệm vụ và để lại những dấu ấn tốt đẹp trong lòng công chúng, bạn bè đồng nghiệp
Nhạc sỹ, soạn giả Dân Huyền là nhà báo lão thành, nguyên là trưởng Phòng Dân ca và nhạc cổ truyền của Đài TNVN nhiều năm cho đến khi nghỉ hưu năm 2001. Tuy vậy, ông cũng không ngơi nghỉ, từ đó cho đến nay ông vẫn luôn bận rộn với công việc là Chủ nhiệm CLB “Đàn và hát dân ca Đài TNVN”. Đây là niềm say mê của một người đã cả đời chăm lo cho âm nhạc dân tộc và cũng là niềm vui lớn nhất của tuổi xế chiều. Không chỉ có thế, ông còn kiêm nhiệm nhiều chức vụ trong các đoàn thể xã hội như Chi hội trưởng chi hội Văn nghệ dân gian Đài TNVN, Hội viên các Hội nhà văn,
Rất nhiều khán thính giả đã quen thuộc với tên Dân
Huyền trên làn sóng Đài TNVN nhưng ít ai biết được rằng tên thật của ông là
Phạm Ngọc Dần. Ông sinh ra và lớn lên ở miền quê nghèo Huyện Hưng Nguyên, tỉnh
Nghệ An. Cái chất trữ tình của miền quê ấy đã nuôi dưỡng nên một tâm hồn đa
cảm, sâu lắng. Đặc biệt là năng khiếu âm nhạc được bộc lộ rất sớm. Thuở nhỏ, được
học tại Chủng viện xứ Xã Đoài Nghệ An, tại đây, cậu bé Phạm Ngọc Dần đã được
nhạc lý cơ bản rồi học hát, học đàn. Với năng khiếu bẩm sinh cùng tình yêu cháy
bỏng với âm nhạc đã làm bùng cháy trong tâm hồn để rồi xây dựng nên tên tuổi
của NS Dân Huyền sau này. Năm 1954, NS Dân
Huyền chuyển về đoàn Văn công liên khu 4, rồi về công tác tại Ty Văn hoá Nghệ
An. Năm 1959, ông được cử đi học tại trường Tuyên Huấn Trung ương, ra trường
được cử về làm cán bộ văn nghệ nhà máy ô tô 1-5 ở Hà Nội. Đến năm 1967,
ông chuyển về công tác tại Đài TNVN cho đến khi nghỉ hưu năm 2001.
Nhạc sĩ Dân Huyền là một người nghệ sỹ đa
tài. Ông là tác giả của nhiều ca khúc mang âm hưởng dân gian như “ lắng tiếng
quê hương “, một ca khúc được coi là ca khúc đầu tiên viết về Đài TNVN; “ bên
lăng Bác Hồ “, một trong những ca khúc hay nhất viết về Bác kính yêu, ông còn
làm thơ và viết nhiều bài báo sắc bén. Đặc biệt là ông đã đặt lời mới cho hàng
trăm tiết mục dân ca của nhiều thể loại trong đó Hát Chèo chiếm số lượng đáng
kể. Những tiết mục do Nhạc sĩ, Soạn giả
Dân Huyền viết lời bao giờ cũng sâu lắng tình cảm với đất nước quê hương. Lúc
nào ông cũng đau đáu “ Hỏi người có nhớ quê chăng “, rồi ông viết “ Quê hương
chín nhớ mười mong “, “ câu nhớ gửi người “, “ Từ ngõ nhà ta v v. . . có thể kể
ra đây rất nhiều bài soạn lời mới của ông viết về tài Quê hương đất nước, Đảng,
Bác Hồ như” Duyên Quan họ- dân ca ca
Quan họ; “ Hạt giống đỏ nẩy mầm xuân “- ca vọng cổ; “ Giọng hò quê ta “- ca Huế
; “ Nông cống lạ mà quen “, “ Hoa thông tin “- hát chèo; “ Vui cùng Hoằng Hóa
quê ta “ “ Cô gái Thành Nam và tiếng hát chầu văn “- hát văn v v . . .Nhạc sĩ
Dân Huyền là người biết làm thơ, làm thơ rất hay cho nên các bài soạn lời mới
của ông đều giàu chất thơ, đặc biệt là rất vần. Ông là người có quan điểm rất
thẳng thắn về vần điệu trong thơ nói chung và trong bài soạn lời mới cho dân ca
nói riêng. Ông đã từng đọc cho chúng tôi nghe tuyên ngôn về thơ của mình: “ làm
thơ mà chẳng có vần- văn xuôi cũng được cóc cần là thơ “. Có thể nói cả cuộc
đời làm công tác dân ca và nhạc cổ truyền bên cạnh việc nghiên cứu, sưu tầm,
thu thanh, phát hiện những nhân tố mới trong các loại hình dân ca thì soạn giả
Dân Huyền là người có công lớn trong việc tăng số lượng bài trong kho băng lưu
trữ của Đài TNVN. Ông đã dày công biên tập hàng nghìn bài để các nghệ sĩ của
Đài TNVN và các nghệ sĩ ở khắp mọi miền đất nước thu thanh, phát trên làn sóng.
Đã nghỉ hưu 15 năm nhưng ông vẫn luôn đau đáu với việc gìn giữ và phát huy vốn âm
nhạc cổ truyền của dân tộc. Hàng ngày ông vẫn nghe các chương trình, góp ý cho
chúng tôi những cái được, những khâu còn tồn tại để các chương trình dân ca
trên sóng luôn được thính giả cả nước yêu mến tin cậy. Đã bước sang tuổi gần
80, ông lão gầy gò, nhỏ bé ấy vẫn cặm cụi học, đọc, làm việc chuyên cần và một
lòng một dạ thủy chung với công việc gìn giữ dân ca và nhạc cổ truyền.
Là người lưu giữ khá nhiều kỷ niệm với Đài, với các
nhạc sĩ, nghệ sĩ công tác viên nên nhiều năm qua ông cũng là người đều đặn dựng
lại chân dung những con người tài hoa ấy. ông viết bằng cả tấm chân tình và
niềm yêu mến kính trọng, đôi khi là cả biết ơn, vì vậy chân dung của các nhạc
sĩ nghệ sĩ vừa toát lên nét tài hoa,
phong cách nghệ sĩ nhưng cũng rất đời.
Mùa thu đã về, Đài TNVN chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành
lập, chúng tôi vui mừng được giới thiệu đôi nét một con người cả đời cống hiến
vì làn sóng phát thanh. Kính chúc ông mạnh khỏe, tươi trẻ và viết đều tay, viết
hay hơn nữa.
Hà nội, mùa Thu
2015