Nhớ soạn giả Công Sáu

  Đôi nét về soạn giả chèo Công sáu Mai Văn Lạng   Thương hiệu các tiết mục hát chèo đã trở nên quen thuộc và là người bạn thân thiết ...

 Đôi nét về soạn giả chèo Công sáu
Mai Văn Lạng
 Thương hiệu các tiết mục hát chèo đã trở nên quen thuộc và là người bạn thân thiết của nhiều thế hệ khán thính giả nghe Đài trong suốt 6 thập kỷ phát sóng các chương trình dân ca và nhạc cổ truyền trên làn sóng Đài TNVN. Nhiều giọng hát hay, mượt mà đằm thắm làm nức lòng người nghe. Bên cạnh đó là các soạn giả trong và ngoài Đài đã luôn theo sát các sự kiện quan trọng của đất nước để viết lời mới cho các làn điệu chèo nhằm cổ vũ và tuyên truyền nhanh nhất các sự kiện và chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước tới đông đảo bà con cả nước. Có thể nói là các tiết mục hát chèo là những bài báo bằng âm nhạc cổ truyền có tác dụng mạnh mẽ và đi vào đời sống nhân dân một cách nhẹ nhàng và sâu lắng. Nhiều tiết mục đã được nhiều khán thính giả yêu mến và thuộc lòng. Điều đó đã làm nên tên tuổi của những soạn giả quen thuộc trên làn sóng Đài TNVN. Nhân kỷ niệm 75 năm thành lập Đài TNVN 7/9/1945 – 7/9/2020 và hướng đến kỷ niệm 65 năm phát sóng các chương trình dân ca và nhạc cổ truyền trên làn sóng Đài TNVN, chúng tôi xin được giới thiệu chân dung soạn giả Công Sáu
            Soạn giả Công Sáu tên thật là Nguyễn Công Sáu, ông sinh năm 1946 tại quê hương Thanh Thùy ( sau này cũng là một trong những bút danh của ông ) Thanh Oai, Hà Nội. Miền quê hiếu học, yêu văn nghệ đã nuôi dưỡng tâm hồn ông để rồi, ngay khi vào bộ đội pháo binh ông năm 20 tuổi ông đã viết lời cho các tiết mục hát chèo, đặc biệt là các bài hát chèo về chủ đề bộ đội pháo binh, được thu thanh phát sóng và bắt đầu được nhiều người biết đến. Tình yêu chèo cũng là cái duyên đưa ông đến với bạn đời của mình là NS Bích Thục – nguyên diễn viên đội Chèo Đài TNVN. Điều đó càng làm cho sự gắn kết của Đài TNVN với sg Công Sáu càng mặn nồng khăng khít.
  Sau năm 1975, soạn giả Công Sáu chuyển về làm BTV chương trình hát chèo của Đài TNVN, từ đó bên cạnh việc đi và viết, Công Sáu còn biên tập hàng trăm chương trình hát chèo gửi đến thính giả gần xa. Hẳn nhiều thính giả không thể quên những năm 1970. 1980, 1990, cứ 11h30 buổi trưa từ chiếc loa công cộng hay chiếc đài bán dẫn của nhiều gia đình, các chương trình hát chèo lại ngân vang tha thiết. Làm nên ấn tượng hát chèo trên Đài phát thanh có sự đóng góp không nhỏ của tác giả Công Sáu.

  Trở thành biên tập viên của Đài TNVN, có dịp đến với nhiều miền quê nên các tiết mục hát chèo do Công Sáu soạn lời rất phong phú về chủ đề. Yêu chèo, thuộc chèo ngay từ nhỏ nên các tiết mục do ông soạn lời cũng rất dễ hát. Được làm việc bên cạnh các bậc đàn anh là những tác giả quen thuộc, đã có rất nhiều thành công trong lĩnh vực viết lời cho dân ca và chèo như: Hồ Tăng ấn, Dân Huyền, Phạm Sông Tương, Văn Hạnh . . . nên lời ca trong các tiết mục do Công Sáu soạn lời giản dị, không khoa trương hoa mỹ, giầu tính thực tiễn mà mang tính văn học cao.
  Ra đi đã hơn 20 năm, để lại biết bao thương nhớ cho người thân, gia đình, bạn bè đồng nghiệp nhưng những gì mà soạn giả Công Sáu gửi vào câu hát lời ca thì vẫn còn đó với thời gian, những đóng góp của ông cho ch trình hát chèo nói riêng và dân ca và nhạc cổ truyền nói chung đã được các thế hệ sau ghi nhận và kế tục xứng đáng.  Nhân kỷ niệm 75 năm thành lập Đài TNVN 7/9/1945 – 7/9/2020 và hướng đến kỷ niệm 60 năm phát sóng các chương trình dân ca và nhạc cổ truyền Đài TNVN, bài viết này như một nén tâm nhang tưởng nhớ tới ông, một trong những biên tập viên có nhiều đóng góp cho chương trình dân ca trên làn sóng phát thanh Quốc gia.



Bài Liên Quan

Tin Mới 9170604934716039647

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item