Soạn giả Hồ Tăng ấn- Một trong những người khai mở việc soạn lời mới cho dân ca và chèo

Soạn giả Hồ Tăng ấn   Đôi nét về một nhà văn nhà thơ một soạn giả dân ca và chèo Mai Văn Lạng Soạn giả Hồ Tăng ấn ( Tức nhà vă...


Soạn giả Hồ Tăng ấn
 Đôi nét về một nhà văn nhà thơ một soạn giả dân ca và chèo

Mai Văn Lạng

Soạn giả Hồ Tăng ấn ( Tức nhà văn Hoàng Tấn ) là một trong những biên tập viên đầu tiên của chương trình dân ca và nhạc cổ truyền của Đài TNVN, ông cũng là một trong người viết hay, viết đều tay và viết khoẻ và viết cho nhiều loại hình dân ca và nhạc cổ truyền của Đài TNVN.  
Trong bài thơ bất hủ: " Hành Phương Nam " của Nguyễn Bính được mở đầu bằng câu: " Đôi ta lưu lạc phương Nam này", và kết thúc bằng những câu như" " Người sang bên ấy sao mà lạnh- Nhịp trúc ta về lạnh mấy mươi ", đôi ta là hai người, " ta ", là Nguyễn Bính còn " Ngươi ", chính là là nhà văn Hoàng Tấn, mà sau này được Nguyễn Bính sửu lại theo cách đảo tự từ Hoàng Tấn thành Hồ Tăng ấn.
Hồ Tăng ấn sinh năm 1920 tại Ninh Bình, từ những năm 1938- 1939  đã chủ trương tạp chí " Bình Minh ", cuối năm 1939 Hồ Tăn ấn vào Sài Gòn làm thư ký toà soạn cho báo " Hạnh phúc ", " Ngày mai ", rồi làm chủ bút tờ báo " Thanh Niên mới ". Sau năm 1954 ông cùng Nguyễn Bính ra Bắc, Hồ Tăng ấn trở thành biên tập viên tiếng thơ của ban văn nghệ Đài TNVN. Cuối những năm 1960 Hồ Tăng ấn chuyển sang làm BTV chương trình dân ca và nhạc cổ truyền của Đài TNVN. Sau năm 1975 ông về nghỉ hưu và vào sống tại TPHCM cùng gia đình.
 Hồ Tăng ấn là một trong những soạn giả đầy tài năng và tâm huyết với nghề.Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình, ông có dịp đi nhiều, đến với nhiều miền quê trong cả nước, nên đề tài trong các bài ca do Hồ Tăng ẤN soạn lời thường rất đa dạng phong phú: Từ Núi Thuý Sông Vân của Ninh Bình đến Cát bà đảo thơ của Hải Phòng, từ Bến Ngự Sông Hương của Huế, đến Tam Quan, Bình Định, từ Cửu Long chín khúc rồng bay đến Cà Mau mảnh đất cực Nam của Tổ Quốc. Bên cạnh những tình cảm trân trọng về đề tài đất nước quê hương, những bài ca Hò Tăng Ấn viết về Đảng, về Bác Hồ, về hình ảnh người chiến sĩ giải phóng quân là những bài ca rất xúc động. Có thể nói trong các bài ca do Hồ Tăng Ấn soạn lời, bài nào cũng được viết trong một cảm xúc dạt dào nên bay bổng, mang đậm chất thơ. Trong cái trùng trùng của những cảnh, những tình của các bài ca do Hồ Tăng ấn soạn lời thi thoảng ta lại bắt gặp một hình ảnh đẹp, nên nhạc nên thơ: Đó là hình ảnh người nông dân một nắng hai sương, dầm mưa dãi nắng.
 Hồ Tăng ấn là nhà văn, nhà thơ, nhà báo, và cũng là biên tập viên. Trong cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình ông là người có trách nhiệm với nghề. Bản thân là nhà văn, nhà thơ nên không phải làn điệu dân ca hay chèo, hoặc tuồng, cải lương nào ông cũng biết cũng thuộc, nên ông chịu đi, chịu nghe, chịu học và chịu viết. Chính vì vậy mà Hồ Tăng ấn viết được rất nhiều thể loại như chèo, cải lương, dân ca Miền Trung, dân ca Nam Bộ, dân ca Bắc Bộ, hát tuồng, Ca trù v v. . . và ở thề loại nào ông cũng có những thành công nhất định. Bên cạnh việc chú ý đi tìm ý mới, tứ mới, Hồ Tăng ấn rất chú trọng đến việc gieo vần trong các bài ca. Vì vậy mỗi bài ca ông viết đều để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người nghe, điều này không phải soạn giả nào cũng có được.
 Nhiều biên tập viên văn nghệ của Đài TNVN có dịp làm việc với soạn giả Hồ Tăng ấn đều nhận thấy ở ông sự tận tâm, tận lực với nghề. Khi có yêu cầu của cấp trên viết bài về những đề tài mang tính thời sự ông đều viết kịp thời, nhưng viết không có nghĩa là chỉ phục vụ tính thời sự lúc ấy mà viết sao còn có thể phát mãi về sau. Và ông đã trăn trở để chọn cách thể hiện. Bên cạnh đó thì Hồ Tăng Ấn cũng tham gia sửa hàng trăm bài của các cộng tác viên xa gần: bài nào ông nhận lời là ông sửa thật vần, đạt yêu cầu mới thôi.
  Dù đã vĩnh viễn ra đi do tuổi cao, sức yếu nhưng hàng trăm bài ca mà tác giả Hồ Tăng Ấn soạn lời vẫn còn mãi trong kho băng tư liệu của Đài TNVN. Nhiều bài ca do ông soạn lời liên tục có thư yêu cầu phát lai như: " Cây đèn biển "," Cà Mau " ca cải lương; " Cửu Long chín khúc rồng bay", " Chiều chiều ngó xuống Tam quan ", hô bài chòi; " Hát về đồng bằng sông Cửu Long ", " Mái đình Trúc Bắc ", " Nối lại nhịp cầu ", hát văn; " Cát Bà đảo thơ ", " ánh điện sông Vân ", " Đường về đất tổ ", " Đồng ta ngô mẩy vàng tơ ", hát chèo; " Tâm sự canh gà", " Mầm xuân sắc biếc ", ca trù; " Đồng ta ba vụ gieo trồng ", " Sông ta dài rộng vô cùng ", dân ca quan họ; " Thư về bến cát ", " Hướng về bến Ngự ", dân ca BTT v v . . .   
 Ra đi ở tuổi 83 soạn giả Hồ Tăng ấn để lại niềm thương nhớ khôn nguôi cho người thân, cho bạn bè đồng nghiệp và những thính giả gần xa yêu mến những bài ca do ông soạn lời. Những gì mà ông đã cống hiến cho đời trong suốt gần một thế kỷ qua thật đáng quý đáng trân trọng.

Bài Liên Quan

Tin Mới 7610624222728343240

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item