Sân khấu Thủ đô qua cảm nhận của một người yêu nghệ thuật

Khán giả Sao Thủy Nguyễn Sân khấu Thủ đô qua cảm nhận của một người yêu nghệ thuật Mình rất nhớ chuyện này. Năm 1954, gia đình sống n...

Khán giả Sao Thủy Nguyễn
Sân khấu Thủ đô qua cảm nhận của một người yêu nghệ thuật

Mình rất nhớ chuyện này. Năm 1954, gia đình sống ngay trong Rạp Cải lương Chuông Vàng (số 72 Hàng Bạc - HN). Sáng sáng, ở nắm cửa Phòng bán vé đều thấy treo một gói hoa cúng, hương thơm của hoa Hoàng Lan và hoa Ngâu đến bây giờ mình vẫn thấy thoang thoảng đâu đây. Mình thắc mắc lắm, mãi sau mới biết hoa ấy để thắp hương bàn thờ Tổ Nghề Sân Khấu. Mình đã tò mò trèo lên xem. Trên Ban thờ là tượng một trẻ nhỏ, để tóc trái đào rất khôi ngô, mặc áo đỏ, được tạc bằng gỗ, tròn trĩnh bụ bẫm. Sau đó vài năm, do chính sách gì đó, nhà hát không được thờ cúng, tượng Ông Tổ nghề bị vứt vào xó nhà. Minh đã đem về giữ mãi. Chắc vì thế mà bao năm nay mình vẫn mê sân khấu mặc dù không hát ... tiếc rằng sau nhiều năm tháng, chiến tranh, li tán, mình không giữ được bức tượng ấy nữa
Mình còn nghe kể lại rằng: Ngày xưa, trong một đêm biểu diễn của một gánh hát, có một chú bé mê xem hát lắm nhưng không có tiền, đã chui rào trốn vé vào xem. Gánh hát đó vô tình đánh chết chú bé. Thế là từ đấy ngành hát lụn bại. Về sau những người đi hát đã lập bàn thờ chú bé ấy, ngành hát mới khởi sắc trở lại. Và tuy mình còn rất nhỏ, đã hiểu rằng, Ông Tổ nghề hát chính là khán giả, không có khán giả thì không còn nghề hát
Các bạn biết không, những năm đầu sau ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954), các rạp hát tuồng, chèo, cải lương ở Hà Nội như Kim Lam. Lạc Việt, Chuông Vàng, Kim Phụng, đêm nào cũng sáng đèn sân khấu, người dân nô nức đi xem hát, nghề “phe” có lẽ bất nguồn từ đây. Mình cũng là một đứa trẻ mê xem hát, luôn cùng các bạn nhỏ ngấp nghé trước cửa các rạp, đợi đến sau màn 1 là gác cổng “tháo khoán “ cho trẻ con vào xem. Cũng vì thế mà các làn điệu chèo, cải lương đã ngấm vào máu mình từ đó (trừ tuồng, khó lắm).
Mình không theo được nghiệp ca hát của cha ông là điều đáng tiếc, nhưng luôn hướng tâm về các rạp hát. Sự suy thoái của các ngành hát những năm gần đây làm mình cũng rất đau buồn. Bây giờ nhìn thấy có rất nhiều người lại say sưa với các làn điệu dân ca, mình vui lắm. Khôi phục lại ánh đèn sân khấu là nhờ vào tâm huyết của các nhạc sĩ, soạn giả, đạo diễn và đông đảo diễn viên, và cũng là tâm huyết của đông đảo những người yêu ca hát như các bạn trên CLB này. Mình tin rằng các ngành hát dân ca của quê hương mình sẽ trường tồn và phát triển
Mình không đọc những lý luận về sân khấu, nhưng qua những vở diễn dân gian, mình đã thấy được những điều hướng thiện len lỏi vào tâm hồn con người.. Những người tốt sẽ được thành Phật (Thị Kính), người hiền sẽ thành Hoàng hậu (cô Tấm), người hiếu đễ sẽ được đền đáp (trong Trương Viên, Tống Trân Cúc Hoa), những người ác sẽ bị từng phạt (Lý Thông trong chèo Thạch Sanh). Ngày xưa những vở diễn này cứ diễn đi diễn lại vẫn đông người xem, xem đến thuộc tích chuyện, xem đến thuộc lời ca, xem đếm đam mê. Tại sao vậy ? Vì chính những thể hiện bằng lời ca tiếng hát, những làn điệu chèo, cải lương dễ đi vào lòng người lắm, những tích chuyện cổ với cái kết có hậu dễ đi vào con tim người xem lắm. Xem hát nhưng để tu tâm mình thành những người hiền lương. Chính vì thế mà các vở chèo ấy sống mãi. Những bạn trẻ bây giờ nên nhìn người xưa mà đi tiếp để giữ gìn vốn cổ dân tộc nhé

Nguồn FB Sao Thủy Nguyễn

Bài Liên Quan

Tin Mới 2599578087181847754

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item