Vai trò của ca từ trong chèo- Ths Mai Văn Lạng

Vai trò của ca từ trong chèo Mai Văn Lạng Trong chèo nhân vật đối thoại với nhau bằng thơ và bằng những câu thơ được hát lên c...

Vai trò của ca từ trong chèo



Mai Văn Lạng

Trong chèo nhân vật đối thoại với nhau bằng thơ và bằng những câu thơ được hát lên chính vì vậy mặc dù là sân khấu- Thường đậm chất kịch- nhưng trong chèo cái tôi trữ tình của nhân vật nổi lên rất rõ nét. Cái tôi trữ tình của nhân vật không chỉ biểu hiện ở việc diễn tả tâm trạng của nhân vật mà thông qua ca từ chèo còn thể hiện nhưng suy tư triết luận. Triết luận suy tư là các tác giả mượn nhân vật bộc lộ cái tôi của mình thông qua tiếng hát- có khi là lời hát của nhân vật, có khi là tiếng hát trong hậu trường- nhưng lời hát ở đây mang nặng nỗi niềm của các tác giả.
Trong một bài viết trước chúng tôi đã đi sâu phân tích tính sân khấu của ca từ, đưa ra năm luận điểm cần làm sáng tỏ bởi chúng tôi thấy Chèo là một hình thức nghệ thuật sân khấu mang tính tổng hợp cao. Mỗi câu hát, lời ca, câu thơ, đối thoại. .. đều hàm chứa sức nặng của đặc tính nghệ thuật sân khấu nên chúng tôi xin đi sâu vào giá trị nghệ thuật trong khi ca từ tham gia tạo nên tính sân khấu.
Thứ nhất là ca từ góp vào việc kể chuyện bởi Ca từ là một dạng đặc biệt của đối thoại nên nó góp phần tích cực vào công việc kể chuyện của chèo và do đó nó cũng góp phần giao đãi không gian thời gian để tô đậm thêm việc kể chuyện trong chèo.
Thứ hai là nghệ thuật ca từ góp phần khắc học tính cách nhân vật sâu đậm và rõ nét. Khắc họa tính cách nhân vật là một trong những điểm nhấn góp phần làm tăng giá trị nghệ thuật của ca từ trong chèo. Nếu như nhà văn viết truyện khắc họa tính cách nhân vật bằng ngôn từ, bằng lối kể có thể lan man giàn trải nếu như nhà văn muốn, thì nhà viết kịch mà đặc biệt là viết chèo phải khắc họa tính cách nhân vật bằng đối thoại, chưa hết, đối thoại đó không chỉ bằng thơ mà còn bằng cả lời ca trong làn điệu. Khắc họa tính cách là một trong những vấn đề khó nhất trong khi xây dựng nhân vật, phải chăng vì thế mà khi định hình chèo đã hết sức khéo léo để có được một khối lượng làn điệu khá lớn để có thể diễn đạt được nhiều tính cách nhân vật khác nhau. Chính vì vậy mà nhân vật của chèo thường theo những mô hình như: Mô hình vai mụ có mụ Thiện mụ ác, vai nữ có nữ chín, nữ lệch, vài kép có kép nền, kép ngang, vai hề có hề áo ngắn, hề áo dài… Mỗi một loại nhân vật khi ra vai thường có sẵn một số làn điệu có thể dùng mà khán giả không cần nhìn, chưa cần biết nhân vật này tham gia gì vào tuyến kịch thì đã biết được tính cách của họ rồi. Từ khắc họa tính cách nhân vật, ca từ đã nhấn thêm một bước- và cũng chính là một trong những nét nhấn của khắc họa tính cách nhân vật là thúc đẩy xung đột phát triển. Đây cũng là một trong những đặc điểm là nên giá trị nghệ thuật đặc sắc của ca từ trong chèo.
Thứ ba là ca từ gợi hành động và phối hợp với hành động để làm nên nghệ thuật Chèo đặc sắc. Ca từ không chỉ là lời ca cho nhân vật hát mà cũng là một dạng thức của đối thoại, nó vừa có nhiệm vụ mang thông tin vừa có nhiệm vụ thúc đẩy xung đột phát triển và lẽ dĩ nhiên ca từ cũng gợi cho nhân vật hành động. Hành động trong sân khấu có hai loại: hành động bên trong và hành động bên ngoài. Trong chèo ca từ gợi hành động bên trong phổ biến hơn cả. Hành động bên trong thường được bộc lộ qua những câu hát trữ tình thể hiện rõ nét và thâm thúy là những nối niềm sâu kín của nhân vật, điều thú vị là ca từ trong chèo không chỉ gợi hành động bên trong, để cho nhân vật dãi bầy tâm sự mà trong câu hát nhân vật của chèo đã phối hợp với hành động để hành động một cách quyết liệt, dứt khoát hơn.
Thứ tư là ca từ gợi múa trong chèo: Có một điều hết sức thú vị là khi ca từ không trực tiếp tham gia vào hành động kịch, nó không chỉ gợi hành động mà nó còn là tiền đề trực tiếp gợi cho múa chèo. Nghệ thuật gợi hành động của ca từ là sử dụng các động từ miêu tả các hành vi cử chỉ của nhân vật gợi ra các động tác cách điệu, ước lệ và múa. Xen vào đó là những từ ngữ bầy tỏ tậm trạng bên trong của nhân vật.

Thứ năm là ca từ tạo nên sự phong phú và đa dạng về thanh điệu để hài hòa cùng làn điệu: Ca từ trong chèo hầu hết là thơ lục bát hoặc lục bát biến thể, nhưng nếu chỉ có thơ lục bát thì ca từ trong chèo nói riêng và nghệ thuật chèo nói chung chưa đạt được sự hoàn mĩ như vậy. Bên cạnh phổ thơ cho các thể thơ như lục bát, song thất lục bát, thất ngôn, ngũ ngôn, một nét tài tình nữa mà các nghệ nhân chèo thể hiện chính là đã biết vận dụng triệt để các thể thơ không chỉ theo liêm luật mà còn theo tính cách nhân vật, tính chất làn điệu, xuất thân của nhân vật từ đó có nhưng bài ca chỉ là thơ lục bát, có những bài ca là lục bát biến thể, có những bài là song thất lục bát, có những bài ngũ ngôn nhưng cũng có những bài thất ngôn kết hợp với ngũ ngôn, có những bài bốn chữ kết hợp với lục bát... tùy từng bài, tùy từng nhân vật để chèo vận dụng tạo nên sự phong phú về điệu hát.

( Trích luân văn Thạc sĩ " ca từ trong chèo " )

Bài Liên Quan

Tin Mới 358579686464184699

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item