Bình chữa cháy cho xe ô tô con: Lợi bất cập hại

Bình chữa cháy cho xe ô tô con: Lợi bất cập hại TP - Theo ghi nhận của Tiền Phong tại TPHCM thị trường bình chữa cháy cho xe cá nhân vẫ...


Bình chữa cháy cho xe ô tô con: Lợi bất cập hại

TP - Theo ghi nhận của Tiền Phong tại TPHCM thị trường bình chữa cháy cho xe cá nhân vẫn đìu hiu. Trong khi đó, nhiều ý kiến cho rằng cơ quan chức năng cần xem lại quy định bắt buộc xe ô tô con phải trang bị bình PCCC bởi lợi bất cập hại như dao hai lưỡi.
Trang bị bình cứu hỏa mini trên xe ô tô con hiện chỉ để đối phó. Trong ảnh: chọn mua bình cứu hỏa cho xe con ở Hà Nội. Ảnh: Như Ý.


Dao hai lưỡi

Luật sư Thạch Thảo, Đoàn Luật sư TPHCM cho biết, theo quy định các phương tiện ô tô từ 4 chỗ trở lên nếu không có bình chữa cháy thì sẽ bị phạt tiền từ 300-500 nghìn đồng. Theo thông tư 57 quy định, xe ô tô 4 chỗ trở lên phải trang bị phương tiện PCCC trên xe, được bố trí tại nơi dễ thấy, dễ lấy để sử dụng khi chữa cháy nhưng không ảnh hưởng tới thao tác, tầm nhìn của người lái, an toàn của người đi trên xe.

Theo quy định, ô tô từ 4 chỗ trở lên phải được trang bị một bình bột loại dưới 4kg hoặc bình bọt loại dưới 5 lít hoặc bình nước với chất phụ gia chữa cháy dưới 5 lít, bình khí CO2 loại dưới 4kg. Về chế tài xử lý chủ phương tiện không chấp hành quy định của Thông tư trên, sẽ căn cứ vào Nghị định 167/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội, phòng cháy chữa cháy... Với mức phạt từ 300-500 nghìn đồng.

Luật sư Thạch Thảo cho rằng, quy định này đã gây tâm lý bất an cho người sử dụng xe ô tô. Đặc biệt là khi phải đặt bình chữa cháy trong ô tô, dưới nhiệt độ cao khi ô tô đậu dưới trời nắng thì khả năng cháy nổ sẽ rất cao. Chính những bình chữa cháy này lại trở thành những ngòi nổ ngầm, có thể phát nổ bất cứ lúc nào. 

“Cần phải có sự đánh giá khách quan, khoa học và kịp thời về mức độ an toàn của bình chữa cháy bắt buộc đặt trong xe vì đã từng xảy ra trường hợp bình cứu hỏa nổ trong chiếc xe BMW. Đừng để những sự việc đáng tiếc xảy ra làm thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, tài sản của người dân vì những quy định chưa được nghiên cứu, đánh giá khoa học và hiệu quả của nó”, luật sư Thạch Thảo nói.
Một cửa hàng kinh doanh thiết bị PCCC trên đường Lê Văn Sỹ vắng khách. Ảnh: Hữu Huy.Ít nước quy định xe con phải có bình chữa cháy

Trao đổi với PV Tiền Phong, TS Phạm Sanh (chuyên gia giao thông) cho biết, trên thế giới cũng có một số nước quy định ô tô phải có bình chữa cháy. Tuy nhiên, những xe bị bắt buộc có bình chữa cháy đa số là xe tải, xe buýt, các phương tiện công cộng. Còn việc bắt buộc xe ô tô con cũng phải có bình chữa cháy hầu như là rất ít.


Bộ Công an cần có thời gian để nghiên cứu, thăm dò và có hướng dẫn thao tác, vị trí lắp đặt, cách sử dụng, phối hợp với các hãng sản xuất xe thiết kế vị trí lắp đặt bình chữa cháy… rồi mới buộc người dân phải lắp đặt bình chữa cháy. “Luật bắt buộc, không có bình chữa cháy thì bị phạt. Vậy nếu trong trường hợp bình chữa cháy phát nổ, gây cháy, gây thiệt hại về tài sản, tính mạng con người thì ai chịu trách nhiệm, Bộ Công an có chịu trách nhiệm hay không? Ban hành quy định vội như thế này thì lợi bất cập hại”.

TS Phạm Sanh phân tíchViệc Bộ Công an ra thông tư 57 buộc ô tô từ bốn chỗ trở lên phải có bình chữa cháy mà chưa có thời gian thăm dò và ra hướng dẫn thao tác, lắp đặt… nhiều khi lại trở thành “con dao hai lưỡi” vì bình chữa cháy rất khó sử dụng, nó cũng là một vật liệu nổ nếu để ở nhiệt độ cao mà không biết bảo quản… “Đặc biệt ở môi trường như Việt Nam, chỗ để xe thì ít, các phương tiện phải đậu dưới trời nắng nóng, nhiệt độ trong xe ô tô mỗi khi đậu ngoài trời nắng sẽ tăng rất cao. “Hiện nay trên thị trường các loại bình chữa cháy kém chất lượng của Trung Quốc rất nhiều. Nếu người dân chỉ mua để đối phó sẽ lựa chọn các loại rẻ nhất để mua. Khi đó bỏ trong xe nó vô tình lại trở thành mối đe dọa. Bình chữa cháy không giống như mũ bảo hiểm, nếu không may mua phải mũ bảo hiểm dỏm thì cũng không nguy hại bằng bình chữa cháy phát nổ”, TS Phạm Sanh nêu rõ.

Đìu hiu

Ghi nhận của Tiền Phong ngày 8/1 trên địa bàn TPHCM cho thấy, thị trường trang thiết bị về PCCC, đặc biệt là các bình chữa cháy loại nhỏ cỡ 1kg vẫn chưa có sự biến động lớn về giá cả.

Một chủ cửa hàng kinh doanh thiết bị PCCC trên đường Quang Trung (quận Gò Vấp) cho biết, những ngày qua lượng khách đến mua bình và nhờ tư vấn lắp đặt bình chữa cháy trên xe ô tô rất ít. Các loại bình chữa cháy ở đây chủ yếu có nguồn gốc được nhập từ Hồng Kông, Đài Loan, giá mỗi bình chữa cháy dao động tùy theo khối lượng bình.

Trong khi đó, tại cửa hàng Thiết bị chữa cháy S.G trên đường Lê Văn Sỹ (quận Tân Bình), nhân viên bán hàng ở đây cho biết, những ngày qua cũng có khách đến mua loại bình chữa loại 1 kg để lắp đặt vào xe ô tô, nhưng khách đến chỉ lác đác. Hiện tại, bình chữa cháy bột BC loại 1 kg, Model MFZ1 ở đây có giá 140 nghìn đồng/ bình.

Tại một cửa hàng kinh doanh thiết bị PCCC khác trên đường Kinh Dương Vương (quận Bình Tân), loại bình chữa cháy dạng bột BC 1 kg có giá 140 nghìn đồng/bình, bình chữa cháy bột BC 4kg có giá 175 nghìn/bình; bình chữa cháy bột ABC 4kg có giá 190 nghìn đồng/ bình và bình chữa cháy bột BC 8kg có giá 250 nghìn/bình. Khi được hỏi về độ an toàn của bình chữa cháy, người bán hàng ở đây cho biết: Phải bảo quản ở nhiệt độ thường và không quá 60 độ C để tránh gây hư hỏng, đặc biệt còn phải lưu ý tránh va đập mạnh...


Ít nhất cần 100 tỷ đồng mua bình chữa cháy

Theo thống kê từ Cục Đăng kiểm, tính đến tháng 5/2015, cả nước có hơn 950 nghìn xe ô tô từ 5-9 chỗ ngồi. Nếu tính trung bình giá bình chữa cháy loại 5kg đang được rao bán trên thị trường với mức giá khoảng 100.000 đồng/bình, tổng số tiền người sử dụng xe phải chi để trang bị phương tiện PCCC theo quy định mới vào khoảng gần 100 tỷ đồng. 

Tuấn Đức

Bài Liên Quan

Tin Mới 9122379331260423110

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item