Lễ hội 2016 sẽ bớt phản cảm?

Lễ hội 2016 sẽ bớt phản cảm? TP - Nhiều địa phương lí sự một số lễ hội có tính bạo lực không đi ngược quy định pháp luật, năm nay buộc ...


Lễ hội 2016 sẽ bớt phản cảm?

TP - Nhiều địa phương lí sự một số lễ hội có tính bạo lực không đi ngược quy định pháp luật, năm nay buộc phải thay đổi tư duy sau khi Thông tư 15 của Bộ VHTTDL quy định văn minh lễ hội, trong đó nhấn mạnh nói không với bạo lực, phản cảm trong lễ hội.
Cướp phết Hiền Quan (Tam Nông, Phú Thọ). Ảnh: L.Đ


Cướp lộc không gậy gộc

Mươi ngày nữa khai Hội Gióng ở Đền Sóc - được ghi danh vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện nhân loại. Ông Lê Hữu Mạnh, Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn cam kết tại cuộc họp ở UBND TP Hà Nội “không để xảy ra tình trạng chen lấn, xô xát tại hội Gióng”. Khắc phục khó khăn không gian quanh diễn ra lễ hội chật chội, địa phương lên kịch bản sắp xếp giao thông, đảm bảo an ninh trật tự, đặc biệt có một số điều chỉnh để không tái diễn bạo lực trong lúc cướp hoa tre như năm trước.

“Hội Gióng là hội trận nên tục cướp lộc vẫn phải có. Tuy nhiên, Thông tư 15 yêu cầu lễ hội mang tính chất văn hóa, đậm đà bản sắc dân tộc và phù hợp thời đại, chúng tôi dùng tới phương án vẫn cho cướp lộc, nhưng cướp hết thì thôi, không vừa cướp lộc vừa giữ như mọi năm”, ông Nguyễn Nam Nho, Giám đốc Ban quản lý Di tích đền Sóc nói.

PGS.TS Nguyễn Văn Huy, nhà nghiên cứu nhiều tâm huyết Hội Gióng từng nói: “Yếu tố tranh cướp đồ vật của ông hiệu cờ trong trận đánh như lộc Thánh có nhiều linh ứng dẫn đến xô xát, thậm chí đổ máu. Chúng ta hoàn toàn có thể mở lớp huấn luyện cho những thanh niên tham gia luyện tập hội trận này, để không những hiểu giá trị hội mà còn hiểu cách ứng xử có văn hóa, nhân bản với những người tham dự khác”.

Cho đến thời điểm này, ông Nho cho biết sắp xếp ổn thỏa công tác tổ chức. “Tục cướp lộc ở Hội Gióng không phản cảm như chém lợn. Chúng tôi có nhiều cuộc làm việc với từng thôn, UBND xã, các bô lão. Các cụ thống nhất ngay, không đem theo gậy gộc, bát bửu và các đồ dễ trở thành vũ khí trong quá trình bảo vệ đoàn rước và ngăn đoàn người cướp lộc”, ông Nho nói thêm. Hành lễ xong sẽ hô lệnh cho người dân vào cướp lộc, cướp hết thì thôi, không có cảnh dùng gậy gộc ngăn người tranh cướp. Phương án này được địa phương kỳ vọng ngăn và giảm hỗn loạn trong quy trình cướp lộc. Trưởng BQL di tích đền Sóc cũng nói, trong quá trình tuyển chọn thanh niên trai tráng tham gia lễ hội, BTC tuyên truyền nhiều hơn, đảm bảo “cướp cho vui, dùng tay không chặn người thay vì gậy gộc”.

Trông chờ địa phương

Bộ trưởng Bộ VHTTDL Hoàng Tuấn Anh kêu gọi địa phương cam kết không để tình trạng phản cảm, bạo lực trong lễ hội. Liền sau đó, Bộ cũng liên tiếp ra công văn, chỉ thị tăng cường quản lý, tổ chức lễ hội, đặc biệt nhấn mạnh: Không cấp phép, tổ chức lễ hội để trục lợi, vận động người dân bỏ hoặc thay thế tập tục không còn phù hợp, hành vibạo lực, phản cảm. Trong chỉ thị mới nhất, Bộ trưởng cũng yêu cầu lãnh đạo địa phương có phương án tốt nhất đối với các lễ hội lớn, thu hút đông du khách “để đảm bảo an ninh an toàn, quyền lợi người dân dự lễ hội”.

Thời điểm này, nhiều lễ hội lớn trong trạng thái sẵn sàng chờ khai hội, đi kèm các phương án đảm bảo lễ hội an toàn, hướng đến văn minh lành mạnh. Khai ấn và phát ấn đền Trần thời gian gần đây bớt nóng hơn, do cải tiến cách tổ chức. Năm nay, BTC cho biết phát ấn sớm hơn 30 phút, tức từ 5h30 sáng rằm tháng Giêng để tránh ùn tắc, quá tải. Ấn vẫn được phát ở khu vực nhà Giải Vũ, nhà trưng bày đền Trùng Hoa.

“Người dân đi lễ đầu năm có nhu cầu xin ấn lộc sẽ được BTC lễ hội và nhà đền tạo điều kiện tối đa”, ông Nguyễn Xuân Hoạt, Trưởng BQL Khu Di tích Lịch sử-Văn hoá đền Trần, chùa Tháp nói. Lãnh đạo thành phố Nam Định cũng cho biết, BTC thành lập nhiều tiểu ban, phối hợp liên ngành xử lý hành vi sai phạm như thu phí trông giữ phương tiện không đúng quy định, chèo kéo khách, đổi tiền lẻ. Đặc biệt, BTC cam kết không để xảy ra “phe ấn, ấn giả”.

Hà Nội cũng là một trong những địa phương hưởng ứng Thông tư 15 khá mạnh mẽ, bằng chứng là văn bản yêu cầu UBND huyện Phúc Thọ dừng tổ chức hội chọi trâu 2016. Tuy nhiên một số địa phương khác cho thấy sự e dè, ngập ngừng. Bắc Ninh liên tục than khó, hứa cố gắng vận động người dân nhưng tục chém lợn ở Ném Thượng vẫn không thay được, chỉ hứa “chém kín”. Năm ngoái, giải pháp mạnh tay nhất của Bắc Ninh đối với phường Khắc Niệm chỉ là “cắt danh hiệu”, điều này chưa đủ để lễ hội thích nghi với điều kiện xã hội văn minh.


Cục trưởng Cục Văn hóa cơ sở, bà Trịnh Thị Thủy cho biết Cục gửi công văn tới Sở VHTTDL tỉnh Lào Cai, Bắc Ninh yêu cầu “không tổ chức hội chọi trâu trên địa bàn hai tỉnh này”. Ngoài thực hiện các ý kiến từ Ban Bí Thư, Thủ tướng Chính phủ và Bộ VHTTDL, việc Cục Văn hoá Cơ sở kiên quyết nói không với các lễ hội chọi trâu này là bởi “đây không phải lễ hội truyền thống của địa phương, không khéo mỗi tỉnh thành đều đua nhau mở hội chọi trâu”.

Bài Liên Quan

Tin Mới 3406774372490231469

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item