Những lầm tưởng cố hữu về phát triển trí não trẻ

15/01/2016 11:00 GMT+7 Đánh đồng việc phát triển trí não của trẻ với trí thông minh, không ít mẹ có những việc làm tưởng như thư...



15/01/2016 11:00 GMT+7


Đánh đồng việc phát triển trí não của trẻ với trí thông minh, không ít mẹ có những việc làm tưởng như thương con nhưng lại vô tình “ngăn cản” sự phát triển trí não toàn diện ở trẻ.

Não bộ là trung khu điều khiển và kiểm soát toàn bộ quá trình học hỏi của bé, gồm 4 khu vực quan trọng, chi phối sự phát triển của 4 khía cạnh then chốt: Trí thông minh, Vận động, Cảm xúc và Giao tiếp. Tuy nhiên, khi nói đến sự phát triển trí não của trẻ, hầu hết các bà mẹ đều đánh đồng với sự thông minh mà quên mất rằng bên cạnh trí thông minh, trẻ còn cần được phát triển toàn diện ở những khía cạnh khác. Điều đó dẫn đến việc mẹ “vô tình” cản trở sự phát triển trí não của con vì những việc làm quen thuộc sau đây:

Tiếp xúc sớm, dùng nhiều thiết bị công nghệ

Công nghệ phát triển, với những tính năng giúp con người giải trí và học hỏi nhiều hơn chỉ bằng một thiết bị công nghệ nhỏ bé như điện thoại thông minh hay Ipad. Tuy nhiên, ngày càng nhiều phụ huynh lại quá ỷ lại hoặc dựa vào những “bài học” trên máy tính với hy vọng giúp con mình tiếp thu kiến thức tiên tiến và làm quen với công nghệ sớm hơn, sẽ thông minh hơn. Một nghiên cứu của Đại học Lowa, Mỹ đã phát hiện có 90% trẻ mới 2 tuổi đã biết dùng máy tính bảng.





Trong độ tuổi từ 0 đến 2, não của trẻ sẽ phát triển gấp 3 lần về kích thước và tiếp tục phát triển mạnh cho đến 6 tuổi. Chính vì thế, các chuyên gia nhi khoa thường khuyên phụ huynh nên dành thời gian chia sẻ, nói chuyện và tương tác với trẻ trong “giai đoạn vàng” này nhằm thúc đẩy quá trình phát triển trí não của trẻ ở khía cạnh cảm xúc và giao tiếp đồng thời làm tăng sự kết nối tình cảm gia đình.

Khi dành quá nhiều thời gian để tương tác với màn hình điện thoại, máy tính bảng thì bé sẽ không có thời gian cũng như cơ hội tiếp nhận “chất xúc tác”, tình yêu thương từ cha mẹ. Điều đó cản trở quá trình phát triển trí não toàn diện của trẻ và trong nhiều trường hợp còn tạo ra bức tường ngăn cách con cái với cha mẹ.

Mặt khác BS.Jenny Radesky, giảng viên lâm sàng khoa Nhi tại Đại học Boston cho biết, những video, trò chơi đầy màu sắc khiến trẻ thích thú và không muốn quan tâm đến bất kì việc gì khác, dẫn đến sự thụ động và ảnh hưởng đến sự phát triển giác quan vận động và kỹ năng vận động tinh (cầm, nắm đồ vật) cũng như khả năng học tập môn toán và khoa học.

Nhồi nhét dưỡng chất

Để con phát triển trí não, nhiều bà mẹ không ngần ngại bổ sung những dưỡng chất vàng như DHA, ARA hay Choline cho trẻ dưới nhiều hình thức. Tuy nhiên, có bao giờ mẹ tự hỏi trẻ có hấp thụ được hết những gì mẹ cung cấp không?

Phát biểu trên diễn đàn Webtretho, ThS.BS Lê Quang Thanh, Giám đốc BV Từ Dũ TP.HCM cho biết “Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện và chưa đạt được chức năng tối đa như của người lớn. Tuy nhiên, do nhu cầu dinh dưỡng cho quá trình phát triển trong giai đoạn này của trẻ khá cao nên hệ tiêu hoá của trẻ phải làm việc “hết công suất”. Chính vì thế, nếu mẹ không thật sự hiểu rõ mà chỉ chăm chăm cung cấp chất dinh dưỡng cho con sẽ khiến việc tiêu hoá và hấp thụ chất dinh dưỡng của trẻ gặp rắc rối”.

Theo khảo sát của công ty Nghiên cứu thị trường quốc tế IPSOS tại 4 thành phố lớn của Việt Nam, 93% các bà mẹ nhận thấy con mình có các triệu chứng rối loạn tiêu hóa nhẹ như đầy hơi, nôn trớ, tiêu chảy, đau quặn bụng, quấy khóc không rõ nguyên nhân…. Điều này lý giải vì sao nhiều mẹ mặc dù đã cho con ăn rất nhiều thức ăn bổ dưỡng nhưng bé vẫn không phát triển như kỳ vọng của cha mẹ.





Do đó, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ nên cung cấp cho trẻ nguồn dinh dưỡng không những đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu với hàm lượng DHA, ARA theo khuyến nghị FAO/WHO mà còn phải phù hợp với hệ tiêu hóa nhạy cảm của con trong những năm tháng đầu đời. Chỉ như vậy, bé mới có thể hấp thu trọn vẹn các dưỡng chất cần thiết cho quá trình phát triển trí não một cách toàn diện.

Cụ thể, mẹ cần cho bé bú mẹ càng nhiều càng tốt cho đến 2 tuổi. Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển về sau hoặc nếu bé cần nguồn dinh dưỡng bổ sung, mẹ nên lựa chọn các sản phẩm sữa chứa đạm sữa bò được cắt nhỏ ( còn gọi là đạm thủy phân một phần), có tỷ lệ đạm whey:casein gần giống như sữa mẹ ( 60% đạm whey : 40% đạm casein) và chưa lượng đường lactose phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ.

Ngọc Vân

Nguồn tham khảo: Littlethings

Bài Liên Quan

Sức Khỏe Và Đời Sống 4626127665418472930

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item