TÌM HIỂU VỀ NGUỒN GỐC SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ

TÌM HIỂU VỀ NGUỒN GỐC SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ Trong dòng văn hóa và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ ngàn xưa, giữa sự đa dạng và đa di...

TÌM HIỂU VỀ NGUỒN GỐC SINH HOẠT VĂN HÓA QUAN HỌ
Trong dòng văn hóa và nghệ thuật âm nhạc dân gian chảy từ ngàn xưa, giữa sự đa dạng và đa diện của các dòng dân ca: Chèo, hát Dặm ở Nghệ An, ca Trù, Đờn ca tài tử Nam Bộ…Vẫn lấp lánh một dòng dân ca riêng biệt đặc sắc và độc đáo đó là dân ca Quan họ vùng Kinh Bắc - Bắc Ninh.
Quan họ như một làn điệu hội tụ “khí chất” của rất nhiều làn điệu dân ca. Cái trong sáng rộn ràng của Chèo, cái mặn mà của ví Dặm, cái khoan nhịp sâu lắng của Ca Trù… Nhưng lãng mạn và sâu sắc lắng đọng tình cảm mang “khí chất” của chính người Quan họ, là linh hồn của xứ sở Quan họ, đặc sản tinh thần của người dân Việt Nam nói chung và của người dân Bắc Ninh- Kinh Bắc nói riêng.
Ngày 30 tháng 09 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ 4 của Ủy ban liên chính phủ Công ước UNESCO Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể (từ ngày 28 tháng 09 tới ngày 02 tháng 10 năm 2009). Quan họ đã được công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại” sau Nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên.
Tuy nhiên để hiểu được thế nào là “Quan họ” và “Quan họ” có từ bao giờ? Thì đây là một vấn đề mà nhiều người còn đang băn khoăn.
Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của các nhà nghiên cứu, các nhạc sĩ, các nghệ nhân, nghệ sĩ Quan họ bàn về vấn đề này. Xin mời quý vị cùng Hữu Duy tổng hợp, tìm hiểu qua những câu chuyện “Dân gian” và quan điểm của các nhà Nghiên cứu về nguồn gốc sinh hoạt văn hóa Quan họ.
Phần 1.
CÁC GIAI THOẠI DÂN GIAN VỀ NGUỒN GỐC QUAN HỌ
I. Các giai thoại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ hát Đúm.
1. Giai thoại về tục kết chạ Lũng Giang – Tam Sơn.
Vào thời nhà Lê, người Lũng Giang mua gỗ lim từ Thanh Hóa để làm đình. Bè gỗ theo sông Tiêu Tương tới địa phận cánh đồng Tam Sơn thì bị mắc cạn. Dân Tam Sơn rủ nhau ra kéo giúp. Người hai làng vừa kéo gỗ vừa hát Đúm với nhau, sau đó hai làng kết chạ. Vào những dịp đôi nơi có việc như hội hè, tang, hôn, quan, tế, họ đều mời nhau đến và tổ chức cho nam nữ hò hát, cứ trai bên này ca với gái bên kia, gọi là hát Đúm. Tục ấy cứ thế mà lưu truyền, rồi về sau lại sáng tác them bài bản mới, lối hát mới cho phù hợp, gọi là hát Quan họ.
2. Giai thoại về việc làng Đình Bảng tổ chức ngày giỗ Lý Công Uẩn.
Sau khi nhà Lý mất, dân làng Đình Bảng (quê hương của các vua Lý) rất thương tiếc. Các đương chức Đình Bảng tổ chức ngày giỗ vị vùa đầu tiên nhà Lý là Lý Công Uẩn. Để che mắt quan quân nhà Trần, nhân dân hát Đúm trong buổi giỗ đó. Sau thấy tiếng hát Đúm không được trang nghiêm nên người ta đặt ra những quy định mới và sáng tác những bài mới cho phù hợp. Lối hát mới này gọi là Quan họ.
…..
II. Các giai thoại cho rằng Quan họ bắt ngồn từ một hình thức ca hát dân gian nào đó.
1. Giai thoại về tiếng hát của Ỷ Lan.
Vua nhà Lý đi chơi xuân ở làng Thổ Lỗi (nay thuộc huyện Gia Lâm Hà Nội), chợt thấy một cô gái xinh đẹp đứng dựa vào cây lan mà hát rất hay. Vua bèn đưa về kinh lấy làm vợ, gọi là Nguyên Phi Ỷ Lan. Sau người làng Thổ Lỗi lập đền thờ bà và tổ chức hát vào tháng giêng, tháng hai những bài bà Ỷ Lan thường ca năm xưa. Tiếng hát ấy là Quan họ.
2. Giai thoại về Trương Chi - Mỵ Nương.
Truyện kể rằng: Trương Chi là người đánh cá trên sông Tiêu Tương. Chàng có giọng hát rất hay. Bấy giờ có cô con gái con quan thừa tướng tên là Mỵ Nương cấm cung bên dòng sông này. Nghe giọng hát Trương Chi, Mỵ Nương mang long yêu mến chàng, dù chưa một lần gặp mặt. Có một dạo Trương Chi đi đánh ở khúc sông khác, không được nghe hát Mỵ Nương sinh ra ốm và tương tư, bao nhiêu thầy thuốc đều không sao chữa được. Khi nghe rõ ngọn nguồn thì Quan thừa tướng cho gọi Trương Chi tới. Chàng vừa sắc thuốc vừa hát cho Mỵ Nương nghe. Từ bữa ấy Mỵ Nương khỏi bệnh. Nhưng khi nhìn thấy mặt Trương Chi thì nàng hoảng sợ, bởi chàng xấu quá. Thế rồi nàng cho đuổi chàng ra và từ đó không mê giọng hát của Trương Chi nữa.
Từ buổi gặp Mỵ Nương, thấy nàng mười phần xinh đẹp, Trương Chi mang long thầm yêu nhưng vì không gặp được nàng nữa. Trương Chi đau khổ thành bệnh mà chết (cũng có chuyện kể chàng nhảy xuống sông tự tử).
Sau khi chàng mất thì hồn chàng nhập vào cây bạch đàn. Quan thừa tướng vô tình mua cây bạch đàn đó về cho tiện làm một bộ đồ trà. Mỗi khi Mỵ Nương uống nước lại nhìn thấy Trương Chi trong đó. Nàng nhớ chàng, nhỏ nước mắt. Nước mắt nàng rơi vào cái chén tự dưng cái chén cũng tan ra thành nước. Từ đó Mỵ Nương lại nhớ tiếng hát Trương Chi. Nàng xin cha cho lập các nhóm hát dân gian quanh vùng, để mỗi khi nghe hát, nàng tưởng tượng như được nghe giọng ca của Trương Chi. Tiếng hát ấy về sau gọi là “Quan họ”.
III. Giai thoại cho rằng Quan họ bắt nguồn từ hát Tuồng, hát Chèo.
Vào tời vua Lê – chúa Trịnh, ở các đám cưới trong dân gian, người ta thường hát Tuồng, hát Chèo để mua vui. Về sau, thấy chỉ dùng các làn điệu của Tuồng, Chèo là không phù hợp với đám cưới, cho nên nhiều nơi ở Bắc Ninh đã dựa theo các làn điệu chữ tình của Tuồng, Chèo để sáng tác các bài bản mới cho hai họ hát. Từ đấy gọi là hát Quan họ.
….. (trích trong "Không gian văn hóa Quan họ" của nhà nghiên cứu Lê Danh Khiêm)
........còn nữa...


Bài Liên Quan

Quan Họ 1014639422172318112

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item