Bộ Khoa học chính thức lên tiếng về nguyên nhân cá chết
Thứ 7, 19:20, 14/05/2016 VOV.VN -Bộ Khoa học và Công nghệ trả lời báo chí về hiện tượng cá chết hàng loạt tại miền Trung. Trư...
http://www.maivanlang.com/2016/05/bo-khoa-hoc-chinh-thuc-len-tieng-ve.html
Thứ 7, 19:20, 14/05/2016
VOV.VN -Bộ Khoa học và Công nghệ trả lời báo chí về hiện tượng cá chết hàng loạt tại miền Trung.
Trước sự quan tâm của người dân địa phương, cộng đồng xã hội trong và ngoài nước đối với hiện tượng hải sản chết hàng loạt tại miền Trung thời gian qua, chiều 14/5, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc, đơn vị được giao chủ trì xác định nguyên nhân cá chết đã trả lời báo chí về vấn đề này.
PV: Thưa Thứ trưởng, những ngày qua hiện tượng hải sản chết hàng loạt tại miền Trung là vấn đề mà người dân rất quan tâm, lo lắng. Với trách nhiệm được giao chủ trì xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng trên, ông có thể cho biết Bộ Khoa học và Công nghệ đã thực hiện những chỉ đạo của Chính phủ như thế nào?
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Phạm Công Tạc: Bộ KH&CN đang nỗ lực cùng các bộ, ngành liên quan xác định nguyên nhân cá chết hàng loạt tại miền Trung để báo cáo Chính phủ và nhân dân.
Thứ trưởng Phạm Công Tạc: Như nhà báo và cộng dồng xã hội đã biết, hiện tượng hải sản chết bất thuờng, hàng loạt bắt đầu xảy ra từ ngày 06/4/2016 tại Hà Tĩnh (khu vục cảng Vũng Áng và các xã Kỳ Lợi, Kỳ Hà của thị xã Kỳ Anh), sau đó tiếp tục xảy ra tại các tỉnh: Quảng Bình ngày 10/4/2016, Thừa Thiên Huế ngày 15/4/2016, Quảng Trị ngày 16/4/2016 với số lượng và tần suất theo thời gian tại từng tỉnh khác nhau và kéo dài đến khoảng 4/5/2016.
Các hiện tượng bất thường, từ góc độ khoa học đều đã được tiếp cận, duy trì cập nhật và xử lý làm cơ sở cho việc phân tích xác định nguyên nhân.
Ngay khi có thông tin và báo cáo, Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng đã kịp thời, quyết liệt và thường xuyên chỉ đạo, giao nhiệm vụ theo đúng trách nhiệm và lĩnh vực quản lý của các Bộ ngành và yêu cầu báo cáo kịp thời.
Đặc biệt Bộ KH&CN nhận được chỉ đạo của Thủ tuớng Chính phủ hàng ngày với tinh thần xuyên suốt là đảm bảo khẩn trương, nhanh chóng làm rõ nguyên nhân, có kết luận độc lập, khách quan với đầy đủ căn cứ khoa học thuyết phục, không bao che cho bất cứ tổ chức, cá nhân nào nếu vi phạm.
Bộ KH&CN đã phối hợp với Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam tổ chức đoàn công tác liên ngành gồm các nhà khoa học của các Viện nghiên cứu liên quan đi khảo sát thực địa tại vùng biển 4 tỉnh miền Trung để tổng hợp thông tin, lấy mẫu và tiến hành phân tích mẫu để đánh giá hiện tượng và tìm hiểu nguyên nhân; đã chỉ đạo Sở KH&CN các tỉnh: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế phối hợp chặt chẽ với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thông, Sở Tài nguyên và Môi trường theo dõi diễn biến, lấy mẫu hiện trường để phục vụ cho công tác phân tích, xác định nguyên nhân và đề xuất biện pháp giải quyết; báo cáo nhanh kết quả và các đề xuất, kiến nghị về Bộ.
Ngay khi các tổ chức khoa học và công nghệ độc lập có được một số kết quả phân tích chỉ tiêu ban đầu, Bộ KH&CN đã chủ trì tổ chức cuộc họp với tất cả các tổ chức khoa học và công nghệ, các Cơ quan quản lý Nhà nước có liên quan để trao đổi thông tin, kết qủa nghiên cứu độc lập, từ đó định hướng kịch bản và các phương án phối hợp nghiên cứu nhằm xác định nguyên nhân hải sản chết hàng loạt.
Căn cứ vào diễn biến kết quả thu được của các nhóm nghiên cứu, Bộ KH&CN đã chủ trì, phối hợp với Viện Hàm lâm KH&CN Việt Nam và các Bộ ngành, tổ chức khoa học và công nghệ có liên quan họp thống nhất và ra Quyết định thành lập Hội đồng chuyên gia KH&CN quốc gia với 3 tổ chuyên gia tập trung vào nghiên cứu các nhóm tác nhân: (1) hóa học, (2) sinh học và nhóm (3) khí tượng, thủy văn và động lực học biển để phân tích đối chứng, so sánh, bổ sung căn cứ, đánh giá chéo và độc lập nhằm đi đến các kết luận đủ căn cứ khoa học; thành lập tổ công tác hiện trường thường trực tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế; thành lập tổ công tác điều phối, hỗ trợ để thực hiện các chỉ đạo của Lãnh đạo Chính phủ, làm việc với các Bộ, ngành và Hội đồng chuyên gia KH&CN quốc gia.
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng chuyên gia KH&CN quốc gia cũng đã mời một số chuyên gia khoa học nước ngoài (Nhật Bản, Đức, Pháp, Mỹ, Israel) có kinh nghiệm tham gia phối hợp xác định nguyên nhân của hiện tượng nêu trên.
Có thể nói, tất cả lực lượng các tổ chức KH&CN, nhà khoa học trong nước với những chuyên ngành có liên quan đã tham gia vào quá trình phân tích, đánh giá và xác định nguyên nhân của hiện tượng hải sản chết hàng loạt này.
Chúng tôi hoan nghênh trách nhiệm và sự quan tâm của các nhà khoa học độc lập và trên thực tế, chúng tôi đã mời một số nhà khoa học tham gia Tổ chuyên gia và tiếp nhận những kết quả, thông tin nghiên cứu độc lập để tăng cường bằng chứng và căn cứ khoa học.
Với tính chất là vấn đề phức tạp liên quan đến nhiều ngành: hải dương học, địa chấn thủy văn, động học dòng chảy, hóa học, sinh học, bệnh học, sinh thái học... việc xác định nguyên nhân thực sự là một vấn đề lớn, phức tạp và đặt ra yêu cầu tiếp cận, xử lý bài bản, khoa học, khách quan, chặt chẽ và đúng pháp luật.
Các nhà khoa học đã được tạo mọi điều kiện để trả lời bằng luận cứ khoa học của mình một cách độc lập và khách quan nhất.
PV: Thưa ông, từ những chỉ đạo của Chính phủ, rồi sự vào cuộc của các Bộ, ngành, đặc biệt là Bộ KH&CN, đến nay chúng ta đã thu nhận được những kết quả gì?
Thứ trưởng Phạm Công Tạc: Bộ KH&CN và cộng đồng các nhà khoa học Việt Nam ý thức đuợc trách nhiệm truớc nhân dân và xã hội về việc nhanh chóng xác định nguyên nhân gây ra hiện tượng hải sản chết hàng loạt nêu trên để sớm báo cáo Chính phù, công bố trước nhân dân.
Thực chất đến nay đã xác định đây là sự cố môi trường trên diện rộng, mà việc giải quyết về mặt khoa học vừa đòi hỏi huy động liên ngành vừa yêu cầu tính chuyên sâu cao trong từng xem xét phân tích khoa học.
Đó là chưa nói đến yêu cầu phân tích hồi tố về điều kiện thực địa ban đầu. Các kết quả phân tích riêng lẻ không đủ cơ sở để có câu trả lời đầy đủ căn cứ khoa học vững chắc.
Khi làm việc với các nhà khoa học, có những thời điểm ban đầu, đôi khi có cảm nhận là thực sự khó khăn để có được một kết luận tổng hợp, toàn diện và thuyết phục.
Bằng sự nỗ lực vào cuộc không kể ngày đêm của các tổ chức KH&CN, các nhà khoa học liên ngành như: hải dương học, địa chất thủy văn, động học dòng chảy, hóa học, sinh học, bệnh học, sinh thái, viễn thám, kỹ thuật hạt nhân..., tính đến thời điểm ngày 26/4/2016 các kết quả phân tích cho thấy đã đủ căn cứ khoa học để loại trừ hầu hết các nhóm nguyên nhân tự nhiên từ địa chấn, sốc nhiệt, dịch bệnh... và khu trú tập trung vào hai nhóm nguyên nhân chính độc tố và tảo độc.
Có thể khẳng định việc cập nhật liên tục diễn biến hiện trường và phối hợp tổ chức lấy các mẫu vật, kết hợp với phân tích hồi tố về điều kiện thực địa lúc xảy ra sự cố môi trường, đã đáp ứng cho yêu cầu nghiên cứu, phân tích để xác đinh nguyên nhân một cách khoa học.
Các đối tượng lấy mẫu: cá, nước (tầng mặt và tầng đáy), trầm tích, san hô, sinh vật phù du, hệ sinh thái biển, động vật đáy, các dữ liệu ảnh viễn thám...là cơ sở để phân tích đánh giá đầy đủ kết luận khoa học.
Thực chất đã có sự họp tác chặt chẽ với các nhà khoa học nước ngoải để bổ sung dữ liệu đánh giá, tăng cường độ tin cậy, tính chính xác và tính khách quan.
Các nhà khoa học nước ngoài khi được trao đổi tham vấn với Hội đồng chuyên gia KH&CN quốc gia đã khẳng định về việc tiếp cận và đi đúng hướng của các nhà khoa học trong nước để từng bước xác định nguyên nhân.
Cho đến nay, các kết quả phân tích mẫu, kết quả đối chứng đã cơ bản thể hiện sự hội tụ và phù hợp với những quy luật và diễn biến thực địa.
Kịch bản nguồn phát sinh tác động, lan truyền ra sao, ảnh hưởng đến cá và sinh vật biển kì cà san hô như thế nào đã dần được sáng tỏ.
Trao đổi trực tiếp với các nhà khoa học cho thấy hơn một tháng qua chúng ta đã nỗ lực và cũng đã đi một chặng đuờng dài đến giai đoạn nước rút cuối cùng thực hiện mục tiêu đề ra.
Như vậy có thể nói đã đủ cơ sở để khẳng định sẽ có được câu trả lời với căn cứ khoa học thuyết phục, được quốc tế thừa nhận.
Bộ KH&CN đang nỗ lực cùng với Hội đồng chuyên gia KH&CN và các Bộ, ngành liên quan để đưa ra kết luận cuối cùng sớm nhất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và nhân dân./.
PV: Vâng, xin cảm ơn Thứ trưởng!
Văn Anh/VOV-Trung tâm Tin