“ Đời luận anh hùng “- vở diễn “ Khó “ nhưng thành công của Nhà hát chèo Quân đội
( Nhân xem vở diễn : ĐỜI LUẬN ANH HÙNG TÁC GIẢ: LÊ TRÍ TRUNG CHUYỂN THỂ: NSUT XUÂN HANH ĐẠO DIỄN: NSND DOÃN HOÀNG GIANG ÂM NHẠC: N...
http://www.maivanlang.com/2016/06/oi-luan-anh-hung-vo-dien-kho-nhung.html
( Nhân xem vở diễn : ĐỜI
LUẬN ANH HÙNG
TÁC GIẢ: LÊ TRÍ TRUNG
CHUYỂN THỂ: NSUT XUÂN
HANH
ĐẠO DIỄN: NSND DOÃN
HOÀNG GIANG
ÂM NHẠC: NSUT HẠNH NHÂN
HOA SĨ: NSUT NGUYỄN ĐẠT
TĂNG
ĐOÀN NGHỆ THUẬT 1 NHÀ
HÁT CHÈO QUÂN ĐỘI TRÌNH DIỄN )
Câu chuyện kịch diễn tả
toàn bộ cuộc đời của Thái sư Trần Thủ Độ, một “ Điện tiền đô chỉ huy sứ “ của Nhà
Lý đã cơ mưu sắp đặt để quyền bính từ nhà Lý chuyển sang nhà Trần một cách êm đẹp.
cả cuộc đời của ông là một loạt những hành động quyết liệt, có thể gọi là bạo
liệt để chiếm đoạt ngôi vị của họ Lý sang tay họ họ Trần, rồi củng cố để họ Trần
giữ quyền lực. Sau khi củng cố địa vị, ông lại tiếp tục giúp vua Trần giữ vững
giang sơn Xã Tắc. Cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, Trần Thủ Độ không nhằm mục
đích mang lại lợi ích cho riêng mình. Cái được lớn nhất của ông là tình yêu. Mối
tình của Trần Thủ Độ và Trần Thị Dung là một mối tình hết sức éo le ngang trái.
Thủa mười chín đôi mươi, họ yêu nhau tha thiết, nhưng vì Thái tử Sản, sau này
là vua Lý Huệ Tông, nhân một lần lánh giặc về quê hương họ Trần, đã mê mẩn nhan
sắc của Trần Thị Dung, Trần Thủ Độ đành đắng cay nuốt hận, nhường người yêu cho
Thái tử. Lịch sử trớ trêu, hơn mười năm sau, Trần Thủ Độ đã có lại người mình
yêu thương, dù bà đã có hai con gái với Lý Huệ Tông. Họ ăn ở với nhau cho đến
mãn chiều, xế bóng. Trần Thị Dung là người yêu thương ông hết mực, tận trung với
ông, hết lòng vì Trần Thủ Độ, vì họ Trần. Trong cuộc đời mình Trần Thủ Độ đã có
rất nhiều hành động quyết liệt, thậm chí lấn át vua, nhưng là để bảo vệ giang
sơn xã tắc, bảo vệ dòng họ Trần. Ông không sợ búa rìu dư luận, thậm chí còn thẳng
thắn, cuộc đời của ta lịch sử hãy phán xét, đời sẽ luận: anh hùng hay tội đồ .
. .
Có
thể nói “ Đời luận anh hùng “ là một
vở diễn mang tính kịch luận đề. Tức là luận về một đề tài, một câu chuyện. Đã
là “ Luận đề “ thường là khô, sơ cứng, khó “ mềm hóa “, ít hợp với chèo. Tuy
nhiên, Đạo diễn Doãn Hoàng Giang rất hiểu điều đó. Ông đã cố gắng tìm ra “ Khe
hở “ là những đoạn, những tình huống dù
nhỏ nhất để gắn một chút tình yêu, một chút hài cho mềm hóa vở diễn. Bên cạnh sự
“ cao tay “ của đọa diễn, âm nhạc và họa sĩ thiết kế, dàn cảnh cũng đã tạo nên
sự mềm mại bớt đi sự “ khô cứng” của vở.
Tuy nhiên, điều cuốn
hút người xem nhất, theo tôi, không phải ở kịch bản mà chính là đội ngũ diễn
viên. Có thể nói Nhà hát chèo quân đội đã tung ra đội ngũ diễn viên tài năng nhất,
trẻ nhất cho “ Đời luận anh hùng “. Lâu lắm rồi NSUT Phạm Óng mới lại nhận một
vai chính, anh hiên ngang, đĩnh đạc, quyết liệt với vai Trần Thủ Độ. Giọng hát
của anh vẫn “ óng mượt “ như xưa. Còn NSUT Thùy Linh vẫn vậy. Nhẹ nhàng, đằm thắm,
hồn hậu trong vai Trần Thị Dung. Có lẽ chỉ có Phạm óng và Thùy Linh và Xuân
Nghĩa là 2 nghệ sĩ lớn tuổi cả về nghề lẫn tuổi đời trong dàn diễn viên của nhà
hát lần này. Khoảng 30 diễn viên được “
tung” ra sân khấu với các vai Vua Trần Thái Tông, An Quốc Vương Trần Liễu, Lê
Vinh, Hoàng Hậu Thuận Thiên, vợ chồng người hầu Thái sư Trần Thủ Độ v v. . . những khuôn mặt diễn viên mới, tươi
trẻ đầy sức sống đã thực sự làm tôi vui bởi Nhà hát chèo quân đội đã và đang “
Làm Mới “ lại cho mình. Các em trẻ, dẫu diễn chưa sâu, hát chưa đằm, nhưng nhìn
ánh mắt họ long lanh hạnh phúc được lên sâu khấu được diễn, mới thấy tình yêu của
họ với chèo, mới thấy chèo quân đội còn giữ được nghiệp tổ một cách vững vàng
“ Đời luận anh hùng “ dẫu
trúc trắc, khó diễn cho một loại hình nghệ thuật đậm chất dân gian như chèo
nhưng tôi cho rằng bằng sức trẻ, tươi mới, Nhà hát chèo quân đội có thêm một vở
diễn thành công./.
18h30
ngày 7/6/2016
Ths. Mai Văn Lạng
Một vài hình ảnh của vở diễn chụp qua Iphone