Viêm đường hô hấp và cách phòng tránh

VOV.VN - Thời tiết nắng nóng làm cho cơ thể mệt mỏi, mất nước, sức đề kháng suy giảm, sử dụng điều hòa không hợp lý dễ nhiễm bệnh viêm đườn...

VOV.VN - Thời tiết nắng nóng làm cho cơ thể mệt mỏi, mất nước, sức đề kháng suy giảm, sử dụng điều hòa không hợp lý dễ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp...


Mùa hè thời tiết nóng ẩm là điều kiện rất tốt cho vi khuẩn sinh sôi và truyền bệnh. Thời tiết nắng nóng làm cho cơ thể mệt mỏi, ăn uống kém, mất nước, sức đề kháng suy giảm cộng thêm việc sử dụng điều hòa không hợp lý, cơ thể con người từ nóng gặp lạnh càng dễ nhiễm bệnh viêm đường hô hấp... Đây là những lý do khiến bệnh hô hấp tăng mạnh vào mùa hè ở người già và trẻ nhỏ.



Tại hành lanh khu khám bệnh khoa hô hấp
Theo ghi nhận của phóng viên VOV.VN, tại Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) sáng nay (13/6), rất đông bệnh nhân nhi ở lứa tuổi nhỏ nhất từ 1 tháng đến hơn 6 tuổi đến khám chủ yếu các bệnh liên quan đến bệnh hô hấp thường gặp như: như viêm mũi họng, viêm tai, viêm phế quản, viêm phổi.

Tại TP HCM, theo con số thống kê của Bệnh viện Đại học Y Dược TP, mỗi ngày có khoảng 6.200 lượt người đến khám (tăng 17% so với bình thường).

TS.BS Trần Viết Lực, Trưởng Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Lão Khoa Trung ương) cho biết: Nếu nắng nóng tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng đến người cao tuổi và trẻ nhỏ rõ rệt hơn, hiện tại số lượng đến khám tại BV Lão Khoa chưa có gì tăng đột biến. Đối với nắng nóng, hai đối tượng nhạy cảm dễ mắc bệnh nhất là người cao tuổi và trẻ em. Trong những năm trước, trong những đợt nắng nóng kéo dài, tình trạng mất nước, rối loạn điện giải cũng như say nắng ở người cao tuổi tương đối phổ biến.

ThS BS Hoàng Đình Hữu Hạnh, Trung tâm chăm sóc Hô hấp Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cho biết, thời tiết thay đổi đột ngột tạo điều kiện cho vi trùng, virus sinh trưởng mạnh, dễ tấn công vào hệ hô hấp của mọi người.



Bệnh nhân nhi đến khám bệnh
Người dân thường sẽ bị cảm sốt, nhức người, ho đàm… hay đối tượng đang có những bệnh mãn tính về hô hấp càng dễ bị các bệnh như nhiễm trùng hô hấp trên, viêm họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi ở người lớn tuổi.

Đối tượng nào dễ mắc các bệnh về hô hấp?

BS Hoàng Đình Hữu Hạnh nói: đối tượng dễ mắc bệnh các bệnh về hô hấp khi thời tiết thay đổi từ mùa nắng sang mùa mưa là những người có miễn dịch suy yếu như:

-Trẻ nhỏ: Đây là đối tượng mà hệ miễn dịch chưa hoàn chỉnh dễ bị virus, vi khuẩn tấn công gây ra các bệnh về hô hấp.

-Người lớn tuổi: Đối tượng có hệ miễn dịch đã suy yếu, khi chuyển mùa như vậy vừa phải thích ứng với thay đổi của thời tiết, vừa phải chống đỡ các virus, vi khuẩn.

-Phụ nữ có thai: Đây cũng là đối tượng có hệ miễn dịch suy yếu, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi.

-Đối tượng thường mắc các bệnh này là những người dân sống ở vùng ô nhiễm, khu công nghiệp, vùng núi cao, vùng ở trên cao – nơi có không khí lạnh. Khi đó, người dân phải thích ứng với sự thay đổi của thời tiết. Và khi thay đổi thời tiết đột ngột cũng có thể làm cho người dân bị bệnh.






TS.BS Trần Viết Lực, Trưởng Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Lão Khoa Trung ương) 

Cách phòng tránh và lời bác sĩ

BS Hoàng Đình Hữu Hạnh khuyên cách phòng tránh bệnh tốt nhất là vào giai đoạn đầu mùa, người dân cần có những biện pháp tăng cường hệ miễn dịch như tiêm phòng cảm cúm (tiêm vào tháng 3, tháng 4 để phòng ngừa cảm cúm vào mùa mưa và chích vào tháng 9 hay tháng 10 để phòng ngừa mùa lạnh), chích ngừa viêm phổi, có những khẩu phần ăn phù hợp (vitamin, hoa quả, trái cây, các loại rau xanh, hải sản…).

-Giữ ấm cơ thể để cơ thể không bị cảm lạnh.

-Đối với những loại viêm nặng nề hơn như viêm phế quản hay viêm phổi thì người bệnh cần phải khám bác sĩ để có chẩn đoán đúng, từ đó sẽ có các loại thuốc phù hợp. 

Cùng quan điểm trên, bác sĩ Trần Viết Lực bổ sung: Theo tôi, trong thời gian nhiệt độ quá cáo như thế này điều quan trọng nhất là tránh đi ra ngoài đường, nhất là buổi trưa. Ở nhà cố gắng uống đủ nước, thậm chí có thể bù nước và điện giải bằng dung dịch ozesol, cố gắng không điều chỉnh điều hòa quá thấp. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột sẽ dẫn đến tình trạng viêm phổi.

Viêm phổi là bệnh rất hay gặp ở thời tiết nắng nóng. Mọi người cứ nghĩ là trời lạnh mới viêm phổi nhưng thực chất trời nóng lại viêm phổi hơn rất nhiều vì đang đi nóng về chiếu quạt, điều hòa thẳng vào người.

“Thời tiết nắng nóng nên bù nước, uống khoảng 2 lít nước/một ngày. Về điều hòa, nếu nhiệt độ ngoài trời 400C không nên để trong phòng 18 – 190C vì như thế rất nguy hiểm, chỉ nên để nhiệt độ khoảng 27-280C là vừa. Nếu bắt buộc phải đi ra ngoài đường nên tắt điều hòa trước khoảng 5-10 phút để cơ thể thích nghi dần dần, tránh tình trạng đi ra ngoài đột ngột”, bác Lực khuyến cáo./.
Thu Thủy/VOV.VN

Bài Liên Quan

Sức Khỏe Và Đời Sống 5433412894203190336

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item