Sân khấu chèo 2016: Nở rộ những mùa hoa

30 năm sau công cuộc đổi mới, vẫn lại là nghệ thuật sân khấu chèo, năm 2016, những người làm chèo, yêu chèo vui mừng hạnh phúc khi chèo ...


30 năm sau công cuộc đổi mới, vẫn lại là nghệ thuật sân khấu chèo, năm 2016, những người làm chèo, yêu chèo vui mừng hạnh phúc khi chèo lại đang dần từng bước phát triển mạnh mẽ, đang nở rộ những mùa hoa. 

Nghệ thuật sân khấu chèo là một loại hình nghệ thuật độc đáo. Trải qua hàng nghìn năm hình thành, phát triển, được nuôi dưỡng trong làng quê, thôn ổ đồng bằng Bắc Bộ, hàng ngày, hàng tháng, hàng năm được người dân nuôi dưỡng, duy trì, phát triển, sáng tạo nên ngày một phát triển. Những năm 1960, 1970 có thể nói khắp thôn quê vùng Bắc Bộ thôn xóm nào cũng vang lên tiếng hát chèo, buổi tối sân kho hợp tác nườm nượp kháng giả xem. Vất vả, gian khổ, khó khăn mà tiếng hát cung đàn vẫn ngân vang trong làng quê yêu dấu. Những năm đầu của công cuộc đổi mới, nhà nhà làm kinh tế, người người tìm cách vượt khó khăn, các đoàn nghệ thuật, trong đó có các đoàn chèo lao đao tìm hướng đi, trong đó khó tránh khỏi một “ Bộ phận không nhỏ “ các đoàn nghệ thuật chèo biến thành đoàn nghệ thuật kịch cắm hát. 30 năm sau công cuộc đổi mới, vẫn lại là nghệ thuật sân khấu chèo, năm 2016, những người làm chèo, yêu chèo vui mừng hạnh phúc khi chèo lại đang dần từng bước phát triển mạnh mẽ, đang nở rộ những mùa hoa.
Có thể khẳng định “ Mùa hoa “ 2016 là mùa nợ rộ, đẹp nhất của nghệ thuật sân khấu chèo trong nhiều năm qua. Ngày từ đâu năm “ Hội những người yêu chèo “ trên mạng xã hội Facebook  phối hợp với phòng dân ca và nhạc cổ truyền của Đài TNVN, Trung tâm văn hóa huyện Chí Linh tỉnh Hải Dương đã tổ chức “ Giao lưu chèo toàn quốc lần thứ 2 “ Tại Nhà văn hóa thiếu nhi Thị Xã Chí Linh. Cần phải nói thêm rằng nhiều năm qua các trang mạng xã hội phát triển rất mạnh. Những người yêu chèo đã cùng nhau xây dựng các trang Facbook riêng cho những người cùng có niềm đam mê như mình. Chỉ trong một thời gian ngắm đã có hàng chục nghìn người, bao gồm đủ mọi lứa tuổi tham gia trang. Đầu tiên là bày tỏ tình cảm với chèo, một số các nhà nghiên cứu, soạn giả các nghệ sĩ giới thiệu về chèo, sau đó là các nghệ sĩ, những quần chúng nhân dân yêu chèo hát rồi post bài lên trang. Cứ như vậy, các trang “ Đến với nghệ thuật chèo “ “ Hội những người yêu chèo “ “ Gắn kết yêu thương gìn giữ nghệ thuật chèo “  “ Hội chèo cổ “ v v . . . ra đời và phát triển một cách mạnh mẽ. Một số các nghệ sĩ chuyên nghiệp sau khi thu thanh CD, làm DVD cũng gửi bài lên trang, hoặc gửi tặng người yêu chèo các bản nhạc beat và từ đó hát chèo lại càng được người yêu chèo khắp trong năm ngoài Bắc cả Việt kiều cũng như một số bạn bè Quốc tế tham gia “ hát cho nhau nghe “. Nhận thấy không chỉ hát ở thế giới ảo, các Fan của chèo đã cùng nhau kêu gọi tổ chức gặp mặt những người yêu chèo đầu tiên là ở khu vực Hà Nội. ngày 26/4/2015 đã có cả trăm người yêu chèo cả nước tụ hội về khu vực nhà hàng Vườn Xoài, Đông Anh Hà Nội cùng nhau đàn hát chèo. Rút kinh nghiệm từ lần gặp gỡ đầu tiên, cuộc “ Giao lưu chèo lần 2 “ được tổ chức quy mô chặt chẽ hơn. Ngày từ trước đó nửa năm, một số người chủ trang FB đã tập hợp nhau lại, bàn bạc kế hoạch và thống nhất ngày giờ “ hành động “. Nghệ nhân dân gian Việt Chiều Xuân được giao nhiệm vụ nghe ( qua điện thoại ) chọn lọc các tiết mục tham gia giao lưu vừa bất ngờ, vừa vất vả nhưng không kém phần xúc động khi anh phải trả lời liên tục, nghe cả ngày chèo qua điện thoại vì có tới cả nghìn người đăng ký tham gia. 100 tiết mục xuất sắc được chọn lọc kỹ từ khắp mọi miền Tổ Quốc đã được chọn để thể hiện trong trong hai ngày 19 và 20/3/2016. Ngày từ buổi chiều hôm trước có giọng hát bày từ Thành phố HCM, Bà Rịa Vũng Tàu bay ra, Từ Đài Loan bay về, đi xe từ Yên bái xuống v v . .  . tất cả gặp nhau tay bắt mặt mừng, tình yêu chèo đã giúp họ dù chưa biết nhau, chưa hiểu nhau đã xích lại gần nhau hơn. Liên hoan đã vinh dự được dón những nghệ sĩ bậc thầy hiện nay về chèo như NSND Thanh Hoài, NSUT Thanh Bình, Vũ NGọc, Thúy Mơ, NSUT Minh Phương, soạn giả Khúc Hà Linh . . .cùng với các giọng hát vàng không chuyên là sự giao lưu đầy tình yêu đối với chèo của các nghệ sĩ danh tiếng làng chèo . . . hơn 100 tiết mục hát chèo bao gồm cả lời cổ và lời mới, có giọng hát hay, đẹp có giọng hát cần chau chuốt hơn nữa . . .. nhưng tất cả vẫn vui, hát và say mê hát.  Kết thúc hai ngày giao lưu, chia tay đày lưu luyến có cả những giọt nước mắt xúc động vui mừng. Cuộc giao lưu chèo lần hai mang một ý nghĩa rất lớn: Nó khẳng định tình yêu chèo của quần chúng nhân dân ngày càng nhiều, càng đầy, qua giao lưu cũng thấy rằng sức mạnh rất lớn của truyền thông trong công tác tuyên truyền quảng bá nghệ thuật truyền thống, hơn nữa,  qua cuộc giao lưu ta cũng thấy trong nhân dân, nhiều giọng hát chèo vàng đã xuất hiện, góp phần tiếp nốii truyền thống, giữ được lửa cho chèo
Nổi bật nhất, ấn tượng nhất trong các hoạt động gìn giữ nghệ thuật chèo là Cuộc thi sân khấu chèo toàn quốc 2016 dienx ra từ gày 25/9- 8/10 / 2016 tại Nhà văn hóa trung tâm tỉnh Ninh Bình. Cuộc thi đã thu hút  tới hơn một nghìn nghệ sĩ, diễn viên, nhạc công  với 27 vở diễn của 16 nhà hát, đoàn nghệ thuật chèo chuyên nghiệp toàn quốc. Để chuẩn bị đem đến cuộc thi những vở diễn chất lương nhất, ngay từ năm 2015 các trưởng đoàn, giám đốc Nhà hát đã bắt đầu lo tìm kịch bàn, tìm đạo diễn dàn dựng, chọn diễn viên, nhạc sĩ, họa sĩ . . ê kíp sáng tạo đã làm việc hết sức mình để có những vở diễn tốt nhất. Nửa tháng trời sân khấu Nhà văn hóa trung tâm Tỉnh Bình Bình , một ngày hai buổi đông như trảy hội. Các đoàn sắp diễn thì đến thật sớm để chuẩn bị, bạn đồng nghiệp các đoàn khác thì mua hoa, đến động viên, trang điểm giúp, các đạo diễn thì chỉ đạo các khâu chuẩn bị sao cho chặt chẽ ít sơ suất nhất. Cứ như vậy cả trăm con người một ngày hai buổi “ Đánh trần “ với cuộc thi. Và Khán giả Ninh Bình được một bữa tiệc chèo no nê thỏa thích. Từ các vở chèo lịch sử, dã sử, đến các vở chèo về đề tài Cách mạng, và cả những vở chèo về cuộc sống, con người hôm nay . . . được các nghệ sĩ thể hết mình trên sân khấu. Hát, múa, diễn . . . cứ ngọt ngào đằm thắm, da diết một màu chèo, hồn chèo, chất chèo. Ngày vui ngắn chẳng tày gang, cuối cùng thì cũng là đêm bế mạc. Người ẵm “ Một rổ huy chương “ người về tay trắng,  người khóc kẻ cười, trăm thương ngàn giận cứ xoáy lòng nhau. Dù nói gì đi chăng nữa thì Cuộc thi đã thành công ở nhiều khía cạnh: Đây là cuộc thi có nhiều vở diễn tham dự nhất trong nhiều thập kỷ qua, Cuộc thi cũng cho thấy sự phong phú về đề tài, thể loại, nhiều tác phẩm đã ghi được dấu ấn tốt đẹp trong lòng bạn nghề. Cùng với đó, chúng ta cũng thấy được lòng yêu nghề đến nồng nàn tha thiết của cả nghìn diễn viên, nghệ sĩ, nhạc công, họ cùng hòa mình, cùng khát khao cháy bỏng sáng tạo. Điều đáng mừng là Cuộc thi đã ghi nhận nhiều giọng hát chèo hay, nhiều nghệ sĩ trẻ tài năg và tâm huyết với nghề. Các anh các chị đã chối bỏ rất nhiều những niềm vui khác để một lòng một dạ với chèo. Xem cuộc thi thấy yêu chèo hơn, thấy tự tin vào sự sáng tạo của các đạo diễn, nghệ sĩ, nhạc sĩ, họa sĩ trẻ. Bên cạnh sự thành công, cuộc thi cũng cho thấy các đoàn, nhà hát chèo thiếu vắng nghiêm trọng kịch bản chèo hay, đạo diễn chèo giỏi. Các nhà viết chèo, đạo diễn chèo đã có một thời từng vùng vẫy “làm mưa làm gió “ tạo ấn tượng vô cùng tốt đẹp trong các kỳ Hội diễn giờ đã già, đã yếu, có người đã về với tổ tiên, lớp trẻ đang cô gắng để tìm cách khẳng định mình nhưng chưa tới, vì vậy chất lượng của cuộc thi đã giảm rất nhiều
Gặp gỡ những người yêu NT chèo tại Hải Phòng
Một hoạt động nữa cũng rất có ý nghĩa đó là Nhà hát chèo Việt nam kỷ niệm 65 năm thành lập và đón nhận Huân chương lao động hạng nhì. 65 năm qua lớp lớp cán bộ, nghệ sĩ “ anh cả đỏ “ của làng chèo chuyên nghiệp đã không ngừng tìm tòi, sáng tạo, gìn giữ kế thừa nghiệp tổ. Những vở chèo cổ được chỉnh lý chau chuốt, kỹ lưỡng, trở thành mẫu mực, gìn giữ cho muôn đời con cháu mai sau. Hàng loạt các vở diễn mới được dàn dựng của đoàn chèo Trung ương trước đây và Nhà hát chèo Việt Nam hôm nay là những vở diễn “ rất chèo “ được khán giả yêu mến đón nhận, được bạn nghề trân quý. Đặc biệt trong lễ kỷ niệm đáng nhớ này khán giả yêu chèo Thủ đô được xem một vở diễn rất quý hiếm đó là vở chèo “ Quan Âm Thị Kính “, vở diễn đã quy tụ được hầu khắp các nghệ sĩ của “ tứ chiếng “ về cùng diễn. Nhiều khán giả đi xem đã nhận xét “ một đêm diễn nhớ đời “
Viết đến đây, cứ nghĩ như vậy năm 2016 với chèo cũng đã “ Xôm” lắm rồi, nhưng chưa hết, một tin vui cho nghệ thuật chèo là nhân dịp kỷ niệm 185 ngày thành tỉnh, Đài PT và TH Hưng Yên tổ chức Cuộc liên hoan giọng hát chèo chuyên nghiệp và chiếu chèo lần thứ nhất năm 2016. Không chuyên sẽ tham các trích đoạn chèo, ca cảnh, hoạt cảnh, dòng chuyên nghiệp sẽ thi giọng hát chèo hay.
Phải nói là suốt từ năm 1991 tới nay mới có một cuộc thi giọng hát chèo hay cho các nghệ sĩ  chèo chuyên nghiệp, đó niềm vui, niềm tự hào của những người làm chèo, cho dù cuộc thi chỉ ở quy mô cấp tỉnh mở rộng. Một điều nữa cũng khá hấp dẫn: Ban tổ chức thông báo, giải nhất của cuộc thi cho không chuyên là 35.000.000đ, giả nhất cho giọng hát chèo hay là 25.000.00đ, đây cũng là một cách vừa thu hút, vừa nâng cao giá trị của nghệ thuật nói chung và chèo nói riêng. Dù cuối năm bận quá nhiều việc những trên 40 nghệ sĩ của các đoàn chèo và 40 đội chèo đăng ký tham dự.  
Có dịp tham gia Ban giám khảo cuộc thi người viết bài này đã thực sự xúc động khi đã có hàng nghìn các nghệ sĩ chuyên, không chuyên, các tác giả, nhạc công v v. . . tham gia liên hoan. Những diễn viên “ ông hoàng bà chúa” đang diễn trên sân khấu kia là những bác nông dân chân lấm tay bùng, đi cày đi cấy, nhổ mạ bón phân, là những thôn nữ má hồng, nụ cười e thẹn, là những sinh viên, học sinh đang sống học tập giữa Thủ Đô . . . tất cả . . . tất cả đã mang về Hưng Yên một không khí chèo náo nức rộn ràng, một tình yêu chèo cháy bỏng. Họ cùng nắm tay nhau hát câu chèo mở lái ra để cung đàn thêm ngọt lời ca thêm tình. Kết quả: Giải nhất mảng không chuyên được trao cho chiếu chèo làng Khuốc, xã Phong Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình với trích đoạn đăch sắc “ Vợ chồng thuyền chài  “, Giải nhì được trao cho 2 kich bản chèo ngắn “ Chuyện làng “ của Trung tâm văn hóa huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình và “ Chuyện tình Thị Nở” của CLB Hương Sen, TP Hưng Yên
ở mảng thi giọng hát chèo hay chuyên nghiệp, 12 thí sinh lọt vào vòng chung khảo là 12 bông hoa đệp trong vườn hoa đầy hương sắc của nghệ thuật chèo chuyên ngiệp. Các em có trổ tài, thể hiện hết mình những tiết mục hát chèo đặc sắc nhất, ấn tượng nhất và cũng chèo nhất. Kết quả Ns Thanh Lam, nhà hát chèo Hưng Yên dành giải nhất với làn điệu “ Trần Tình “, 3 giải nhì được trao cho  Thái Sơn, Hiền Thảo Nhà hát chèo Việt Nam, Thùy Dương, đoàn chèo hải Phòng. Ngoài ra Nhà hát chèo Việt nam cũng trao tặng 2 giải cho Thí sinh trẻ có giọng hát kỹ thuật và đúng lòng bản cổ, phòng dân ca và nhạc cổ truyền Đài TNVN trao tặng cho 3 thí sinh có giọng hát chèo triển vọng trên sóng phát thanh
Có thể khẳng định năm 2016 nghệ thuật chèo đã gặt hái được những thành công không nhỏ cả ở hai mảng chuyên và không chuyên. Những hoạt động sôi nổi, rộng khắp đã giúp cho chèo dần được khôi phục và đi vào đời sống nhân dân một cách mạnh mẽ. Năm 2017 có thể và nhiều năm tiếp theo có thể chèo vẫn còn khó khăn những cái gì thuộc về nhân dân đang dần được trả lại cho nhân dân để chăm lo, nuôi dưỡng và phát triển./.

Hà Nội tháng 12- 2016

Mai Văn Lạng 



Bài Liên Quan

Tin Mới 4459610317020740399

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item