Qua miền Tây Bắc nghe hát chèo
Có một vài lần trong các cuộc giao lưu tôi được xem, được nghe một vài tiết mục hát chèo của Câu lạc bộ dân ca Hương Quê, thấy hát đều, há...
http://www.maivanlang.com/2017/11/qua-mien-tay-bac-nghe-hat-cheo.html
Có một vài lần trong các cuộc
giao lưu tôi được xem, được nghe một vài tiết mục hát chèo của Câu lạc bộ dân
ca Hương Quê, thấy hát đều, hát ngọt, cũng chỉ nghĩ đơn giản là mấy người yêu chèo tập luyện với nhau. Rồi khất lần mấy lượt lời mời lên Nghĩa Lộ của anh Nghệ
nhân dân gian Việt Chiều Xuân, của chị Đàm Trinh, của chị Thanh Hoa ( Thủy Tiên
).
Lần này, nhân chuyến công tác thu thanh một số tiết mục dân
ca đồng bào các dân tộc của huyện Văn Chấn và Thị xã Nghĩa Lộ, tôi lặn lộ lên
Tây Bắc và nhận lời tham gia giao lưu với các CLB dân ca và chèo thị xã Nghĩa Lộ.
Trời Tây Bắc tối sớm, mới hơn 4h00 chiều các Hội viên của một số CLB đã kéo về chật cứng Hội trường tổ chức giao lưu. Trò chuyện mới các bác, các cô các chú, phần nhiều đã lớn tuổi, phần lớn quê ở Thái Bình, theo lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước lên Tây Bắc khai khẩn đất hoang làm kinh tế mới. Xa quê, nỗi nhớ quê hương hiển hiện hàng ngày, đặc biệt là những câu dân ca, những điệu chèo quen thuộc. Đài TNVN nhiều năm đã trở thành người bạn thân của nhiều gia đình, các cô chú đã tập hát theo các bài dân ca và chèo của Đài phát sóng. Khi đất nước phát triển, đời sống khá hơn, các trang mạng xã hội đưa mọi người xích lại gần nhau thì những làn điệu chèo và dân ca thực sự “ bùng nổ “ trên đất nghĩa lộ. Theo chị Thu Nga, phó trưởng phòng Văn hóa của Thị xã Nghĩa Lộ, hiện nay có địa phương có tới 167 các CLB dân ca. Các CLb sinh hoạt định kỳ, chủ yếu hát cho nhau nghe. Một trong những người có công lớn tạo nên phong trào hát chèo của thị xã Nghĩa Lộ là NNDG Việt Chiều Xuân. Anh Việt nguyên là cán bộ của Thị xã nghỉ hưu về sinh sống với gia đình tại HN, nhưng thi thoảng anh lại lên cả tuần để viết, dàn dựng, dạy hát cho các câu lạc bộ. Đêm nay cũng vậy, gần một chúc cậu lạc bộ tập trung tại Hội trường khách sạn, nhà sàn Bảo Tr âm, cùng nhau trình bầy 25 tiết mục chọn lọc. Suốt gần 3 giờ đồng hồ, tôi trào dâng cảm xúc, vô cùng ngạc nhiên bởi giữa miền Tây Bắc mà các cô, các bác các chú sắm được đủ các thiết bị như âm thanh loa máy, quần áo, đặc biệt là các nhạc cụ.Giọng hát, tiếng đàn kết hợp nhuần nhuyễn, ăn săm, và rất màu chèo. Biết tôi là soạn giả của nhiều tiết mục hát chèo, mọi người cùng “ quây “ lấy chụp ảnh, thật vui, thật vinh dự, tự hào được chứng kiến một đêm diễn của người vùng Tây Bắc hát chèo. Nghệ thuật dân tộc đã và đang hiện hữu trong đời sống hàng ngày của người vùng cao.
Trời Tây Bắc tối sớm, mới hơn 4h00 chiều các Hội viên của một số CLB đã kéo về chật cứng Hội trường tổ chức giao lưu. Trò chuyện mới các bác, các cô các chú, phần nhiều đã lớn tuổi, phần lớn quê ở Thái Bình, theo lời kêu gọi của Đảng, Nhà nước lên Tây Bắc khai khẩn đất hoang làm kinh tế mới. Xa quê, nỗi nhớ quê hương hiển hiện hàng ngày, đặc biệt là những câu dân ca, những điệu chèo quen thuộc. Đài TNVN nhiều năm đã trở thành người bạn thân của nhiều gia đình, các cô chú đã tập hát theo các bài dân ca và chèo của Đài phát sóng. Khi đất nước phát triển, đời sống khá hơn, các trang mạng xã hội đưa mọi người xích lại gần nhau thì những làn điệu chèo và dân ca thực sự “ bùng nổ “ trên đất nghĩa lộ. Theo chị Thu Nga, phó trưởng phòng Văn hóa của Thị xã Nghĩa Lộ, hiện nay có địa phương có tới 167 các CLB dân ca. Các CLb sinh hoạt định kỳ, chủ yếu hát cho nhau nghe. Một trong những người có công lớn tạo nên phong trào hát chèo của thị xã Nghĩa Lộ là NNDG Việt Chiều Xuân. Anh Việt nguyên là cán bộ của Thị xã nghỉ hưu về sinh sống với gia đình tại HN, nhưng thi thoảng anh lại lên cả tuần để viết, dàn dựng, dạy hát cho các câu lạc bộ. Đêm nay cũng vậy, gần một chúc cậu lạc bộ tập trung tại Hội trường khách sạn, nhà sàn Bảo Tr
Yêu lắm Mường Lò!
Nghĩa Lộ, Yên Bái đêm 12.11/2017