Thương nhớ thầy Triệu Quang Vinh
Vậy là nhà giáo ưu tú Triệu Quang Vinh, người nghệ sĩ tài ba, người thầy của nhiều thế học trò loại hình nghệ thuật cải lương đã mãi mãi...
http://www.maivanlang.com/2017/12/vinh-biet-nha-giao-uu-tu-trieu-quang.html
Vậy là nhà giáo ưu tú
Triệu Quang Vinh, người nghệ sĩ tài ba, người thầy của nhiều thế học trò loại
hình nghệ thuật cải lương đã mãi mãi ra đi. Quy luật của thời gian, lại lâm trọng
bệnh, lẽ tự nhiên. Nhưng tôi cứ thấy tiếc nuối và buồn cho nghệ thuật cải
lương, buồn cho nghề sư phạm nghệ thuật: Triệu Quang Vinh là một nhà giáo yêu
quý học trò và tận tâm với nghề
Đã nghe tiếng ông rất
nhiều năm với hàng chục bản ca cải lương trên làn sóng Đài TNVN, lúc thì ca một
mình, lúc ca với các cô Trang Nhung, Thúy Đạt . . . Lần đầu tiên tôi gặp Nhà
giáo ưu tú Triệu Quang Vinh là năm 1991, khi tôi bước chân vào trường Đại học
sân khấu và điện ảnh với bao ngỡ ngàng. Buổi ấy, ông đang dậy lớp cải lương,
tôi không còn nhớ là khóa bao nhiêu, nhưng tôi nhớ lớp ấy có nhiều người thành
danh như NSUT Tiến Đại, NSUT Mai Lý, Ns Thiên Kiều . . . của nhà hát cải lương
hiện nay. Bữa ấy, tay ông đánh đàn, chân ông gõ phách, miệng ông dậy hát “ Lũ Mỹ
xâm lăng, ngông cuồng hung hăng . . . “ hôm đó tôi được biết bản cải lương đầu
tiên: khổng minh tọa lầu. Từ đó tôi mon men làm quen với các anh các chị trong
lớp thầy Vinh và làm quen với thầy. Thầy hiền khô, nói nhẹ nhàng, và say nghề.
Sẵn sàng dậy hát, chỉ bảo khi có yêu cầu
Suốt từ hồi đó cho đến
khi ra trường, ông không trực tiếp dạy tôi trên giảng đường, nhưng tôi vẫn thường
“ theo học “ ông qua các bài ông đã gạch nhịp cho các trò của ông tập hát. Hàng
ngày, rảnh là tôi xuống tầng 3, ký túc xá, gặp gỡ học trò của thầy và làm quen
với: lưu thủy trường, Bình bán chấn, Ngựa ô Nam, Xang xừ líu, khốc hoàng thiên,
Tứ đại oán v v . . .
Nhờ những lúc học như thế mà khi về làm công tác
biên tập dân ca tại Đài TNVN, gặp các bài theo các làn điệu này, tôi thuộc và
có thể biên tập, sửa chữa bài. Lúc nào tôi cũng thầm cảm ơn ông ơn ông và các
anh các chị học trò của ông khóa ấy. Đặc biệt, sau này khi làm biên tập cho các
chương trình truyền hình, tôi lại được làm quen với người con trai duy nhất của ông là NSUT Triệu
Trung Kiên ( hiện là Phó giám đốc nhà hát cải lương Việt Nam ), tôi thường
xuyên hỏi thăm, khi có dịp qua nhà hát đưa bài cho Kiên lại ghé thăm ôg. Ông vẫn
vậy, bình thản, nhẹ nhàng, thong dong, tự tại
Đời người hữu hạn, mới cách đây hai tháng, nghe chị Thùy Liên báo tin dữ ông bị K khá nặng, tôi vội vàng vào thăm. Cô Phương và vợ Kiên dìu ông, ông vẫn tươi cười bắt tay cảm ơn. Vẫn lạc quan, yêu đời . Vậy mà . . .
Đời người hữu hạn, mới cách đây hai tháng, nghe chị Thùy Liên báo tin dữ ông bị K khá nặng, tôi vội vàng vào thăm. Cô Phương và vợ Kiên dìu ông, ông vẫn tươi cười bắt tay cảm ơn. Vẫn lạc quan, yêu đời . Vậy mà . . .
Nhà giáo ưu tú Triệu
Quang Vinh là giảng viên rồi trưởng khoa khoa kịch hát của Trường Đại học sân khấu
và điện ảnh nhiều năm. Cả đời ông gắn bó máu thịt với bộ môn nghệ thuật độc đáo
này. Nhiều thế hệ học trò đã được thầy Vinh, cô Phương ( người bạn đời của ông
) truyền lửa để yêu say nghề hơn. Sau này, khi đã về nghỉ hưu ông vẫn thường
xuyên bảo ban các thế hệ học trò khi có dịp. Đặc biệt, ngọn lửa nghệ thuật, tình
yêu cháy bỏng với nghệ thuật cải lương ông truyền hết cho cậu con trai của
mình. Triệu Trung Kiên, bên cạnh tài năng và học thức, thừa hưởng rất nhiều ở bố: niềm say mê và tinh thần khiêm tốn, học hỏi, điềm đạm, dễ gần.
Bài viết nhỏ, thay nén
tâm hương tiễn biệt thầy, Nhà giáo ưu tú Triệu Quang Vinh
Hà Nội ngày 11/12/2017
Học trò Mai Văn Lạng
FB nhắc lại bài viết của ông. Đọc lại, tôi lại không thể cầm lòng được. Cảm ơn ông!
Trả lờiXóa