Nghệ Thuật sân khấu chèo thời 4.0- Bài viết của soạn Giả Mai Văn Lạng
Tham luận Hội thèo Nhà hát chèo Bắc Giang: Đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật phục vụ khán ...
http://www.maivanlang.com/2019/06/nghe-thuat-san-khau-cheo-thoi-40-bai.html
Tham luận Hội thèo Nhà hát chèo Bắc Giang:
Đổi
mới phương thức hoạt động để nâng cao chất lượng biểu diễn nghệ thuật phục vụ
khán giả trong giai đoạn hiện nay
Ths.
Mai Văn Lạng
(
Trưởng phòng dân ca và nhạc cổ truyền, ban âm nhạc, Đài TNVN )
Trong 3 thập niên trở lại
đây, đặc biệt là tự năm 1986, đất nước ta bắt đầu công cuộc đổi mới, hội nhập
và phát triển, nghệ thuật nước nhà trong đó có nghệ thuật dân tộc đã đạt được
những thành tựu to lớn, được ghi nhận bằng những giải thưởng danh giá trong
ngoài nước. Cho đến nay, chưa báo giờ khán thính giả lại có thể thưởng thức nhiều
món ăn tinh thần, phong phú đa dạng và chất lượng đến thế. Nhờ những tiến bộ của
khoa học kỹ thuật, cuộc cách mạng 4.0, của kỷ nguyên Smartphone mà bất kỳ ai,
dù ở đâu, chỉ cần có điện thoại thông minh kết nối Intenet là có thể thưởng thức
nghệ thuật một cách hữu hiệu nhất. Cách mạng khoa học công nghệ cũng giúp rất
nhiều cho công tác hậu cần, hay tham gia trực tiếp, giúp cho các bộ phim, vở diễn
sân khấu trở lên linh hoạt, hấp dẫn hơn. Có những vở diễn sân khấu sử dụng màn
hình Led, kỹ thuật âm thanh tạo hiệu ứng âm thanh bom dội, mình phá đá, tiếng gọi
nhau, tìm nhau sau bom v v . . . gậy xúc động nghẹn ngào cho người xem. Cũng nhờ
cách mạng khoa học công nghệ mà giọng hát, tiếng đàn và kể cả đài từ sáng đẹp
hơn. Công chúng khán giả làm quen, tiếp cận với các ngôi sao nghệ thuật, trò
chuyện, chat với người nổi tiếng, giúp cho sân khấu nói riêng và nghệ thuật nói
chung gần gũi, đời thường hơn.
Có thể nói cuộc cách mạng
khoa học công nghệ đã mang lại những giá trị to lớn cho nhân loại nói chung,
cho những người hoạt động văn hóa nghệ thuật nói riêng, nhưng cách mạng khoa học
công nghệ cũng đặt ra nhiều thách thức đặc biệt là đối với những loại hình văn
hóa nghệ thuật dân tộc. Nếu như những thập niên 60-70 của thế kỷ 20 được xem một
tối văn công cho thỏa mái thật quý hiếm vô cùng. Có văn công về làng, nhà nhà
người người náo nức, thổi cơm ăn từ sớm, xếp ghế chờ mấy tiếng. Mặt chữ A mồm
chữ O, xem, nghe như nuốt từng lời. về nhà bình phẩm bàn tán cả tháng trời. Ở
thành phố thì xếp hàng mua vé, sân khấu như thánh đường. Có những đơn vị, cơ
quan đặt vé trước cả nửa năm. Diễn viên, tuy vật chất có kham khổ nhưng lên sân
khấu chẳng khác gì ông Hoàng bà chúa. Còn nhớ, bản thân tôi khi 10- 11 tuổi đã
chốn bố mẹ đi xem chèo cách nhà cả chục cây số, nghe như nuốt từng lời thoại của
vở chèo “ Người tốt nhà số 5 “ do Đoàn chèo Hà Sơn Bình lúc ấy biểu diễn. Khi
tan vở đi về mới thấy cả mấy chục người làng cũng đi bộ xem chèo như mình.
Thế chỉ sau 20 năm mọi
chuyện đã thay đổi. bắt đầu là sự phát triển của phát thanh, truyền hình, sau
đó là những băng, đĩa hình, đĩa tiếng. Tiếp theo nữa là sự xuất hiện của các trang
mạng xã hội, đặc biệt là Youtube và Facebook. Có thể nói cả thể giới nằm gọn trong
lòng bàn tay. Thích nghe, thích xem gì, tra google có cả. Người ta ngồi nhà có
thể xem, có thể nghe, và bây giờ có thể hát cho bạn bè, anh em nghe, xem, tội
gì phải tìm đến rạp, phải đi xem mất tiền, mất thời gian, lại mưa nắng, nóng,
chen chúc. Tâm lý chung là vậy. Các đoạn nghệ thuật nói chung, các đoàn nghệ
thuật dân tộc dần thưa vắng khán giả. Có những vở diễn dựng mất cả tý đồng, sau
đêm tổng duyệt đắp chiếu để đấy. Có những nghệ sĩ cả tháng chả đến nhà hát cũng
không sao, vì đến ngồi chơi xơi nước, điểm danh rồi về. Từ chỗ vở diễn èo uột
khán giả dẫn đến việc thu nhập thấp. Diễn viên chán không còn yêu nghề, tha thiết
với các vai diễn, các hoạt động mang tính nghệ thuật cao. Tình trạng sa sút về
giá trị nghệ thuật cũng như giá trị đạo đức trong các hoạt động văn hóa nghệ
thuật ngày càng bộc lộ rõ rệt. Điều này vô hình chung tiếp tục đẩy khán giả xa
hơn với sân khấu.
Trong bối cảnh đó tôi nghĩ Nhà hát chèo Bắc Giang
cũng chịu rất nhiều áp lực để tồn tại và phát triển. Bắc Giang là một tỉnh thuộc
vùng Đông Bắc, địa bản tỉnh trải rộng, các huyện đồng bằng, miền núi xen kẽ, với
nhiều đồng bào các dân tộc cùng sinh sống. Vốn văn hóa của mỗi vùng, miền, thậm
chí cả mỗi huyện cũng có những nét riêng biệt nên đòi hỏi một Nhà hát nghệ thuật
của tỉnh phải có nhiều phương thức hoạt động để vừa đáp ứng được yêu cầu thực tế
của đời sống đương đại, vừa gìn giữ bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc
trong tỉnh, vừa nâng cao trình độ nghệ thuật, nâng cao thu nhập cho các nghệ
sĩ, diễn viên và cán bộ công nhân viên của nhá hát. Từ những vấn đề tôi đã đặt
ra từ đầu tham luận này, tôi nghĩ muốn tồn tại, phát triển, có nét riêng của
mình Nhà hát chèo Bắc Giang cần phải đổi mới phương thức hoạt động. Cụ thể như
sau:
1- Trước hết cả nhà hát phải đoàn kết, là một khối thống nhất. Đoàn kết là sức mạnh để chuyển mình, đổi mới phương thức hoạt động, giữ vững thương hiệu
1- Trước hết cả nhà hát phải đoàn kết, là một khối thống nhất. Đoàn kết là sức mạnh để chuyển mình, đổi mới phương thức hoạt động, giữ vững thương hiệu
2- Đào tạo được nhiều lớp
nghệ sĩ yêu say, gắn bó với nghề. Sinh tử vì nghề
3- Chọn được kịch bản tốt.
Ngắn, gọn, súc tích. Không nên quá 1 tiếng.
4- Dàn dựng nhiều
chương trình kịch mục, ca múa nhạc phong phú đa dạng. Đặc biệt chú trọng đến
hát chèo, mang tính cơ động, có thể biểu diễn ở nhiều nơi, phục vụ nhiều đối tượng
khán giả
5- Phát huy đổi mới
sáng tạo, đặc biệt là khoa học công nghệ, để giúp các chương trình biểu diễn vừa
mang tính nghệ thuật cao vưa văn minh, hiện đại. Đặc biệt là âm thanh ánh sáng
6- Tăng cường quảng bá
hình ảnh của đoàn ở mọi lúc mọi nơi. Phối hợp vớ các Đài Phát thanh, truyền
hình tạo dựng hình ảnh nghệ sĩ với công chúng. Đặc biệt chú trọng tuyên truyền
quảng bá trên mạng xã hội, mỗi nghệ sĩ, diễn viên, cán bộ công nhân viên Nhà
hát, những người có thể sử dụng mạng xã hội là một kênh tuyên truyền hữu hiệu
cho Nhà hát.
60 năm phát triển, 60
năm tự hào, tình nghĩa sâu như bể, dâng niềm vui dạt dào. Chúc mừng những thành
quả mà nhiều thế hệ đoàn chèo Hà Bắc, đoàn chèo Bắc Giang và nay là Nhà hát
chèo Bắc Giang đã gặt hái được. Cuộc sống vốn là những dòng chảy không ngừng
nghỉ, dừng là không tồn tại. Chính vì vậy mà tôi nghĩ các nghệ sĩ Nhà hát chèo
Bắc Giang hôm nay, hơn lúc nào hết phát huy sức mạnh đoàn kết, cùng năm tay
nhau, tìm ra hướng đi mới, đổi mới phương thức hoạt động để nâng cao chất lượng
biểu diễn nghệ thuật phục vụ khán giả trong giai đoạn hiện nay./.
Hà Nội ngày 9/6/2019
Hà Nội ngày 9/6/2019
Mica ép nổi
Trả lờiXóaĐược biết đến như một phương pháp gia công mica còn khá mới tại thị trường Việt Nam, thế nhưng ép nổi mica đã nhanh chóng tạo được những dấu ấn riêng trên nhiều sản phẩm quảng cáo khác nhau, nổi bật nhất trong số đó là những chiếc hộp đèn được thiết kế công phu, chắc chắn, tạo được hiệu ứng thu hút sự quan tâm của khách hàng.
Ưu điểm của mica ép nổi:
- Sự mới lạ, đẹp mắt trên sản phẩm quảng cáo dễ dàng tạo được điểm nhấn thu hút sự chú ý của đám đông
- Khả năng chịu được những tác động xấu từ môi trường, độ bền cao dù là trong không gian khắc nghiệt nhất
- Dễ dàng thay đổi nội dung khi cần thiết trên sản phẩm
- Khi sử dụng kết hợp với những loại ánh sáng công nghệ cao sẽ giúp sản phẩm trở nên nổi bật, đặc biệt là khi về đêm
- Chi phí thấp
Như đã nói, phương pháp gia công ép nổi mica thường được dùng để tạo ra những hộp đèn quảng cáo bắt mắt với những ưu điểm nổi bật như sự đa dạng về hình thù, khung nhôm uốn định hình giúp hộp đèn không biến dạng trong quá trình sử dụng lâu dài, chịu được những tác động thời tiết, độ bền cao và có bề mặt sáng bóng, dễ lau chùi.
Khi cuộc sống càng được nâng cao thì thay vào nhu cầu đủ, thì tính thẩm mỹ ngày càng cao và càng được chau chuốt vậy nên hiện nay cuộc sống chúng ta luôn không ngừng vận hành để đáp ứng những nhu cầu đó. Trong đó, những vấn đề đang và vẫn luôn diễn ra xung quanh chúng ta mỗi ngày xuất hiện quảng cáo. Vậy nên, có khi nào bạn thắc mắc về nó không. Vậy thì đừng ngừng ngại hay cùng tôi hôm nay bỏ ra 5 phút nhỏ nhoi của bạn để đọc bài viết của tôi nhé
Trả lờiXóaChắc nhiều doanh nghiệp không còn lạ lẫm gì về mặt dựng alu cá tên quá đỗi quen thuộc phải không ạ. Mặt dựng alu được làm bằng nhôm aluminum tên tiếng anh gọi là Aluminium Composite Panel, về Việt Nam được gọi tắt là mặt dựng alu, đây là chất liệu nhân tạo được con người sáng tạo và biến hoá và sáng tạo để làm thểm mỹ và ấn tượng. Hiện tại nó đang được đang dùng trong các nơi công công cộng nhằm quảng cáo để tăng tính thẩm mỹ, gây sự chú ý cho khách hàng. Đặc điểm của mặt dựng alu vì chất liệu chính là nhôm nên khá nhẹ, dẫn nhiệt tốt so với các nguyên liệu khác, có cấu tạo bởi 2 lớp để chống bị mòn, và được thiết kế ở giữa là polyethyene, đây là vật liệu khá dẻo có thể tạo hình uốn cong dễ dàng, thích nghi với mọi môi trường khắc nghiệt và hơn thế nữa có độ bền khá lâu từ 10- 20 năm
Ưu điểm của mặt dựng alu:
• Vì vật liệu chính là Nhôm nên rất nhẹ, dẻo và rất bền nên khi sự dụng có thể giảm tối ưu trọng lượng
• Màu sắc khá đa dạng nên khách hàng có thể chọn lựa màu khác nhau cho phù hợp
• Trong mọi môi trương mặt dựng alu đều có thể chịu đựng rất tốt có tính thẩm mỹ cao
Tuy nhiên, mặt dựng alu cũng có một khuyết điểm nhỏ vì nếu như thi công không đảm bảo chât lượng thì nó sẽ trở thành một thảm hoạ về thẩm mỹ cũng như chất lượng của mặt dựng
Ứng dụng của của mặt dựng alu:
Từ khi có đến với mặt dựng alu, gần như chiếm lĩnh thị trường quảng cáo mặt dựng. Có thể sự dụng mặt dựng alu trong những trường hợp như sau:
- Trang trí trần nhà, chống cháy nổ
• Làm ốp mặt nền nhà, cao ốc văn phòng, mặt dựng, chữ nổi
• Trang trí poster, quảng cáo hay bảng hiêu showroom, nhà hàng
làm bảng hiệu
làm bảng hiệu alu
làm bảng hiệu công ty
làm biển hiệu công ty
làm bảng hiệu công ty mica
bảng hiệu công ty mica
QUẢNG CÁO ĐẠI PHÁT
Sđt: 0935 79 00 28
Website: quangcaodaiphathcm.com