Nsut Ngọc Sơn- Cháy hết mình để thỏa nỗi đam mê
Với Sơn, danh hiệu là vô cùng cao quý, thiêng liêng, là hướng phấn đấu cả đời của anh, nhưng có lẽ cao hơn cả là tình yêu nghệ, niềm đam ...
http://www.maivanlang.com/2019/10/nsut-ngoc-son-chay-het-minh-e-thoa-noi.html
Với Sơn, danh hiệu là vô cùng cao quý, thiêng liêng, là hướng phấn đấu cả đời của anh, nhưng có lẽ cao hơn cả là tình yêu nghệ, niềm đam mê nghệ thuật. Mình cứ cháy lên, cứ thổi hồn vào câu hát, vai diễn, cứ ăm ắp tràn đầy nhả câu nhả chữ trong mỗi album, rồi nhận được sự yêu thương của đồng nghiệp, sự nể phục tin yêu của khán thính giả. Đó hẳn mới là tấm huy chương đáng quý nhất đối với anh.
Tôi đã có dịp được về thăm quê hương nghệ sĩ Ngọc
Sơn, Thôn Kênh Cạn, Thanh lưu, Thanh Liêm, Hà Nam, một vùng quê bình dị như bao
vùng quê khác. Cánh đồng bát ngát, dòng sông mang nặng phù sa, ruộng lúa bờ tre
đắp bồi, nuôi bao người con chí cả. Từ nhỏ Sơn mồ côi cha, anh sống trong tình
thương yêu vô bờ của mẹ, của anh em bà con xóm làng. Tuổi thơ vất vả, cơ cực
nhưng Sơn vẫn yêu đời, nghe Đài thấy giọng hát hay là say mê lắng nghe quên cả
mệt.
Năm 1997 khi vừa tròn 16 tuổi, đúng lúc Đoàn chèo Hà Nam tuyển diễn viên, Sơn đã lọt vào mắt xanh của Nsnd Lương Duyên trưởng đoàn và ban lãnh đạo. Từ đó Sơn gắn bó với nghệ thuật. Quên cả mình cháy hết cho nỗi đam mê chèo
Năm 1997 khi vừa tròn 16 tuổi, đúng lúc Đoàn chèo Hà Nam tuyển diễn viên, Sơn đã lọt vào mắt xanh của Nsnd Lương Duyên trưởng đoàn và ban lãnh đạo. Từ đó Sơn gắn bó với nghệ thuật. Quên cả mình cháy hết cho nỗi đam mê chèo
Sau hơn một năm học tập
rèn luyện, tài năng của Nghệ sĩ Ngọc Sơn bộc lộ ngày càng rõ nét. Điều đáng ngạc
nhiên là chàng trai trẻ 18 tuổi ấy có thể diễn nhiều vai tính cách khác nhau, đặc
biệt là kép về hề. Trong cuộc đời nghệ sĩ của mình Ngọc Sơn không thể quên, năm
1998 để chuẩn bị cho cuộc thi tài năng
sân khấu trẻ toàn quốc, nhờ sự giúp đỡ của lãnh đạo Đoàn, Sơn tìm đến Nsnd mạnh
Tuấn để học vai cu sứt. Thầy Mạnh Tuấn, yêu nghề, quý cậu học trò nhỏ yêu nghề
nên đã mang hết mảng, miếng truyền lại cho Sơn. Có lần Nsnd Mạnh Tuấn bị ốm phải
nằm viện, Sơn vào thăm thầy và ông trực
tiếp dạy Sơn trên giường bệnh. Có lẽ Sơn là một trong những học trò cuối cùng
được nsnd Mạnh Tuấn truyền nghề. Lần thi đó, làng chèo có 5 nghệ sĩ đua tài bằng
vai cả Sứt, mình Sơn ít tuổi nhất nhưng lại là người duy nhất nhận được huy
chương cho vai diễn này ( huy chương bạc ). Sau khi xem Sơn diễn, Nsut, nhà báo
Vũ Hà, phó trưởng Ban văn học nghệ thuật Đài TNVN đã hết sức khen ngợi Sơn. Ông
đặc cách tới tận nơi Sơn ở tặng Sơn một món quà kỷ niệm. Nsut Vũ Hà giờ đã là
người thiên cổ, nhưng món quà mà ông tặng Sơn vẫn còn đó, chếc đồng hồ quả lắc
Sơn để ở nhà, thi thoảng dở ra xem nhắc nhớ về một trong những vai diễn đầu dời
ấn tượng nhất của mình. Tiếp ngay sau huy chương bạc cho vai cả Sứt, Nghệ sĩ Ngọc
Sơn còn đóng nhiều vai trong các vở của Đoàn. Năm 2003 một vinh dự lớn đến với
Ngọc Sơn, anh là một trong những nghệ sĩ trẻ nhất của tỉnh Hà Nam được trao tặng
giải thưởng Nguyễn Khuyến, giải thường văn học danh giá của Hội văn học nghệ
thuật của tỉnh
Năm 2007, Ngọc Sơn chuyển
lên công tác tại Nhà hát chèo quân đội. Từ môi trường một đoàn tỉnh lẻ, vào một
Nhà hát có bề dầy truyền thống, bao “ cây đa cây đề” gạo cội, nhiều giọng hát
hay nhiều tay đàn ngọt, lại phải sống, sinh hoạt làm việc theo cách của một người
lính, bước đầu Sơn gặp nhiều khó khăn. Với niềm đam mê chèo cháy bỏng, Sơn vừa
học tập lao động vừa tìm hiểu rèn luyện bản thân để dần quen với nếp sinh hoạt
của Nhà hát. Hơn 10 năm công tác tại Nhà hát chèo quân đội, nghệ sĩ Ngọc Sơn
ghi đậm dấu ấn trong lòng công chúng yêu chèo nói riêng và khán giả là những
người lính nói chung với hàng chục vai diễn.
Vai diễn mà tôi cũng
như nhiều khán giả, bạn bè đồng nghiệp đặc biệt ấn tượng với Sơn là vài Quan
Tri Châu Dương Văn Bảo trong trích trích đoạn chèo “ Lột mũ quan Tri Châu “ của
vở chèo nổi tiếng Nhiếp Chính Ỷ lan. Bằng vào cái duyên hài trời phú lại được
hai người thầy, người anh, người chú cũng đóng rất thành công vai này là Nsnd
Đào Lê, và Nsnd Quốc Trượng truyền đạt chỉ bảo, Nghệ sĩ Ngọc Sơn đã thể hiện một
cách hài hước một tên quan tham ham mê tửu sắc, tục tĩu tự bộc lộ nhân cách đê
hèn của mình. Bức tranh hài hước được nghệ sĩ Ngọc Sơn cùng bạn diễn vẽ lên đầy
châm biếm, diễu cợt, khiến người xem được cười nghiêng ngả, buồn cho một lũ
quan tham mọt dân hại nước.
Không chỉ thành công ở
những vài hài, Nghệ sĩ Ngọc Sơn cũng là một trong những kép nam đẹp của làng
chèo. Năm 2014 anh được giải huy chương vàng cho vai Đạt, một người lính Trường
Sơn, lạc vợ con, sau chiến tranh bao khổ đau cay đắng mới tìm lại được trong vở
“ Điệu đọng lại trong chiến tranh “. Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc
2016, Ngọc Sơn đọc vai Tiến, một anh nông dân, giác ngộ cách mạng, tạm biệt mẹ
già và vợ, chốn khỏi làng lên Điện Biên theo kháng chiến trong vở “ Ánh sao đầu
núi “ của tác giả Tào Mạt . . .
38 năm tuổi đời thì có
đến 22 năm tuổi nghề, cũng là điều hiếm thấy ở một nghệ sĩ. Bao nhiêu năm làm
nghề, bao nhiều buổi biểu diễn thì có bấy nhiêu kỷ niệm, nhưng có lẽ khó quên
nhất với Ngọc Sơn là chuyến đi ra đảo Cồn Cỏ. 8h00 sáng đoàn lên tàu, giữa biển
tàu chết máy, sóng to, tàu quay chong chóng, ai cũng say, tàu ra ứng cứu không
tiếp cận được, phải dùng xà lan kéo , thế nhưng khi tầu cập cảng, 6h00 tối, cả
đoàn lại phải chuẩn bị loa máy, sân khấu và biểu diễn 2 giờ đồng hồ. Mệt mà
vui, mà trào nước mắt khi thấy những chiến sĩ háo hức xem, háo hức nghe, và
trân quý từng giọng hát tiếng đàn của người nghệ sĩ. Kỷ niệm thứ hai khó quên
trong đời Ngọc Sơn là một lần đi diễn cho bộ đội, anh đóng vai Đạt vở : “ Điều
đọng lai trong chiến tranh “, mải chạy lấy đạo cụ, anh vấp ngã. Cú ngã như trời
giáng, anh dùng tay chống đỡ nên ngón tay trỏ gần như gẫy, cả đoàn lo lắng vô
cùng, Không thể vì chuyện này mà bỏ cả đêm diễn, bộ đội đã ngồi chật kín sân,
anh em mua nước đá cho Sơn trườm đỡ đau. Ngón tay gẫy buốt đến tận xương tủy,
thế mà đến lúc diễn Sơn vẫn phải khóc, phải cười, phải hát với nhân vật. Diễn
xong vở Sơn muốn ngất sửu, phải đưa xe đi bệnh viện để bó tay hàng tháng mới khỏi.
Sơn là thế, nghề diễn, nghiệp diễn và có cả tình yêu niềm đam mê cháy bỏng
trong đó
Bên cạnh nghệ thuật
chèo, Nghệ sĩ Ngọc Sơn còn tìm tòi, học hỏi nhiều loại hình nghệ thuật khác, đặc
biệt là hát văn. Cho đến nay Ngọc Sơn hát thành công, hát hay nhiều giá hát
văn. Những bài hát văn do nghệ sĩ Ngọc Sơn thể hiện trên Đài TNVN, Đài THVN được
khán thính giả yêu mến đón nhận
Hơn 20 năm lăn lộn với
nghề, nghệ sĩ Ngọc Sơn luôn cháy bỏng nỗi đam mê. Thời gian qua, anh đã bỏ rất
nhiều công sức, tiền bạc để thu thanh phát hành 3 album chèo cổ, chèo lời mới “
Ơn đức sinh thành “ và album ‘ 36 giá chầu văn “. Những tiết mục hát chèo, hát
văn này được nghệ sĩ Ngọc Sơn dụng công tìm tòi, biên tập, chỉnh sửa thu thanh.
Có album phải mất gần 2 năm mới hoàn thành. Mỗi câu, mỗi chữ mỗi bài đều được
Ngọc Sơn chau chuốt gọt rũa cẩn thận, tỷ mỉ, làm sáng lên, làm đẹp thêm hồn thơ
trong ca từ. Abum chèo “ Công đức sinh thành “ vừa phát hành trên trang mạng xã
hội youtube đã có hàng trăm nghìn lượt xem, hàng trăm coment bình luật, tạo một
ấn tượng tốt đẹp trong lòng công chúng
Với những công hiến không mệt mỏi, cháy bỏng đam mệ,
tháng 8- năm 2019 vừa qua, Nghệ sĩ Ngọc Sơn đã vinh dự được Chủ tịch nước phong
tặng danh hiệu cao quý NSUT. Với Sơn, danh hiệu là vô cùng cao quý, thiêng
liêng, là hướng phấn đấu cả đời của anh, nhưng có lẽ cao hơn cả là tình yêu nghệ,
niềm đam mê nghệ thuật. Mình cứ cháy lên, cứ thổi hồn vào câu hát, vai diễn, cứ
ăm ắp tràn đầy nhả câu nhả chữ trong mỗi album, rồi nhận được sự yêu thương của
đồng nghiệp, sự nể phục tin yêu của khán thính giả. Đó hẳn mới là tấm huy
chương đáng quý nhất đối với anh.
Hà Nội ngày 29/10/2019
Hà Nội ngày 29/10/2019