6 thói quen buổi sáng giúp sống lâu trăm tuổi, không cần mất quá nhiều thời gian có thể thấy ngay được tác dụng
19/02/2020 06:00 AM | Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “nhất nhật chi kế tại vu thần”, ý muốn nói một vài động tác nhỏ nhỏ vào mỗi sáng có thể...
http://www.maivanlang.com/2020/04/6-thoi-quen-buoi-sang-giup-song-lau.html
19/02/2020 06:00 AM |
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu “nhất nhật chi kế tại vu thần”, ý muốn nói một vài động tác nhỏ nhỏ vào mỗi sáng có thể đem lại cho sức khỏe những ảnh hưởng vô cùng to lớn. Muốn bồi dưỡng những thói quen giúp sống lâu trăm tuổi, hãy bắt đầu từ một vài việc sau khi ngủ dậy.
1. Rũ rũ chăn, không cần gấp
Rất nhiều người sau khi ngủ dậy có thói quen gấp chăn vuông vắn ngay ngắn, mà không biết rằng, chăn khi được gấp lại, sẽ tạo điều kiện cho những loài kí sinh nhỏ có hại cho da và sức khỏe mà mắt thường không nhìn thấy được sinh tồn. Bởi lẽ những loài kí sinh này không dễ sinh tồn trong điều kiện khô ráo hay thông thoáng, nhưng cơ thể người và chăn lại có sự tiếp xúc lâu dài, rất dễ giữ lại nhiệt độ hoặc mồ hôi của người, tạo điều kiện để chúng kí sinh.
Vì vậy, buổi sáng ngủ dậy hãy rũ rũ chăn, không cần gấp, khí ẩm trên chăn sẽ nhanh chóng khô ráo. Đồng thời, độ ẩm trong khí không thể bám trên chăn, những loài kí sinh kia sẽ mất nước mà chết. Buổi sáng ngủ dậy không gấp chăn, có lợi cho sức khỏe.
2. Uống nước
Sau khi ngủ cả một đêm, cổ họng thường khô và khát vào buổi sáng. Vào thời điểm này, uống một ly nước có thể giúp nhanh chóng bổ sung độ ẩm cho cơ thể đồng thời khiến chúng ta cảm thấy sảng khoái.
Cơ thể trước đó ở trong trạng thái nghỉ ngơi và trao đổi chất suốt đêm, một lượng nước lớn bị "thất thoát" qua da, hít thở, nước tiểu..., khiến cơ thể mất nước nghiêm trọng, chính vì vậy, một ly nước ban sớm có thể bù đắp lại lượng nước cho cả đêm.
Đặc biệt là đối với người cao tuổi, sau khi vào cơ thể, nước sẽ được hấp thụ nhanh qua niêm mạc đường tiêu hóa đi vào máu, làm loãng nồng độ trong máu, giảm độ nhớt của máu, tăng lượng máu hiệu quả, tăng lượng oxy và giảm nguy cơ phát bệnh tim mạch và mạch máu não đột ngột vào buổi sáng ở người trung và lão niên.
Tuy nhiên, cần chú ý không uống nước lạnh, không uống nước ngọt, uống khoảng 250ml nước ấm khi bụng đói là đủ.
3. Đi vệ sinh
Không đi vệ sinh vào buổi sáng, độc tố sẽ tích tụ khắp cơ thể. Thức ăn tồn tại trong cơ thể trong suốt thời gian ngủ, trải qua một đêm tiêu hóa, nếu không được thải ra kịp thời, sự tích tụ trong cơ thể sẽ gây ra gánh nặng cho chức năng đường tiêu hóa.
Nếu bạn thức dậy vào buổi sáng mà không đi vệ sinh kịp thời, bạn sẽ thấy phân của mình cứng và có mùi, bởi lẽ, lượng nước của phân khi ở lâu trong đại tràng đã bị đại tràng hấp thụ hết và gây ra táo bón. Ngoài ra, vi khuẩn đường ruột sẽ tiếp tục phân hủy phân, sản xuất nhiều sulfide và làm cho phân có mùi.
Đại tiện buổi sáng cũng giúp phát triển thói quen đại tiện vào một khoảng thời gian cố định, giúp giảm tỷ lệ mắc các bệnh về đường tiêu hóa.
4. Vận động một chút
Sau khi ngủ cả đêm và thức dậy vào buổi sáng, liệu bạn có cảm thấy đau cơ và chân tay cứng nhắc? Nếu điều này xảy ra thường xuyên, đó là bởi tư thế ngủ của bạn không đúng cách. Lúc này, điều bạn nên làm là để cơ thể vận động một chút để kéo dãn xương cốt.
Sau khi ngủ dậy, vươn người xoay eo, đá chân, lắc cơ thể và sau đó hít thở sâu trong vòng 10 - 15 phút, điều này sẽ giúp tăng lượng oxy vào phổi đồng thời giữ cho đầu óc tỉnh táo. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm một số hành động nhỏ khi đang ở trên giường, chẳng hạn như duỗi ngón tay, bóp nhẹ hai dái tai, đảo mắt, mắt xa mặt, vuốt đầu ngược ra phía sau, duỗi chân tay và xoa nhẹ rốn....
5. Không lơ là bữa sáng
Bữa sáng vô cùng quan trọng đối với sức khỏe. Một bữa sáng bổ dưỡng có thể khiến cơ thể tràn đầy năng lượng suốt cả ngày, cải thiện hiệu quả học tập và làm việc. Sau một đêm ngủ, nếu không có thức ăn để trung hòa axit tiết ra trong dạ dày, nó sẽ kích thích niêm mạc dạ dày và gây ra những khó chịu cho dạ dày, lâu dần sẽ gây ra các bệnh về dạ dày.
Ngoài ra, nếu bạn không ăn sáng, chế độ ăn uống cân bằng mà cơ thể cần không được đáp ứng, năng lượng cần thiết vào buổi sáng chỉ có thể được bổ sung bằng cách tiêu thụ glycogen và protein trong cơ thể, từ đó sẽ gây ra rối loạn chuyển hóa, dẫn đến các tình trạng như béo phì hay thiếu máu.
6. Soi gương và mỉm cười
Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ. Cười làm giảm căng thẳng thần kinh và thư giãn cơ bắp. Đặc biệt là sau một đêm ngủ, một nụ cười có thể khiến mắt, miệng, ngực và cơ bụng vận động hiệu quả, tăng tốc độ lưu thông máu và thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể. Đồng thời, một nụ cười cũng có thể mở rộng thùy phổi và thúc đẩy chuyển động cơ hô hấp, rất tốt cho sức khỏe của bạn.
Tất nhiên, ngoài 6 điều trên, còn có nhiều thủ thuật nhỏ khác giúp kéo dài tuổi thọ. Tuy nhiên, có những người vì muốn sống lâu mà mù quáng tin vào những điều vô lý. Chẳng hạn như một số người cao tuổi nghe quảng cáo sai lệch, mua một số lượng lớn các sản phẩm thuốc không rõ nguồn gốc hay thực phẩm chức năng, chỉ chăm chăm cố gắng kéo dài cuộc sống của mình bằng cách dùng thuốc. Đây hoàn toàn không phải là một suy nghĩ đúng đắn, ngược lại, nó có thể đe dọa đến sức khỏe thể chất của bạn.
Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng, so với thuốc thang, một bác sĩ giỏi có thể có lợi hơn cho việc sống lâu.
Nghiên cứu từ Đại học Cambridge, cho thấy rằng bệnh nhân có xu hướng khỏe mạnh và giảm đáng kể nguy cơ tử vong hơn khi được chữa trị bởi những bác sỹ tâm lý, biết đồng cảm và tận tâm. Tiến sĩ Hajira Dambha-Miller của Đại học Cambridge cho biết: "Chúng ta ngày càng quan tâm hơn đến việc phòng ngừa và điều trị bệnh, mà lại quên đi sự nhân văn trong điều trị y tế". Một bác sĩ tận tâm, đồng cảm với bệnh nhân có thể dễ dàng có được lòng tin của bệnh nhân, từ đó cải thiện sự tự tin vượt qua bệnh tật của bệnh nhân. Bên cạnh đó, một bác sĩ tận tâm luôn sẵn sàng đặt mình vào vị trí của bệnh nhân để rồi nỗ lực hết mình đi cứu chữa cho họ.
Ai cũng muốn sống lâu sống thọ, còn bạn, đã học được những chiêu thức giúp sống lâu sống khỏe này chưa?
Như Nguyễn- Tri thức trẻ