Cập nhật tình hình đại dịch covid-19 tính đến 6h00 sáng nay 7/4/2020

1- Sáng nay ( 7/4/2020 ) Là sáng thứ 3 liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc covid-19 nào. Chiều hôm qua có 04 ca mắc, 3 ca từ nước...


1- Sáng nay ( 7/4/2020 ) Là sáng thứ 3 liên tiếp Việt Nam không ghi nhận ca mắc covid-19 nào. Chiều hôm qua có 04 ca mắc, 3 ca từ nước ngoài về cách ly ngay tại sân bay. Đáng chú ý, ca mắc 243,  bệnh nhân Q.Q.T (sinh năm 1973, thường trú tại xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội). Bệnh nhân đi khám tại Khoa miễn dịch dị ứng (Bệnh viện Bạch Mai ngày 12/3)
Đến ngày 4/4, CDC Hà Nội lấy mẫu và tối 5/4 có kết quả dương tính. "Như vậy bệnh nhân này ủ bệnh đúng 23 ngày. Trong khi đó, lâu nay chuyên gia y tế cho rằng thời gian ủ bệnh là 14 ngày”
2- Sau 3 ngày ít có bệnh nhân mắc covid-19, hình như bà con ta lại chủ quan. Số người ra đường ngày một dầy, một đông. Các cơ quan đã nhắc nhở xử phạt nhưng không ăn thua. Vì một Việt Nam yên lành, bà con ta hãy ở nhà. Ra đường khi thật cần thiết
3- Sau Hải Phòng, Quảng Nam, Đà Nẵng . . . thực hiện cách ly bắt buộc đối với những người đến ( hoặc về ) từ Hà Nội và Tp HCM , tiếp tục là tỉnh Bắc Ninh. Bà con đến Bắc Ninh lưu ý cho 
4- Trên thế giới đã có 1.3 triệu người mắc covid-19, hơn 70 nghìn người chết. Mỹ vẫn là nước có ca nhiễm cao nhất thế giới ( Hơn 360 nghìn ca ) 
5- Thủ tướng Anh Boris Johnson đã được chuyển vào phòng chăm sóc tích cực tối qua (6/4) sau khi các triệu chứng về Covid-19 của ông xấu đi, văn phòng Thủ tướng Anh xác nhận. Như vậy Covid-19 không từ ai, ở bất kỳ quốc gia nào, nghèo, giàu hay lãnh đạo cao cấp 
6- Theo báo cáo của Chính phủ, quy mô hỗ trợ dự kiến khoảng 62 nghìn tỷ đồng, hỗ trợ cho khoảng 20 triệu đối tượng. Trong đó ngân sách nhà nước hỗ trợ trực tiếp khoảng 36 nghìn tỷ đồng.

Cụ thể, ngân sách trung ương khoảng 22-23 nghìn tỷ đồng, dự kiến sẽ sử dụng 19-20 nghìn tỷ đồng nguồn tăng thu và nguồn kinh phí còn lại của năm 2019; số còn lại sẽ bố trí từ nguồn dự phòng năm 2020, tiết kiệm chi thường xuyên và các nguồn hợp pháp khác theo quy định.

Ngân sách địa phương khoảng 13-14 nghìn tỷ đồng, dự kiến bố trí từ nguồn tăng thu và nguồn kinh phí còn lại của ngân sách địa phương năm 2019, quỹ dự trữ tài chính, dự phòng ngân sách địa phương năm 2020 và nguồn cải cách tiền lương còn dư và các nguồn hợp pháp khác theo quy định.

Các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương trên 50% tự bảo đảm kinh phí thực hiện. Ngân sách trung ương hỗ trợ các địa phương còn lại theo nguyên tắc. Một là 70% mức thực chi theo quy định đối với các tỉnh miền núi, Tây Nguyên; 50% mức thực chi theo quy định đối với các địa phương chưa tự cân đối ngân sách còn lại (ngoài các tỉnh miền núi, Tây Nguyên). Hai là 30% mức thực chi theo quy định đối với các tỉnh, thành phố có tỷ lệ điều tiết các khoản thu phân chia về ngân sách trung ương dưới 50%.

Ngoài ra, hỗ trợ gián tiếp thông qua việc cho phép doanh nghiệp và người lao động tạm dừng đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất đối với số lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc phải tạm thời nghỉ việc (kể cả lao động ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng lương); hỗ trợ từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp để đào tạo lại người lao động (khoảng 3 nghìn tỷ đồng); cho vay chi trả tiền lương ngừng việc cho người lao động qua Ngân hàng Chính sách xã hội (khoảng 16 nghìn tỷ đồng).

Bài Liên Quan

Tin Mới 2759994805080259948

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item