Vĩnh biệt thầy tôi- Nhà giáo, nhà viết kịch Nguyễn Chiến Thạc

Nhà giáo, Nhà viết kịch Nguyễn Chiến Thạc, sinh năm 1947 tại xã Hùng Sơn, Hiệp Hòa, Bắc Giang, ngay từ nhỏ ông đã bộc lộ năng khiếu về h...


Nhà giáo, Nhà viết kịch Nguyễn Chiến Thạc, sinh năm 1947 tại xã Hùng Sơn, Hiệp Hòa, Bắc Giang, ngay từ nhỏ ông đã bộc lộ năng khiếu về hát, diễn và viết. Năm 1966 ông nhập ngũ, vào Cục quản lý xe, Tổng cụ Hậu cần. Những năm kháng chiến chống Mỹ, ông tham gia chiến trường, những buổi liên hoan tại đơn vị ông được mời hát, diễn cho bộ đội. Dần dần, thấy ông có năng khiếu cán bộ đơn vị cử ông đi học lớp bồi dưỡng viết sân khấu, viết chèo, các lớp ấy có Nhà viết chèo Tào Mạt giảng dạy. Năm 1970 ông được tuyển vào Đoàn văn công Quân đội ( Cục quản lý xe ) và vào biểu diễn nơi tuyến đầu chống Mỹ.Cứ như vậy, ông vừa tham gia chiến đấu, vừa học, vừa viết, vừa diễn. Sau giải phóng Miền nam năm 1975, cuối năm 1976 ông được về công tác tại đoàn nghệ thuật tỉnh Hà Bắc. Khi Trường đại học sân khấu và điện ảnh mở lớp biên kịch khóa đại học đầu tiên, đầu những năm 1980, ông xin đi thi, và đỗ đại học biên kịch. Năm 1987 tốt nghiệp Đại học Sân Khấu Điện ảnh, ông trở về, làm trưởng Đoàn kịch nói Hà Bắc. Năm 1990, ông được chuyển về làm giảng viên khoa sân khấu, trường Đại học sân khấu điện ảnh và công tác ở đó cho đến khi nghỉ hưu.
Nhà viết kịch Nguyễn Chiến Thạc thành danh với nhiều vở diễn, trong đó có một số vở nổi bật như: vở cải lương " Tàn héo những ước mơ " do Đạo diễn Nsut Lê Chức, một người bạn thân của ông đạo diễn, và vở chèo " Trần Nguyên Hãn " do Đoàn chèo tỉnh Phú Thọ dàn dựng cùng các vở " bạc tình " " Trả giá cuộc đời " v v. . . ngoài ra ông còn là soạn giả, công tác viên thân thiết của chương trình dân ca và nhạc cổ truyền Đài TNVN suốt từ những năm 1970 . Sau này, ông là người thầy đứng trên bục giảng, đào tạo nhiều thế hệ học trò, nhiều người thành danh, có đóng góp cho nghệ thuật nước nhà.
Nhà giáo, nhà viết kịch Nguyễn Chiến Thạc là người sống chân chất, dân dã, là người quê chính hiệu. Nhiều năm liền ông sống trong một căn phòng nhỏ ở Ký túc xá cùng với sinh viên, Còn nhớ nhiều kỷ niệm với thầy. Khi chúng tôi hết gạo chưa kịp về gia đình lấy,, xuống vay thầy mấy bò. Hay những buổi lên lớp thầy trò ngồi cả sáng để bàn về một vở diễn vừa xem tối hôm trước, những tranh luận nhiều chiều được thầy lý giải phân tích kỹ đầy thuyết phục. Những ngày mưa dầm gió bấc, thầy trò ngồi bên ấm trà nóng nghe thầy kể biết bao kỷ niệm về những năm tháng hào hùng của dân tộc thầy và đồng đội sống, chiến đấu ra sao. Tôi còn nhớ những hôm có phim " người giàu cũng khóc, hay Worldcup thầy trò lại trèo tường qua cổng Ký Túc chui đi xem ở mấy nhà bạn thầy ( cũng là giảng viên ). Những năm đầu đổi mới, đất nước muôn vàn khó khăn, chúng tôi, lứa học sinh đầu của thầy được thầy chỉ bảo ân tình, chăm chút các bài, nên ai cũng tốt nghiệp khá giỏi, tỏa đi muôn phương. Có người công tác trong ngành, có người làm cán bộ, cũng có người giờ đã nghỉ hưu . . . nhưng luôn hỏi thăm thầy mỗi khi có dịp. Riêng tôi, vì vẫn làm nghề nên có nhiều dịp được gặp gỡ trò chuyện với thầy, trong đó có những lần phỏng vấn thầy hàng giờ về sân khấu chèo, về nghề viết, nghiệp viết về kinh nghiệm viết nữa . . . thầy không tiếc vốn liếng có bao nhiêu tâm sự hết. Những chương trình thầy nói chuyện được tôi phát trong chuyên mục " hồi âm sáng tác mới " của trình trình dân ca và nhạc cổ truyền, được thính giả đón nhận nồng nhiệt
Mấy năm gần đây, thầy về quê sống với cô và các em nên tôi ít có dịp được gặp thầy. Thầy trò vẫn thường xuyên trao đổi điện thoại. Thấy tôi phát biểu, hay giới thiệu trên sóng, thầy lại gọi " alo, thầy vừa nghe em xong. Vui quá Lạng ơi ".
Sáng nay, một ngày ngồi buồn ở nhà chống dịch, nghe em Huy con thầy báo tin thầy đi, mà lòng buồn vô hạn. Sinh tử bất kỳ, tuổi cao bệnh trọng, nhưng nghe tin thầy đi vẫn đột ngột đối với tôi.
Thầy ơi!
Sao thầy lại chọn những ngày tâm dịch này để ra đi kia chứ. Chúng em, học trò cũ, chỉ biết nhìn ảnh thầy, tiễn biệt từ xa. Mong thầy yên giấc ngàn Thu
Ra đi giữa những ngày tâm dịch, chắc không có nhiều người đến trực tiếp tiễn thầy được, mong thầy thứ lỗi cho chúng con. Thầy yên nghỉ. Chúng con, thể hệ học trò mà thầy yêu quý, sẽ tiếp tục những việc thầy hằng ấp ủ, tiếp tục gìn giữ những loại hình nghệ thuật đặc sắc " quốc hồn quốc túy " của dân tộc như thầy hằng mong ước.

Xin vĩnh biệt thầy, nhà giáo, nhà viết kịch Nguyễn Chiến Thạc!

Bài Liên Quan

Tin Mới 7580659070423947893

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item