'Khoảng 20% F0 không hợp tác khi truy vết'

Việc thu thập thông tin dịch tễ nhằm truy vết F1, F2 trong đợt dịch đang bùng phát gặp nhiều khó khăn do một số người không hợp tác. Thứ trư...

Việc thu thập thông tin dịch tễ nhằm truy vết F1, F2 trong đợt dịch đang bùng phát gặp nhiều khó khăn do một số người không hợp tác.

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, Tổ trưởng Tổ Thông tin Đáp ứng nhanh phòng, chống Covid-19, cho biết từ 27/1, tổ đã được triệu tập khẩn cấp với chỉ thị quyết liệt, đẩy nhanh tốc độ truy vết các F1, F2. Tuy nhiên, ông nhận định đợt bùng phát dịch lần này gây ra rất nhiều khó khăn cho đội ngũ truy vết do số lượng bệnh nhân dương tính cao kỷ lục.
Các ca bệnh được truy vết như thế nào?

Tổ Thông tin Đáp ứng nhanh phòng, chống Covid-19 được Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long triệu tập khẩn cấp sau khi ông nhận định ca nhiễm đầu tiên có nguy cơ bùng dịch cao.

"Chúng tôi đánh giá tình huống khi đó rất nguy hiểm vì trong Công ty POYUN, các sự kiện tập thể khá nhiều nhưng các công nhân không đeo khẩu trang. Ngoài ra, tháng 1 cũng là thời gian mọi người thường xuyên tổ chức tất niên, đám cưới khiến rủi ro tăng cao", Thứ trưởng Bùi Thế Duy kể lại.



Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy, Tổ trưởng Tổ Thông tin Đáp ứng nhanh phòng, chống Covid-19. Ảnh: Quỳnh Trang.

Để truy vết thành công các ca bệnh trong 3 ngày qua, tổ bắt đầu công việc bằng nguồn thông tin từ người dân khai báo và danh sách các ca bệnh. Sau khi trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tại các địa phương và phòng thí nghiệm cho kết quả dương tính, tổ sẽ lập tức tổng hợp thông tin sơ bộ như tên, số điện thoại...

Lúc này, một đội ngũ chuyên môn về dịch tễ sẽ gọi điện phỏng vấn các bệnh nhân. Qua đó, tổ sẽ nắm được toàn bộ lịch trình di chuyển của bệnh nhân, từ đó tìm F1, F2.

Các thông tin này sẽ được thống kê và tổng hợp lại, sau đó chuyển cho nhóm chuyên viên cấp cao của tổ. Đây là nhóm đầu não gồm các chuyên gia y tế sẽ xử lý thông tin, hỗ trợ địa phương xác định tâm dịch, đồng thời đề xuất các vấn đề như cách ly, phong tỏa...
Khó khăn do thiếu sự hợp tác

Cách làm trên đã giúp Việt Nam truy vết và khoanh vùng các bệnh nhân Covid-19 thành công tại những đợt bùng dịch trước. Thậm chí, thời điểm này, ổ dịch Hải Dương cũng đã cơ bản được kiểm soát. Tuy nhiên, nhiều người từ tâm dịch đã tỏa ra nhiều tỉnh, thành phố. Do đó, chúng ta còn rất nhiều việc để ngăn chặn các nguồn lây trên cả nước.

Ông Nguyễn Thế Trung, Phó tổ trưởng Tổ Thông tin Đáp ứng nhanh phòng, chống Covid-19, cho hay: "Để tổ truy vết hoạt động hiệu quả, chúng tôi phải có 2 nguồn thông tin: chủ động tìm kiếm và người dân khai báo lên. Người dân khai báo nhiều, hiệu quả truy vết càng cao. Tuy nhiên, một vấn đề khá bất ngờ là 20% F0 không hợp tác với chúng tôi trong quá trình phỏng vấn, chưa kể các F1, F2. Con số này cao hơn nhiều các đợt bùng dịch trước đây".



20% F0 không hợp tác trong điều tra, truy vết. Ảnh: Quỳnh Trang.

Theo ông Trung, nguyên nhân có thể do người dân hoảng loạn, lo lắng dẫn tới hành động tắt máy, chặn số của Bộ Y tế. Lúc này, tổ buộc phải cử người tới trao đổi trực tiếp gây lãng phí thời gian và nhân lực.

"Cách khác để xác định F1, F2 rất hiệu quả là kênh thông tin của Bộ Y tế khi công khai các địa điểm, mốc thời gian có liên quan ca bệnh. Mới đây, chúng ta cũng đã ghi nhận một số người dân có mặt tại mốc dịch tễ, nhận được thông tin, tới khai báo, xét nghiệm và có kết quả dương tính. Đây là điều rất đáng mừng nhưng số lượng vẫn khá hạn chế", Thứ trưởng Duy nói.

Hiện tại, dưới 1% số lượng F1 chủ động liên hệ khai báo khoảng. Phần F1, F2 còn lại được tìm ra đang dựa trên công sức hàng ngày của các thành viên trong tổ.

Tuy nhiên, do số lượng ca dương tính kỷ lục, cùng với đó là tốc độ lây lan nhanh của chủng virus mới, ông Duy cho rằng chúng ta phải quyết tâm cao và sử dụng thêm nhiều nguồn nhân lực hơn nữa.

Thứ thưởng kết luận: "Chúng ta đang chạy đua với thời gian để kiểm soát dịch bệnh. Với mong muốn có một dịp Tết Nguyên đán an toàn, tôi hy vọng tất cả người dân sẽ có sự chung tay trong việc truy vết các trường hợp liên quan ca bệnh. Nếu tham gia các sự kiện, mốc thời gian được Bộ Y tế công bố, mọi người cần nhanh chóng khai báo, lấy mẫu, thậm chí phát hiện những trường hợp liên quan. Nếu không may nhiễm hoặc tiếp xúc với người mắc bệnh, chúng ta cần hợp tác, khai báo rõ ràng các mốc dịch tễ. Việc làm này sẽ giúp chúng ta nhanh chóng dập dịch".

Nguồn: 
https://tintuc.vn/khoang-20-f0-khong-hop-tac-khi-truy-vet-post1926512

Bài Liên Quan

Tin Mới 2819658847703461317

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item