"Nói Vần"_ Hồn Cốt Của Chèo- Soạn giả chèo Nguyễn Dần ( Dần điện )

Chốn kinh kỳ lo bề thi cử Nghe tin nàng mắc bệnh sảng mê Xếp bút nghiên tôi kíp trở ra về Lo thang thuốc cho trọn bề gia thất Giữa khoa thi ...


Chốn kinh kỳ lo bề thi cử
Nghe tin nàng mắc bệnh sảng mê
Xếp bút nghiên tôi kíp trở ra về
Lo thang thuốc cho trọn bề gia thất
Giữa khoa thi lòng như lửa đốt
Đang cơn lửa cháy lại đổ thêm dầu
Nông nỗi này cơn cớ vì đâu
Súy Vân hỡi! Ra đây ta hỏi.
Người ta hay nói rằng Chèo là một loại hình kịch hát dân tộc. Nhưng tại sao người ta không gọi là "kịch hát_ chèo" để phân biệt với "kịch hát_ cải lương" hay "kịch hát_ tuồng".
Với tôi sự khác biệt để các cụ không gọi là kịch hát_ chèo mà gọi là "chèo" đó là "nói vần".
"Nói vần" nó chính là cái "hồn cốt" của chèo, từ nói vần mới đi lên ngâm_ vịnh_ vỉa_ hát chèo. Trong chèo mọi câu nói, câu hát,câu vịnh đều có vần và nhịp điệu nó làm cho chèo mềm mại mượt mà dễ đi sâu, ngấm sâu và ghi khắc vào lòng người. Cùng một câu nói nhưng nói theo kiểu kịch nói thì có thể xem xong người ta quên ngay, nhưng "chèo nói" có vần có nhịp điệu lên bổng xuống trầm sẽ khiến người ta nhớ mãi. Điều quan trọng là "nói vần" trong chèo luôn mang đầy chất thơ, tính văn học, thậm chí một số câu nói có thể còn mang tính triết học ở đó nữa.
Bản chất của Chèo là nghệ thuật diễn thơ_ nói vần_tả ý.
Chèo mang tính ước lệ và sự ước lệ được thể hiện rõ nhất qua "nói vần" của chèo. Chỉ cần một câu nói kết hợp với động tác múa tay là ta có thể thấy một dòng suối trong lành hay một cánh đồng bao la...vv
Tiếc rằng ngày nay người ta không còn để ý tới cái cốt "nói vần" của chèo nữa. Những vở được người người ta "Tự Phong" là chèo mới hay chèo mang đề tài hiện đại đều không thấy chút vần điệu nào trong đó, thậm chí những câu hát cũng chả có vần và chất thơ. Bản chất của hát chèo là lời thơ có trước lồng điệu vào sau. Mất chất nói vần_ chất thơ tức là mất chèo
Vậy thì không thể gọi những vở ấy là chèo được. Nếu gọi những vở ấy là chèo đó là một sự xúc phạm với "Chèo". Những vở ấy có thể rất cảm xúc mang ý nghĩa nhân văn thật, nhưng nó là cảm xúc của kịch nói phương tây chứ không phải cảm xúc của chèo. Vừa qua tôi có xem lại các vở "Tự Phong" là chèo mang đề tài hiện đại diễn tại liên hoan chèo toàn quốc ở Bắc Giang, nhưng cố kiên nhẫn lắm cũng không vở nào tôi xem được 1/3. Vì ngoài hát chèo ra thì không còn chất chèo trong đó chỉ toàn kịch phương tây mà thôi, thậm chí một số vở như kiểu lẩu thập cẩm dân ca có thêm cả dân ca đương đại trong đó. Mặc dù các vở chèo cổ tôi có thể xem đi xem lại cả trăm lần nhớ từng câu nói điệu hát và có thể soại lại lời hát cổ thành một bài thơ.
Có thể đâu dó vẫn có một số vở đầy chất chèo như của Nhà hát chèo Việt Nam nhưng với tôi như vậy là quá ít.
P/s: bài viết không đánh đồng tất cả hay mang tính "vơ đũa cả nắm" chỉ là chút suy nghĩ cá nhân. Chân thành xin lỗi nếu chẳng may có mạo phạm đến ai đó

Bài Liên Quan

Tin Mới 3387434165771100732

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item