Có một nhà nghiên cứu chèo trong bác sỹ Nguyễn Toàn
Tôi đã vô cùng ngạc nhiên ngay lần đầu tiên gặp bác sỹ Nguyễn Toàn khi anh nhờ tôi in một số bài hát chèo cho tác giả Ninh Hoài Long, bố của...
Tôi đã vô cùng ngạc nhiên ngay lần đầu tiên gặp bác sỹ Nguyễn Toàn khi anh nhờ tôi in một số bài hát chèo cho tác giả Ninh Hoài Long, bố của một người bạn, người đồng hương Nam Định với anh. Tôi ngạc nhiên vì nghĩ anh là một bác sỹ quân đội, chỉ là một người yêu chèo, nhưng đến khi nghe anh nhận xét về giọng hát, tiếng đàn của mỗi bài ca tôi giật mình bởi anh rất am tường về âm nhạc,về làn điệu, nhịp phách trong các tiết mục hát chèo
Sau này chơi thân với
nhau một chút tôi hiểu thêm rằng Thượng tá, bác sỹ Nguyễn Toàn yêu và say mê
chèo từ nhỏ, khi vào quân đội, anh phát huy sở trường của mình trong các buổi
văn nghệ của đơn vị. Có điều lạ là anh không hát thường xuyên, nhưng chỉ nghe
giai điệu chuẩn của một làn chèo, anh thuộc nằm lòng, cảm giác được nhịp nội,
nhịp ngoại ở đâu, cây đàn nào chơi hay, cây đàn nào chơi lướt, chỗ nào nghệ sỹ
nhấn hay, chỗ nào còn phô. Anh gọi “ gia vị “ mỗi bài và các nghệ sỹ đều tâm phục
khẩu phục. Yêu và say mê chèo là vậy nhưng anh bận rộn với công việc của một
bác sỹ đa khoa vừa công tác trong đơn vị, vừa tranh thủ trị bệnh cứu người nên
không có thời gian để thỏa mãn niềm đam mê ấy, cho đến khi anh được nghỉ hưu .
. .
Về hưu, Thượng tá, bác sỹ
Nguyễn Toàn bắt đầu tham gia các câu lạc bộ chèo trên mạng xã hội, hát giao lưu
ở các cuộc Liên hoan, hội diễn. Anh tập đánh trống, tập diễn các trích đoạn như
“Lưu Bình Dương Lễ “, Phù Thủy sợ ma “ “ Tuần Ty đào Huế “ . . . ở trích đoạn
nào anh cùng bạn diễn cũng nhận được sự nể phục, tán thưởng của đông đảo người
yêu chèo và cả những nghệ sỹ chèo chuyên nghiệp. Không dừng lại ở đấy, Bác sỹ
Nguyễn Toàn còn đã và đang làm một việc vô cùng quý giá là sưu tầm các bài soạn
lời mới cho chèo rải rác “ trôi nổi “ trên các trang mạng xã hội để tập hợp
thành tuyển tập hát chèo lời mới.
Với bản tính chân chất,
thật thà, hiền lành, là người quảng giao . . . Bác sỹ Nguyễn Toàn nhận được sự
yêu mến của đông dảo bạn yêu chèo trong cả nước, trong đó các những soạn giả,
tác giả chèo. Nhiều năm lên mạng xã hội sinh hoạt các CLB chèo, lại thưởng thức
các tiết mục hát chèo trên Đài TNVN, trên các phương tiện thông tin đại chúng,
Nguyễn Toàn thấy có hàng chục tác giả, soạn giả chèo viết lời mới cho hàng 100
tiết mục, các tiết mục ấy rải rác đăng tải qua nhiều năng tháng, nhưng muốn tìm
lại 1 bài hát chèo nào đó qua phần lời nhiều bạn yêu chèo phải mất cả ngày để
tìm được bài, rồi sau đó cũng mất cả ngày để chép lại lời, chép xong rồi nhưng
lúng túng phần NHỊP- PHÁCH, làm sao hát cho đúng cho chuẩn. Nhịp phách trong
chèo cổ đã khó, trong chèo lời mới lại càng khó hơn vì nó đòi hỏi người yêu
chèo phải thuộc nằm lòng “ Lòng bản “, rồi lại phải biết “ xê dịch “ nhịp phách
trong lời ca bởi soạn viết lời mới cho chèo rất khỏ và không thể viết đúng lời
như trong chèo cổ. Vì vậy các anh chị em không chuyên thường xuyên gặp khó
trong công việc gạch nhịp, hát chuẩn để không chênh phô.
Hiểu được điều khó khăn
đó của anh chị em hát chèo không chuyên ( và không ít nghệ sỹ chuyên nghiệp )
Thượng tá, bác sỹ Nguyễn Toàn bằng nhiều hình thức, nhiều cách khác nhau đã tiếp
cận với các tác giả soạn giả chèo chuyên và không chuyên, đề nghị các anh chị
em hợp tác gửi các lời mới cho mình. Rồi anh tỉ mỉ nghe kỹ các bài bản làn điệu
cổ mà lời mới đó được soạn theo, cẩn thận gách nhịp từng bài ca. Gạch nhịp rồi xem,
nghe kỹ, tham khảo các nghệ sỹ chuyên nghiệp hát (nếu có) rà soát lại một lần nữa
từng nhịp phách sao cho chuẩn nhất. Nói như vậy nhưng mọi việc không đơn giản.
Tiếp cận được các tác giả, soạn giả đã khó, thuyết phục họ gửi những “ đứa con
tinh thần “ cho mình không dễ chút nào. Sau đó gạch nhịp cho mỗi bài ca quả là
điều vô cùng phức tạp. Tôi đã từng nhiều lần làm việc, thu thanh với các nghệ sỹ
chuyên nghiệp, nều bài nào soạn giả nắm chắc lòng bản, viết trơn tru thì gạch
nhịp cũng mất đôi tiếng, còn nều không mất cả buổi, rồi trong lúc thu thanh có
khi còn phải chỉnh đi chỉnh lại, công việc này gạch nhịp lúc thu thanh như của
tôi còn có cả các nhạc công, rồi biên tập, soạn giả bên cạnh. . . còn Nguyễn Toàn chỉ có một mình.
Kiên trì, nhẫn nại, cách
đấy 3 năm Bác sỹ, thượng tá Nguyễn Toàn đã cho ra mắt tuyển tập các bài hát
chèo đầu tiên 150 bài và lần này, tiếp tục tuyển tập thứ 2, 160 bài. Cầm bản thảo
anh gửi trên tay, tôi rất xúc động bởi tình cảm của một người yêu chèo lặng lẽ
làm việc, lặng lẽ cống hiến là rất lớn. Có thể nói Bác sỹ Nguyễn Toàn đã dành rất
nhiều thời gian, công sức và đôi khi cả tiền bạc nữa để quyết tâm sưu tầm, chỉnh
lý, gạch nhịp cho ra đời 2 tuyển tập các tiết mục hát chèo. Có được cuốn sách
này, tôi hy vọng các nghệ sỹ chèo chuyên nghiệp có cho mình một “ vốn chèo “ lời
mới phong phú để đi giao lưu, đi hát, biểu diễn ở khắp nơi, đặc biệt với các
nghệ sỹ, nghệ nhân không chuyên, quyển sách là một tài liệu quý để các cô bác
anh chị em vừa có nguồn bài để có thể lựa chọn, bay bổng phiêu du cũng các cuộc
giao lưu, hội diễn, vừa được gạch nhịp chắc chắn, hát sẽ ít bị phô, chênh
Như con ong chăm chỉ, cần mẫn, hút từng phấn hoa, dâng
mật cho đời, Thượng tá, bác sỹ Nguyễn Toàn sưu tầm “ nhặt nhạnh “ từng câu chữ
để rồi chắp nối, kết hợp, phân loại theo chủ đề, thư mục, làn điệu , gạch nhịp
phách hơn 300 bài hát chèo lời mới dâng tặng cho người yêu chèo. Công việc thầm
lặng, tỉ mẩn ấy đòi hỏi tính kiên trì, nhẫn nại của một người làm công tác
nghiên cứu, sưu tầm, đòi hỏi tình yêu dành cho chèo thật lớn mới có thể làm được.
Trân trọng cảm ơn một tấm lòng vì chèo. Xin giới thiệu tuyển tập tới bạn đọc và
nghệ sỹ chuyên và không chuyên ngành chèo!
Hà Nội ngày 7/9/2024