Ca dao, dân ca trong chèo Tào Mạt

Ca dao, dân ca trong chèo Tào Mạt NSND Tào Mạt Mai Văn Lạng Trong nghệ thuật chèo đương đại có một hiện tượng lạ đó là chùm vở ...

Ca dao, dân ca trong chèo Tào Mạt

NSND Tào Mạt

Mai Văn Lạng

Trong nghệ thuật chèo đương đại có một hiện tượng lạ đó là chùm vở diễn liên hoàn được đánh giá rất cao, được công chúng đón nhận nồng nhiệt và tác giả của nó cũng được vinh danh với những phần thưởng lớn nhất đó là bộ ba vở chèo: Bài ca giữ nước của cố tác giả, NSND Tào Mạt.





 Bên cạnh những thành công trong việc viết tích, dựng trò thì trong bộ ba vở diễn một thành công lớn của Tào Mạt đựơc cả giới chèo thừa nhận đó là ông đã biết chèo hóa các làn điệu dân ca và nghệ thuật ca hát truyền thống của các miền như: Xẩm, Hát văn, Quan họ, Hô bài chòi và thậm chí cả hát Tuồng. Là người yêu và say chèo, lại tự học được Hán học, thông kim bác cổ nên Tào Mạt là một trong số ít tác giả đương đại thành công trong việc soạn trò cho chèo, mà thành công hơn cả là phần trò nhời. Như trên đã nói do yêu và say chèo nên Tào Mạt có thể hát chèo một các thuần thục và rất chèo. Nhà nghiên cứu lý luận phê bình sân khấu, PGS Tất Thắng đã từng nhận xét đại ý: khi Tào Mạt hát chèo dường như không phải Tào Mạt hát chèo mà chèo mượn Tào Mạt đã hát lên tiếng hát của chính mình. Được đánh giá cao như vậy là bởi Tào Mạt đã nắm được cái tinh, cái thần, cái hồn của chèo, đã cháy mình trong giai điệu và khúc thức của chèo, đã vắt gan vắt ruột với chèo. Tào Mạt đã từng viết trong Bộ ba chèo: “Điều khôn ngoan có thể học ở nơi dân dã”, có lẽ đây cũng là bài học rút ra từ trải nghiệm của ông. Chúng ta có thể bắt gặp trong hấu hết các bài ca- ca từ- của bộ ba chèo Bài ca giữ nước lời ăn tiếng nói của nhân dân nhưng đã được Tào Mạt sử dụng một cách tài tình khéo léo đến nỗi người xem người nghe quên mất đó là ca dao, dân ca. Tào Mạt cho Hề hoạn hát:
 Lá này gọi lá xoan đào
Tương tư gọi nó thế nào hả em
 Lá khoai anh ngỡ lá sen
 ánh trăng em ngỡ bóng đèn em khêu

 hay:
 Đêm qua rót đọi dầu đầy
 Than thân với bóng bóng dầy chẳng thương
 Cứ đêm đêm anh bế bóng lên giường
 Ngọn đèn phụt tắt nửa thương nửa cười
 Đoạn Cung nữ hát cho vua nghe hầu hết là những bài ca dao dân ca Việt nam:
 Đầu làng có con chim xanh
Ăn no tắm mát đậu cành dâu da
Đường về bên ấy bao xa
Mượn mình làm mối cho ta một người
Một người mười tám đôi mươi
 Một người vừa đẹp vừa tươi như mình
 Ai xinh thì anh mặc ai xinh
Ông tơ chỉ quyết xe mình lấy ta
 Hay
 Hỡi cô gánh nước quang mây
Cho anh một gáo tưới cây ngô đồng
 Cây ngô đồng cành cao cành thấp
Lá ngô đồng lá dọc lá ngang
Quả dưa gang trong vàng ngoài trắng
Quả mướp đằng ngoài trắng trong vàng
 Từ khi anh gặp được nàng
Lòng càng tơ tưởng dạ càng ngẩn ngơ
 rồi câu hát của chú cháu ông lão đánh cá ngoài Hồ mù sương:
“ Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng v.v...
 những câu ca dao dân ca ấy vào diễn nhuần nhụy, ngọt ngào đến độ người ta không nhận ra đó là ca dao mà tưởng như đó là lời ca Tào Mạt viết cho nhân vật hát. Vì sao vậy? Bởi Tào Mạt thuộc chèo, say chèo đến độ ông đã biết bẻ làn, nắn điệu ông, đã biết chèo hóa cả những làn điệu dân ca và nghệ thuật hát truyền thống làm cho vở diễn thuần chèo nhưng độc đáo và lạ. Nói như vậy không có nghĩa là toàn bộ ca từ trong bài ca giữ nước là ca dao mà những chỗ hay nhất, độc đáo nhất ca từ chính là máu, là nước mắt của Tào Mạt. Vâng! Chúng tôi muốn nhắc đến trích đoạn: Chôn Hề. Có thể nói ca từ trong trích đoạn Chôn hề vừa dân dã, phóng khoáng, vừa sâu sắc trí tuệ, vừa là nỗi đau thế sự nhân tình vừa là niềm xót thương cho thân phận con người trước cái ác, cái bất lương đồng thời cũng là bài học làm người. Về nghệ thuật: ca từ trong trích đoạn này được kết hợp theo nhiều thể thơ. Vừa chau chuốt vừa dân dã, Trí tuệ, bác học, sâu sắc mà dễ hiểu, lời ca kết hợp hài hòa giữa văn chương bác học và thơ ca dân gian, vừa mang lại cái đẹp trong văn chương, cái đẹp trong ca từ của chèo vừa chứa đựng giá trị nhân đạo sâu sắc... Đây thực sự là một thành công lớn của Tào Mạt nói riêng và chèo hiện đại nói chung:
Hôm nay ngồi giữa trời giữa đất
 Rót chén rượu đầy vơi
A! Trăng xuống đây rồi
Hỏi chị hằng Nga
Trăm năm trong cõi người ta
Thương nhau thì sướng hay là hại nha?
Suốt một đời ngâm câu mến bạn
Dốc bầu ra trăng hiện vàng tươi
Nhìn trong rượu thấy hoa cười
Hỏi trăng trăng có trả lời cho ta?
Đời người thoảng đi qua mấy chốc
Mà nước non gấm vóc khôn cùng
Cắp bầu chơi khắp núi sông
Ôm trăng làm bạn những mong đổi rời...
Nhắn ai trong cõi hồng trần
Làm người phải lấy chữ nhân làm đầu
Vui ra đi ta hát láo dăm câu...
NSƯT Ngọc Viễn vai Hề hoạn
Giữa một đêm trăng thanh gió mát, vì không thuận theo lời của Thái Sư mà phải ông Hề phải chết chết. Có nỗi sợ hãi nào bằng sợ chết, có nỗi đau nào bằng nỗi đau cái thiện bị vùi dập, có sự khủng khiếp nào hơn người ta bị đem đi chôn sống . . . ấy thế mà Tào Mạt đã tài tình biến nỗi đau, bi thương rùng rợn ấy thành một cuộc chơi lãng tử, thanh thản, hào sảng, hiên ngang đầy khí phách, Lời ca- ca từ- trong toàn bộ trích đoạn là những khúc ca bi tráng, gây xúc động hàng triệu trái tim khán giả. Trích đoạn được đánh giá là sánh ngang với các trích đoạn nổi tiếng trong chèo cổ và Tào Mạt được vinh danh có lẽ cũng bởi lẽ đó.



Bài Liên Quan

Thơ Và Cuộc Sống 2918378763487664754

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item