Hồn ngủ nơi thắt lưng em- Một cuốn sách hay!
Một đêm với “Hồn ngủ nơi thắt lưng em”! Mai Văn Lạng ảnh bìa cuốn sách Tôi biết chị Đặng Thị Huệ đã 15 năm nay, kể từ khi chị c...
http://www.maivanlang.com/2015/07/hon-ngu-noi-that-lung-em-mot-cuon-sach.html
Một
đêm với “Hồn ngủ nơi thắt lưng em”!
Mai
Văn Lạng
Tôi biết chị Đặng Thị
Huệ đã 15 năm nay, kể từ khi chị còn trực tiếp sản xuất chương trình phát thanh
“Giao lưu văn hóa các dân tộc Việt Nam“,
phát vào 16h00 chiều thứ Bẩy hàng tuần. Ngày ấy, tôi đã thu xếp công việc để nghe,
không bỏ một chương trình nào vì sức hấp dẫn của văn hóa mỗi dân tộc mà chị giới
thiệu trong chương trình.
Bẵng đi một thời gian
khá dài, sau khi chương trình được giao cho đơn vị khác làm, thực lòng tôi thấy
sức hấp dẫn không còn như trước. Cùng tầng 6 - 58 Quán Sứ, chị Huệ giờ làm quản
lý, không còn trực tiếp sản xuất chương trình. Gặp nhau chào hỏi thôi, ít có dịp
trò chuyện. Nhưng tôi vẫn trân quý chị và nhớ cách làm phát thanh “rất phát
thanh” của chị.
Vừa rồi, sau chuyến công
tác Trường Sa về, tôi nhận được cuốn sách “ “Hồn ngủ nơi thắt lưng em” của chị. Thú thực, lúc đầu tôi cứ nghĩ
đây là một tập truyện ngắn, hay tản văn, vì chị Huệ cũng có vẻ hợp với lối viết
tản văn. Mang về nhà, buổi tối sau khi chán Facebook, tôi bắt đầu giở sách ra
xem. Ngay từ bài viết đầu tiên “Cướp vợ”-
“cướp” của ai?” đã hút hồn tôi. Tôi đọc một mạch cuốn sách cho đến gần sáng. Lâu
lắm rồi, tôi mới đọc một cuốn sách không phải truyện ngắn, không phải tiểu thuyết,
không phải truyện vụ án mà hấp dẫn đến thế.
Hấp dẫn đầu tiên là cái
lạ, cái độc đáo trong văn hóa sống của các tộc người thiểu số các vùng miền, trong
lối ứng xử với thiên nhiên, con người, và đôi với chính mình được thâu góp vào
đây... Lần đầu tiên tôi biết người Mông chỉ dùng từ “kéo vợ “, không dùng từ “cướp
vợ “, biết “ Chọi bò – anh vui tôi sướng”, biết cái “hệ lụy” tưởng chừng chả
liên quan gì đến nhau như “Vợ hư thì voi cũng hư”; Rồi là những lá bùa yêu của
người Mông, hay “Đàn ông thổi sáo phải mặc váy đàn bà”, “Không đặt tên - 80 tuổi
vẫn hàng con nít”; Trong đám cưới mà “khóc than càng nhiều càng hạnh phúc”, còn
trong đám tang lại “nhảy múa tưng bừng”, hay là “Móng ngựa chữa bệnh tương tư”...
Chuyện 1, rồi 2, 3 . . . cứ kéo người đọc mãi không dứt ra được khỏi cuốn sách.
Nhà báo Đặng Thị Huệ |
Là người lăn lộn đi điền dã, thực địa nhiều, đọc
nhiều, gặp gỡ, giao lưu nhiều, chị Huệ hiểu và thường truy đến tận cùng cái căn
cốt của những nét riêng độc đáo đó, nên càng đọc bài chị viết càng thấy thú vị
bởi những thông tin lạ.
Sức hấp dẫn còn là lối
dẫn chuyện rất có duyên của tác giả, lối kể chuyện rất “phát thanh”, ngắn, gọn,
súc tích và hóm hỉnh. Không ôm đồm, cái gì độc, lạ thì kể, kể một cách đầy nhiệt
huyết, thấm đẫm tình yêu và sự trân trọng. Không yêu, không nâng niu, tự hào về
văn hóa dân tộc, không thể có được cái giọng điệu hân hoan như thế.
Chị khéo sắp xếp chi tiết
khiến mạch chuyện dẫn dắt người đọc làm họ không thể buông bỏ giữa chừng mà dán
mắt vào từng trang cho đến dấu chấm cuối cùng. Nhiều bài, câu cuối tưởng bâng
quơ nhưng lại giăng thả vào người đọc nụ cười mỉ
m ý vị.
m ý vị.
Và ở bài viết nào cũng
thế, các nhân vật xuất hiện đều có họ, tên, địa chỉ rõ ràng, khiến người đọc bị
thuyết phục về độ xác tín. Viết về phong tục tập quán của một thời đã xa, lại
là tập quán của tộc người thiểu số, điều này rất cần thiết. Người đọc thấy lạ,
thấy hay và quan trọng, đó là điều đã từng có thực!
“Hồn ngủ nơi thắt lưng
em” là một cuốn sách tư liệu quý về văn hóa của các tộc người thiểu số Việt Nam nhưng lại cực
dễ đọc, hấp dẫn bởi lối kể chuyện duyên dáng và giàu nhịp điệu.
Hà Nội ngày 22/7/2015