Phong tặng danh hiệu nghệ sĩ: Cần lắm một chữ Tâm với nghề

Phong tặng danh hiệu nghệ sĩ : Cần lắm một chữ Tâm với nghề Mai Văn Lạng  NSƯT Thanh Ngoan Danh hiệu cao quý Nghệ sĩ ưu ...

Phong tặng danh hiệu nghệ sĩ: Cần lắm một chữ Tâm với nghề

Mai Văn Lạng




 NSƯT Thanh Ngoan

Danh hiệu cao quý Nghệ sĩ ưu tú ( NSƯT ), Nghệ sĩ nhân dân ( NSND ) là danh hiệu mà người nghệ sĩ nào khi dấn thân vào con đường nghệ thuật cũng mong nhận được. Suy cho cùng thì nghệ sĩ mấy ai giàu vì nghề, họ vất vả, gian nan, khó nhọc để tìm lối đi riêng cho vai diễn, giọng hát, cho hoạt động nghệ thuật của mình, để mong gặt hái được những thành công nhất định, được công chúng ghi nhận. Sự ghi nhận của công chúng thì vô cùng, nhưng việc được phong tặng danh hiệu cao quý là có thật. Họ được nâng niu cả về giá trị vật chất lẫn tinh thần khi bên cạnh họ, tên, nghệ danh có thêm danh hiệu cao quý NSND, NSƯT. Kể từ năm 1984 ( nếu tôi nhớ không nhầm ) đến nay đã có tới 8 đợt xét phong tặng. Hàng trăm các nghệ sĩ xuất sắc đã được nhận danh hiệu cao quý này. Tuy nhiên, thời gian gần đây việc xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lại thành vấn đề nóng, được dư luận xã hội hết sức quan tâm, được giới văn nghệ sĩ bàn ra tán vào, quan ngại hết sức sâu sắc
NSƯT Thanh Bình
Vì đâu nên nỗi
Việc xét tặng danh hiệu nghệ sĩ thông qua các tấm huy chương của các kỳ hội diễn cấp quốc gia đã trở thành “vấn nạn chạy huy chương”- từ dùng của một số báo. Chạy huy chương không phải đến hội diễn mới chạy mà ngay từ khi hình thành kịch bản, từ khi đạo diễn chọn nhân vật, đáng lý vai này nghệ sĩ A mới phù hợp nhưng nghệ sĩ B đang thiếu một huy chương nữa mới đủ hồ sơ phong tặng danh hiệu nghệ sĩ nên anh ( chị ) ấy nói khó với lãnh đạo, với đạo diễn, thậm chí còn nổi xung để tìm cách có được vai diễn. Thế rồi đến hội diễn, nếu cảm thấy vai diễn còn non là các anh các chị ấy tìm đủ mọi cách để xin chiếu cố lấy tấm huy chương, không hẳn vì vài triệu tiền thưởng mà mục đích vẫn là thành tích để có danh hiệu. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngược lại, khi nghệ sĩ của đoàn ( nhà hát ấy ) đã đủ huy chương xét phong tặng,chỉ chờ đợt, thì hội diễn hay cuộc thi với họ không quan trọng nữa, họ không cần tham gia, vì tham gia tốn kém mà dẫu có huy chương chẳng để làm gì. Kể từ ấy việc tổ chức các kỳ hội diễn, các cuộc liên hoan, cuộc thi dường như mục đích chính là lấy huy chương về cho đoàn, nhà hát ( trưởng đoàn chỉ đạo nghệ thuật cũng cần lấy thành tích để xét tặng ) hoặc cho nghệ sĩ
NSƯT Minh Vương
Ơ hay? Sao lại thế này?
Sự việc dùng huy chương để xét tặng danh hiệu cao quý NSND, NSƯT chưa dừng lại ở đó. Một nghịch lý bị hầu hết các nghệ sĩ dù nói ra hay chưa có điều kiện nói ra đều phản đối là NSND phải có từ hai huy chương vàng trở lên trong các kỳ Liên hoan, hội diễn, cuộc thi do Bộ văn hóa TT và DL tổ chức. Từ ngàn xưa các cụ đã dậy “ thầy già, con hát trẻ “. Nghệ sĩ, nhất là nghệ sĩ sân khấu, ca hát là những nghệ sĩ dùng hình thể để làm phương tiện biểu đạt nội dung tác phẩm. Phải trẻ, đẹp, tươi, ròn mới hấp dẫn người xem. Cả thời trẻ, họ phấn đấu rất mệt mỏi mới được danh hiệu NSƯT. Khi có danh hiệu này mấy ái còn thật trẻ nữa, ngoảnh đi nhìn lại cũng suýt soát 40 rồi. ( 18 tuổi vào trường, 23 tuổi ra trường, 3 năm thử thách, 10 năm để qua hai kỳ hội diễn lấy 2 huy chương vàng, chờ đợt xét phong tặng v v v. . . ) như vậy thời oanh liệt còn đâu. Thế mà sau khi họ đạt danh hiệu này, họ phải có 2 huy chương vàng nữa mới được xét phong tặng NSND. 2 huy chương vàng đồng nghĩa với 10 năm, đồng nghĩa với hai kỳ hội diễn, đồng nghĩa với việc họ phải tham gia hai vở diễn cùng những vai diễn chính, hay giọng hát chính, múa chính v v . . . NSƯT Minh Thu bộc bạch thẳng thắn có phần khá gay gắt trên VTV “ Chúng tôi phải cướp vai diễn của đàn em, của học trò để lấy vai diễn giành huy chương à “. Chúng tôi biết hầu hết các nghệ sĩ U40 trở lên sự cống hiến của họ là truyền nghề, là lui vào hậu trường để tỏa sáng với học trò với bạn nghề qua việc truyền vai, dạy hát dạy múa, dậy diễn v v . . . ít ai còn tham gia những vai chính vì vậy mà hầu hết trong số họ lấy đâu ra hai huy chương vàng
Hội đồng xét duyệt
Bên cạnh sự trái khoáy trong quy định, sự khập khiễng trong Hội đồng cấp nhà nước cũng có nhiều vấn đề phải bàn. Như nhiều báo chí đã nêu Hội đồng xét duyệt có  (khoảng ) 15 người. Để được được xét tặng danh hiệu nghệ sĩ phải được 90% số phiếu bầu, nghĩa là phải 13- 14 người bầu cho mình. Điều đáng nói là không có Hội đồng dành cho riêng cho chuyên ngành nào cả, nghĩa là 15 thành viên Hội đồng phải “ giỏi “ tất cả các chuyên ngành để bình xét. Khổ quá. Nghệ sĩ Tuồng biết ngành mình một cách thật sâu sắc cũng là quý lắm rồi, lại biết chèo, cải lương, kịch nói, lại biết cả trong Nam, ngoài Bắc nữa thì có mà . . thánh. Vậy là Hội đồng cần tiếng nói của người đại diện cho chuyên ngành ấy. Nếu như người đại diện cho chuyên ngành ấy có cách lý giải thỏa đáng, bình xét công minh thì chuyên ngành ấy sẽ hầu như “ êm xuôi “, kẻ được người không đều thoải mái vì “ người ta nói đúng quá còn gì “, nhưng ngược lại, người đại diện cho chuyên ngành mà không biết bình xét, bảo vệ, không hiểu nghệ sĩ ngành mình hoặc mang nặng tính cá nhân thì ngành đó có chuyện. Mà chuyện lớn hẳn hoi. Mấy đợt xét phong tặng gần đậy ngành chèo là ví dụ tiêu biểu
Người thì đặc cách kẻ bị bác huy chương
Trong đợt xét phong tặng danh hiệu lần này bên cạnh sự “ ồn ào “ của Chí Trung và Minh Hằng của ngành kịch nói thì ngành chèo được cho là nặng nề nhất. NSND Tiến Thọ, trên VTV có thừa nhận có “ đặc cách “, nhưng ông không ( hoặc tôi chưa biết ) ông có giải thích ở đâu rằng thế nào thì được đặc cách? Thế nào thì không?  Ai có quyền đặc cách . . . thế cho nên vị đại diện cho ngành chèo ở Hội đồng, trong một cuộc trả lời phỏng vấn báo chí đã thừa nhận “ có nghệ sĩ mang quà đến nhà tôi, tôi chỉ nhận hoa quả, còn phong bì trả thẳng “. Thật buồn cười. Người quý ông thì cho rằng ông làm đúng, người không ưa có thể suy diễn “ biết ông có nhận phong bì không? Bố thằng nghệ sĩ nào dám đứng lên bảo anh có trả lại em đâu “ . . . ông còn bảo nếu có “ mua “ thì “ Mua được 1- 2 người chứ mua làm sao được cả hội đồng ? “. Xin thưa rằng Hội đồng là Hội đồng chung, các thành viên Hội đồng chủ yếu lắng nghe thành viên chuyên ngành. Nếu ông bảo diễn viên A ( chuyên ngành ông phụ trách ) chưa đủ tiêu chuẩn, các thành viên trong Hội đồng có dám phản biện không? Có đủ trình độ để phản biện k?  Thế cho nên NS chèo mới lên tiếng một cách mạnh mẽ như vậy . . .
NSUT Minh Thu
Cần lắm một chữ TÂM . .
Tôi đồng ý với quy định về việc xét tặng danh hiệu NSƯT, nhưng với nghệ sĩ nhân dân xin được hiến kế mọn là bỏ hẳn quy định đạt 2 huy chương vàng mà sau khi được danh hiệu NSƯT thì khi xét tặng danh hiệu NSND sẽ lấy ý kiến của đơn vị công tác và các đồng nghiệp ngành của họ. Ví dụ kịch nói chẳng hạn, ngoài việc lấy ý kiến của nhà hát kịch ( ví dụ ) có thể lấy ý kiến của các nghệ sĩ kịch nói cả nước . . ngoài ra còn có rất nhiều kênh để xin ý kiến rộng rãi quần chúng nhân dân. Tuy nhiên dù có làm gì đi chăng nữa thì người đại diện cho một chuyên ngành cũng cần co một chữ TÂM. Chữ TÂM để bình xét, chữ TÂM để vững vàng trong việc bảo vệ nghệ sĩ tài danh hoặc loại bỏ những nghệ sĩ chưa xứng tầm.

Hà Nội ngày 19/7/2015


Bài Liên Quan

Đất Nước Qua Báo Chí 7851933375815597000

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item