Tượng đài- lòng dân
Tượng đài- lòng dân Mai Văn Lạng Sáng nay dậy sớm mở trang Fb thấy phần lớn các “ bạn “ là nhân sĩ, trí thức của tôi đều bàn về ch...
http://www.maivanlang.com/2015/08/tuong-ai-long-dan_4.html
Mai
Văn Lạng
Sáng
nay dậy sớm mở trang Fb thấy phần lớn các “ bạn “ là nhân sĩ, trí thức của tôi
đều bàn về chuyện một tỉnh miền núi có đề án xây dựng tượng đài ông cụ, số tiền
dự tính lên đến 1.400 tỷ đồng. Có thể 1.400 tỷ đồng với một tượng đài kỳ vỹ
chưa phải thật là lớn, song từ suy nghĩ của một viên chức nghèo tôi thấy 1.400
tỷ là lớn lắm.
Chợt
nhớ , chiều qua đi làm về, vợ bảo anh vòng qua chợ mua em mớ rau. Chưa kịp di đến
chợ thấy một bà lão ngoài 70 còng lưng gánh rau. Nhìn thấy tôi cụ lộ vẻ mừng rỡ
“ chú mua rau cho tôi đi?” “ Mấy đồng hả bà ‘ “ 3 nghìn một mớ, mua 2 mớ tôi lấy
5 nghìn” . . . tôi nhận 2 mớ rau mà bà cụ hái ( hái chứ không phải là cắt ) gửi
cụ tờ 5 nghìn lẻ . . lòng bùi ngùi . . cả ngày không biết có hái được 20 mớ kiếm
lấy 50 nghìn đồng không . . . đấy là bà cụ sống ven Đô, ngay ngoại thành
chứ không phải ở các vùng thôn quê hay ở miền núi xa xôi. 1.400 tỷ. Tôi sợ lắm
gần đây cái chữ tỷ. Một viên chức bậc trung lưu như tôi, thu nhập không phải là
thấp so với mặt bằng trung của xã hội mà một năm cố gắng tằn tiện cũng chỉ dám
mua lấy cái ti vi, sơn sửa nhà . . . bao giờ mơ thấy tiền tỷ . . .1.400 tỷ, con
số ấn tượng bởi nước ta còn có quá nhiều người sống thiếu 100 nghìn. 1.400 tỷ
con số ấn tượng bởi về ý nghĩa cũng chưa thật êm xuôi
Từ
khi còn nhỏ, bi bô tập nói, tôi đã thấy một ông cụ trán rộng được treo trang trọng
trong nhà. Lên mẫu giáo dược cô giáo dậy hát “ Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu
niên nhi đồng “, được học 5 điều Bác Hồ dậy . . .lớn chút nữa được đọc thơ Bác,
thơ của các nhà thơ Tố Hữu, Chế Lan Viên, rồi được xem truyền hình với những
hình ảnh giản dị, hết sức đời thường của ông cụ. Và khi trưởng thành, được đọc,
học, ngấm tư tưởng Hồ Chí Minh tôi hiểu Người rất giản dị. Giản dị đến mức trông
ông cụ nhiều lúc khắc khổ, giàn nước mắt vì thương. Cụ cởi trần ra suối giặt quần
áo, cụ vén quần lội ruộng, cụ tát nước gầu giai với nhân dân. Trong bản di chúc
của mình Người để lại muôn vàn tình yêu thương cho đồng bào, đồng chí, Người
mong muốn sau khi về với các cụ Các Mác- Lê Nin người sẽ được hỏa táng, tro sẽ
được dải đều ở ba con sông ba miền đất nước . . là thế hệ đi sau nhưng lúc nào
tôi cũng thấy Bác như cụ, như người ông của mình.
Ơn nhớ Tổ tiên, nhớ
công lao của tiền nhân là truyền thống tốt đẹp của dân tộc nhưng không phải bằng
cách xây thật nhiều tượng đài. Tôi nghĩ nếu ông cụ còn hẳn sẽ không vui bởi sự
lãng phí không cần thiết. Mỗi một người dân, một gia đình Việt đều khắc ghi hình
ảnh ông cụ . . đình, chùa nhiều nơi trang trọng đặt bàn thờ Bác . . . đó chẳng
hơn những tượng đài đó sao?
Chúng ta có quá nhiều
tượng đài. Hầu như tỉnh nào cũng có có tượng đài về lãnh tụ, về lãnh tụ quê ở tỉnh
đó, về danh nhân văn hóa v v . . . nhưng
thử hỏi bao nhiêu học sinh phổ thông biết về vị danh nhân đó. Lịch sử không chỉ
ở những bức tượng đài hùng dũng trên những đại lộ lớn, lịch sử ở từng trang
sách, ở trong “bộ nhớ “ con trẻ, ở trong lòng dân.