Chèo cổ làng Thất Gian- nét riêng độc đáo

Chèo cổ Thất Gi­an hành trình trở về cội nguồn Đối với những người yêu Chèo cổ, đôi khi một tiếng mõ rơi hay một tiếng trống chèo va...



Chèo cổ Thất Gi­an hành trình trở về cội nguồn

Đối với những người yêu Chèo cổ, đôi khi một tiếng mõ rơi hay một tiếng trống chèo vang lúc đêm khuya cũng đủ làm nao lòng, dội vào tiềm thức của họ nỗi nhớ khôn nguôi về một “thời xa vắng”. Chèo cổ Việt Nam gần như không xuất hiện trong hơn nửa thế kỷ qua, nhưng giữa những sôi động của nhịp sống hiện đại, loại hình nghệ thuật này vẫn như đốm lửa âm ỉ, chỉ cần một ngọn gió cũng đủ thổi bùng niềm đam mê vốn cổ với những khát vọng dân gi­an tưởng như đã thuộc về dĩ vãng…

Người say chèo

  
Sinh ra trong một gia đình nghệ sỹ nông dân bốn đời đi hát chèo, ba đời đứng trùm (tương đương với chức tổng đạo diễn bây giờ), nhà nghiên cứu văn hóa dân gi­an Trần Quốc Thịnh có một quá khứ đầy ắp tiếng chèo. Làng Thất Gi­an quê ông xưa thuộc tổng Phù Lang huyện Quế Dương (nay thuộc xã Châu Phong, huyện Quế Võ) là đất giáo phòng, một làng mà có tới 3 loại hình nghệ thuật: chèo, ca trù và chầu văn, song chèo vẫn là “món ăn” tinh thần được yêu chuộng nhất của bà con, nhất là trong những dịp nông nhàn. Cụ ông, tên tục Trần Văn Bảy, tức cụ Lý Thống là người đầu tiên lập ra phường chèo Thất Gi­an. Đến đời thân sinh ra ông Thịnh là cụ Trần Văn Độ, một trí thức nông dân chuyên dạy chữ nho còn gọi là thầy trùm Điều, chuyên ra các vai ông Đồ, quan, đặc biệt tán hề rất nổi trò.



 Tuổi thơ của người nghệ sỹ già là những đêm theo cha đi hát ở sân đình, có khi đến canh hai, canh ba mà chiếu chèo chưa tan, người xem vẫn kín “ba mặt” cánh gà, những đứa trẻ vô tư như cậu bé Thịnh díp mắt “hồn nhiên” ngủ ngay dưới chân diễn viên. Lên 9 tuổi, vai đầu tiên cha cho tham gia là đóng hề, bưng tráp, chải chiếu, khi ấy cả phường chèo có 12 người. Rồi cha mất, phường chèo tan, gánh hát còn có 7 người lúc đó đều đã trên 50 tuổi, thi thoảng “hoài cổ’’ vẫn diễn lại vài tích trò quen thuộc phục vụ bà con chòm xóm. Chèo cổ mai một, Chèo cải biên dần chiếm ưu thế, người ta không còn được thưởng thức loại kịch hát lề lối, dãi dề, đà đận, nồng hậu, dồn dập tiếng trống chèo ngày xưa nữa. Có những đêm, không ngủ được vì nhớ tiếng hát Chèo, ông Thịnh một mình tay gõ trống, miệng hát lại đoạn chèo Kiều, Tống Trân đúng điệu, “thổ tận cam tràng” mà xót lòng bởi sự đứt đoạn của một loại hình diễn xướng dân gi­an đặc sắc do cha ông truyền lại. Mất nhiều năm dày công tìm hiểu, nghiên cứu, nay đã ở tuổi “thất thập”, ông Thịnh mới thực hiện được tâm nguyện cả đời: khôi phục gánh Chèo cổ Thất Gi­an. Đi gần hết cuộc đời, nhà nghiên cứu văn hoá dân gi­an Trần Quốc Thịnh được bạn đọc biết đến qua gần 10 đầu sách, chủ yếu về văn hóa dân gi­an. Tuyển tập “Những lời bông trong Chèo” dày 380 trang đã chính thức xuất bản và sắp tới sẽ cho ra mắt cuốn “Chèo Cổ truyền làng Thất Gi­an” với dung lượng gần 1.000 trang do NXB Văn hoá - Thông tin ấn hành. Chuyện một người lao tâm khổ tứ, nhiều năm liền bỏ tiền túi để “nuôi sống” gánh  hát đại diện cho chèo Chiếng Bắc cũng là chiếu chèo duy nhất còn sót lại của Chèo cổ Việt Nam nghe qua thật khó tin. Không ít người đã bảo ông là “hâm”, nhưng “hâm” để phục dựng nền nghệ thuật dân gi­an quí giá gần như đã bị lãng quên thì điều đó thật cần thiết và đáng trân trọng.

  
Bắc Ninh còn một chiếu chèo

  
Chèo nảy sinh và phát triển ở đồng bằng Bắc Bộ, bắt đầu từ Chèo Chái hê (ai biết câu gì kể câu ấy), Chèo kể tích (ngồi thành dãy, lấy một tích truyện: Lưu Bình, Tống Trân, Phạm Tải… ai nghĩ được cách kể, cách hát hay ở đoạn nào thì diễn xướng đoạn ấy, nối nhau cho hết tích), đến diễn tích trò rồi hoàn thiện như sau này. Chèo cổ xưa có 4 chiếng: chiếng Đông vùng Hải Dương, Hưng Yên, Kiến An (thuộc Hải Phòng ngày nay)…; chiếng Đoài vùng Hà Đông, Sơn Tây, Phú Thọ…; chiếng Nam vùng Thái Bình, Nam Định, Hà Nam… chiếng Bắc vùng Bắc Ninh, Bắc Gi­ang, Phúc Yên. Riêng đất Bắc Ninh cổ mật độ phường chèo dày đặc, nhiều gia đình mấy đời đi hát chèo, có khi cả nhà thành hẳn một gánh riêng. Nét đặc trưng trong Chèo cổ, người diễn và người xem không cách biệt nhau, một chiếc dây thừng căng giữa hai cột đình hoặc rạp, kéo cánh màn gió, vắt quần áo lên gọi là buồng trò, diễn viên hoá trang ngoài cũng nhìn thấy, trải chiếu diễn, người xem đứng hai bên sàn, trẻ con ngồi quanh chiếu, diễn thâu đêm suốt sáng…
 Thoáng chút suy tư, ông Thịnh bồi hồi nhớ lại thời hưng thịnh của phường chèo Thất Gi­an xưa. Gánh hát có 12 người đều là học trò ông Trùm Khoa hay còn gọi là nữ Khoa (lệ xưa không cho con gái đi hát “xướng ca vô loài” nên con trai thường phải đóng thế) vì ông xinh trai, giọng tốt, đóng nữ nổi tiếng. Kép chính của phường là ông Nguyễn Văn Lự tức Ba Lự vừa đẹp người lại hát hay, diễn giỏi, thường ra kép bằng, đóng các vai chủ đạo như Mai Sinh (Nhị Độ Mai), Kim Trọng (Kiều)… Kép nhì Nguyễn Văn Phòng (cũng là bạn nối khố của ông Thịnh) nhỏ tuổi nhất phường, không biết chữ chỉ học truyền khẩu mà ra rất nhiều vai hát “sạt mái ngói đình”, diễn Kiều ở Kiều Lương ông ra Vương Quan, đến vai tìm mãi không thấy, thì ra bị các chị coi hát bế “cho đi ăn quà” và bảo “cái thằng bằng cái ranh mà sao nó hát hay thế”. Ngoài ra nữ lệch còn phải kể đến ông Nguyễn Văn Sử còn gọi là Sử Phượng thường đóng vai Tú bà, Đào Huế, Suý Vân… trong vùng không đào nào sánh kịp. Nữ bằng Đặng Đình Trác có bằng Sơ học yếu lược, làm thư ký họ lại, tốt giọng, chuyên đóng Kiều, Hạnh Nguyên, Phương Hoa rất hay, về sau cơ thể phát triển cao lớn, vỡ giọng không đóng nữ được nữa, chuyển sang các vai nịnh như Lư Kỷ, Đổng Trác. Riêng kép Đen có ông Nguyễn Văn Xích, tiếng vang, âm đục thường vào vai Trương Phi, hung đồ, đôi khi cũng ra vai quan cất đĩnh đạc như Mai Công, Hầu Đoan, Viên Ngoại… Thời ấy, những người nông dân một nắng hai sương vất vả mà tối đến xóm làng vui như tết, Chèo cổ gắn bó với dân như có duyên nợ.
 Bà Nguyễn Thị Nhỡ, 58 tuổi, con gái cụ Nguyễn Văn Xích, một trong 7 nghệ nhân cuối cùng của phường chèo Thất Gi­an những năm 1940 thế kỷ trước, chuyên vào vai Sử mẫu được ông Thịnh đánh giá tầm cỡ bậc nhất nghệ thuật Chèo cổ hiện nay nhớ lại “Lúc tôi khoảng hơn 10 tuổi đi xem thày hát thường học lỏm, ở nhà những lúc 2 cha con cùng giã gạo thày lại dạy tôi hát vài điệu Sử xuân, nhớ nhất là đoạn Dương Lễ rủ Lưu Bình học. Cũng đã mấy chục năm rồi còn gì, vì không hát đều nên giờ quên nhiều lắm…”. Được xem các “nghệ sỹ làng” diễn lại tích “Nhị độ mai”, có cảm giác hồn Chèo cổ đang sống lại. Với những người “nghệ sỹ nông dân”, buổi ra mắt theo đúng nghi lễ cổ truyền ngày 19 - 5 - 2003 của CLB Chèo cổ Chiếng Bắc làng Thất Gi­an đã nhen lên nguồn hy vọng mới cho sự trở lại của loại hình nghệ thuật này. Tập hợp hơn 50 người ở 3 thế hệ, đông nhất tuổi trung niên, những người như bà Nhỡ, ông Lữ, bà Nhị, bà Điệp, ông Sửu được coi là “linh hồn” của CLB, đảm trách vai trò truyền dạy. Ngọn lửa nhiệt huyết của những người đi trước đã truyền sang thế hệ sau. ở cái tuổi “bẻ gãy sừng trâu”, có thể đam mê nhiều thứ khác nhưng chàng thanh niên Hoàng Văn Thắng lại chọn lối hát cổ. Vẫn đang bắt đầu từ những vai hề, em mong muốn được thử sức qua nhiều vai diễn, góp phần công sức nhỏ bé trong việc phục dựng nghệ thuật Chèo cổ.

Làm gì để phục dựng Chèo cổ?


Chèo cổ là loại hình nghệ thuật dân gi­an gắn liền với sinh hoạt cộng đồng làng xã. Những đổi thay trong nếp sinh hoạt và guồng quay hối hả của cuộc sống hiện đại làm Chèo cổ bị bỏ quên trong một thời gi­an dài. Bên cạnh đó, những khó khăn vật chất của cuộc sống đời thường là nguyên nhân làm mất đi chút đam mê nghệ thuật cuối cùng của chính những người nghệ sỹ. Chèo cổ làng Thất Gi­an những ngày mới phục hồi tưởng chừng không trụ nổi. Diễn viên ăn cơm nhà, mỗi tuần tập 4 buổi, CLB Chèo cổ Thất Gi­an đã tồn tại đến ngày hôm nay dù còn rất nhiều khó khăn.

 Hiện Chèo cổ đang đối mặt với nguy cơ thất truyền do thế hệ nghệ nhân cao tuổi mất đi mà chưa tìm được lớp kế cận, hơn nữa ngôn ngữ trong Chèo có quá nhiều điển tích, điển cố mang đậm tính ước lệ, cách điệu, tượng trưng. Do đó, từ không hiểu chèo đến không yêu chèo là khoảng cách vô cùng ngắn ngủi. Nghệ thuật Chèo cổ từng được rất nhiều nhà chuyên môn giỏi nghiên cứu, tìm hiểu và khai thác. Tuy nhiên, giữ gìn và phát huy vốn cổ không thể dựa vào một cá nhân hay một CLB chèo mà cần phải có sự vào cuộc của các cấp ngành, sự tâm huyết của tập thể nghệ sỹ và tấm lòng những người say mê chèo cổ.


 Theo báo Bắc Ninh

Bài Liên Quan

Tin Mới 415446564534607588

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item