Mấy suy nghĩ về nhân vật Thị Màu- Bùi Quang Thắng

NSƯT Thu Huyền Mấy suy nghĩ về nhân vật Thị Màu Bùi Quang Thắng Để hiểu thêm về nhân vật Thị Mầu ta cần phải quay trở về nguồn...


NSƯT Thu Huyền
Mấy suy nghĩ về nhân vật Thị Màu

Bùi Quang Thắng

Để hiểu thêm về nhân vật Thị Mầu ta cần phải quay trở về nguồn gốc ra đời của nghệ thuật chèo. "Chèo bắt buồn từ kho tàng văn hóa nghệ thuật dân gian" - câu kết luận này của nhà nghiên cứu Trần Việt Ngữ nhận được sự đồng tình của đông đảo giới nghiên cứu nghệ thuật chèo. Thời trước, các nghệ sĩ chèo cũng là những người nông dân chân lấm tay bùn (thậm chí nhiều người không biết chữ), vào mùa nông nhàn mới họp lại thành các gánh chèo đi xin đám để biểu diễn cho khán giả phần lớn cũng chân lấm tay bùn như họ. Dẫu cho có bàn tay can thiệp của các bác Thơ, các ông Trùm, những người có chút học vấn, hoặc của cả các bậc sĩ Nho vào công việc sáng tác tích trò, xếp trò, thì về bản chất, chèo sân đình vẫn là nghệ thuật sân khấu dân gian. Thế nên những vở diễn, nhân vật được sinh ra trên sân khấu chèo đều mang trong mình những đặc điểm tích cực hoặc hạn chế của văn nghệ dân gian. Một trong những hạn chế đó là sự mâu thuẫn trong việc xây dựng hình tượng nhân vật. Nhân vật Trương Mẫu (Trương Viên), một nhân vật mô hình Mụ thiện, một bà lão hiền lành phúc hậu nên đã sinh ra trai hiền rồi lại được dâu thảo, được người con dâu chăm sóc "cắt thịt cánh tay", hi sinh đôi mắt để làm thuốc. Vậy nhưng bà cụ hiền lành này, trong các bản trò cũ lại có những câu pha trò hết sức không cần thiết, thậm chí là vô duyên như khi sang xin dâu lại nói ỡm ờ gợi ý với ông thông gia tương lai rằng . . Chi tiết này, nếu xét theo nguyên tắc hành động xuyên của kịch Tây sẽ cho thấy một bà lão không đứng đắn. Hay một ví dụ nữa là Phật ngồi trên tòa sen (người thật đóng trong vở QATK) lại liếc mắt bỡn cợt cả người làng. Những chi tiết phi lí và không cần thiết như thế trong chèo cổ rất nhiều. Có những sự phi lí dẫn đến tự mâu thuẫn như nhân vật Súy Vân, một phụ nữ theo tích trò đã bất chấp đạo tam tòng, giả điên để theo trai nhưng trên sàn diễn lại được các nghệ nhân trau chuốt để tạo nên một Suy Vân "hát hay múa lạ". Thị Mầu cũng vậy, một cô ả trắc nết lẳng lơ cũng được tạo hình rất đẹp, được các lớp nghệ nhân dụng công với những điệu hát, điệu múa đẹp mắt nhất tới mức lấn át cả nhân vật chính là Thị Kính. Nghệ thuật chèo thế kỉ 20, trong lớp khán giả số lượng người được học hành, cả giới trí thức càng ngày càng lớn và họ không dễ chấp nhận những mặt hạn chế kể trên của chèo. Điều này dẫn tới việc chỉnh lí, cải biên thậm chí viết lại các vở chèo cổ. Tất cả các vở được gọi là chèo cổ bây giờ đều được định hình vào thời gian này. Chi tiết phi lí nếu nhỏ thì chỉ cần bỏ đi như lời gợi ý ỡm ờ vô duyên của Trương Mẫu, trò bỡn cợt không thể hiểu nổi của bức tượng Quan Âm. Chi tiết phi lí mà lớn quá thì đành phải cải biên lại cả vở như Kim Nham thành Súy Vân. Trường hợp Thị Mầu trong vở Quan Âm thì khác. Trước hết hãy xem lại lời nhận xét về nhân vật Thị Mầu của Hoàng Ngọc Phách viết năm 1958 :" Thị Mầu, đứa con gái lắm của nên đa tình, ve trai một cách tình tứ, đến khi dục vọng lên cao quá thì hóa nên trâng tráo, một nhân vật đáng khinh bỉ nhưng không phải tuyệt nhiên không mang một chút gì làm cho người ta thương : đó chính là tính hồn nhiên và hoàn cảnh của thị." (Sách Tuồng và Chèo, NXB Giáo dục 1958). Đó là Thị Mầu nửa đầu thế kỉ 20. Hai điểm mâu thuẫn trong tính cách Thị Mầu đã được Hoàng Ngọc Phách chỉ ra : lẳng lơ đáng khinh bỉ nhưng vẫn có chút hồn nhiên, đáng thương. Nếu như giữ nguyên hình tượng nhân vật "ve trai trâng tráo" này thì chẳng có gì phải nói. Nhưng sân khấu chèo từ khi có Ban nghiên cứu chèo với các trí thức uyên bác hàng đầu về nghệ thuật chèo Trần Bảng, Hàn Thế Du ... đã không bằng lòng với một Thị Mầu như vậy. Vở Quan Âm Thị Kính ngày nay chúng ta đang xem dã được chỉnh lí. Thị Mầu không còn là "ả ve trai trâng tráo" nữa mà biến thành hình tượng một cô gái dũng cảm dám vượt qua cái chế độ phong kiến giáo điều để tự tìm hạnh phúc cho mình. Câu ""lẳng lơ thì cũng chẳng mòn, chính chuyên cũng chẳng sơn son để thờ" nếu trước kia chỉ là chứng cứ để buộc tội lẳng lơ cho Thị Mầu thì nay còn thể hiện sự táo bạo, dũng cảm của cô. Thế nên người những người chỉnh lí đã không cắt bỏ câu này dù việc đó vô cùng dễ dàng. Nhưng cũng có những việc không hề dễ dàng như cái đận Thị Mầu hoang thai với Anh Nô. Kể cả trong xã hội hiện đại bây giờ hành động này vẫn khó được người Việt chấp nhận nhưng những người chỉnh lí vở vẫn không thể cắt bỏ được bởi nó sẽ làm cả vở diễn phá sản. Nếu không có chuyện Thị Mầu hoang thai thì sẽ không có cớ để diễn lại lớp trò hề chèo kinh điển, mang tính tố cáo xã hội phong kiến là Việc làng. Càng không thể bỏ tình tiết hoang thai vì đó là tình tiết không thể thiếu để cho Thị Kính chứng tỏ chữ Nhẫn phi thường và lòng bác ái cao độ khi nhận nuôi đứa bé. Rõ ràng những người chỉnh lý vở đã phải cân nhắc và cuối cùng phải chấp nhận sự mâu thuẫn bởi nguồn gốc dân gian của nghệ thuật chèo. Thế cho nên, Tiến sĩ Trần Đình Ngôn mới kết luận răng : nghệ thuật sân khấu chèo thế kỉ 20 mang cả tính dân gian và tính bác học. Tưởn g như vậy là tôi đã trình bày rất rõ những điều tôi muốn nói : - Thứ nhất : tính lẳng lơ và sự hồn nhiên tưởng như mâu thuẫn nhưng đã sẵn có trong nhân vật Thị Mầu. - Thứ hai : với trình độ nhận thức, sự hiểu biết của chúng ta ngày nay thiết nghĩ nên hiểu rõ cần nhấn mạnh, giản lược (không phải là loại bỏ) yếu tố nào trong nhân vật Thị Mầu để tạo nên một Thị Mầu lẳng lơ nhưng hồn nhiên hay một Thị Mầu "ve trai". trâng tráo

Bài Liên Quan

Đất Nước Qua Báo Chí 3389742733760177804

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item