Mấy lời về ông Nguyễn Phách và bài hát chèo “ Nhớ thời thơ ấu “

Mấy lời về ông Nguyễn Phách và bài hát chèo “ Nhớ thời thơ ấu “ Mai Văn Lạng Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thụy Ninh, Thái T...


Mấy lời về ông Nguyễn Phách và bài hát chèo “ Nhớ thời thơ ấu “

Mai Văn Lạng

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thụy Ninh, Thái Thụy, Thái Bình, tuổi thơ của Nguyễn Văn Phách là “ tuổi thơ dữ dội “. Lúc bấy giờ chiến tranh chống Mỹ diễn ra ác liệt. Chiến trường Miền Nam sục sôi, Miền bắc bom cày đạn xới. Vừa tới trường vừa giúp bố mẹ làm đồng, chăm sóc ruộng vườn. Những đêm trăng sáng, những buổi trưa nồng, những lúc thảnh thơi nhất trong tuổi thơ của cậu bé Phách là được nghe, được xem các cô các chú ở thôn, ở xã tập hát chèo. Những làn điệu chèo cứ thế ngấm, thấm vào tâm hồn của cậu. Lớn lên một chút, Nguyễn Văn Phách xung phong nhập ngũ vào chiến trường. Bên cạnh ba lô cây súng, hành trang vào đời của anh lúc ấy chính là tình cảm của quê hương, của người thân và những làn điệu chèo tha thiết
Hòa bình lập lại, cũng như bao người cựu chiến binh khác ông nguyễn Văn Phách “ lăn lộn “ với ruộng đồng: Nhận khoán, thuê ruộng, đào ao, thả cá,trồng cây, nuôi lợn, chăn gà . . . đủ các việc của nhà nông. Thế nhưng ở một góc nào đó trong sâu thẳm tâm hồn, ông vẫn nhớ chèo, yêu chèo. Thế rồi ông gặp gỡ hẹn hò mấy người bạn, người em, cùng quê, đến nhà mình tập đàn tập hát. Những giọng hát hay, những tay đàn ngọt của vùng quê Thụy Ninh biết tin, tìm đến ông. Dần dần câu lạc dân ca chèo của ông được thành lập. Đúng lúc đó phong trào hát chèo ngày càng phát triển, đặc biệt là các trang mạng xã hội chú trong về chèo được phát huy, ông Phách cùng mấy người bạn lập trang Facebook  với tiêu đề “ Câu lạc bộ quê hương ngân tiếng trống chèo “. Bên cạnh những hội viên chính thức, sau 3 năm thành lập, CLB đã thu hơn 2000 hội viên ở khắp mọi miền đất nước đăng ký tham gia. Đã có cả chục cuộc giao lưu do CLB tổ chức hoặc đồng tổ chức ngay tại quê nhà Thụy Ninh, hoặc ở Thái Bình, đều ghi nhận những thành công nhất định.
Là người không có giọng hát, cũng khôgn phải là tay chơi đàn lão luyện nhưng ông nguyễn văn Phách, với lòng say mê của mình đã học và tập viết lời cho nhiều bài hát chèo. Và một trong những bài được nhiều người khen ngợi là bài “ Nhớ thời thơ ấu “.
ra đi khắp bốn phương trời 

tuổi thơ vẫn nặng cuộc đời trong tôi
vẫn đê ngang vẫn cống bùi 
một thời trẻ vẫn bùi ngùi nhớ thương
Những câu thơ như vắt ruột mà viết. Mộc mạc, giản đơn mà tha thiết ấm tình quê. Có thể những nhà thơ, những người viết chuyên nghiệp thì cho rằng đây còn “ diễn nôm “ nhưng tôi thì tôi hiểu đằng sau những câu chữ tưởng như nôm na ấy là cả một tấm lòng với quê hương. Nó rung ngân, da diết, quấn lấy ông nguyễn văn Phách, để ông không rời xa quê hương được lâu bao giờ. Tiếp theo là những nỗi nhớ của thời “ trẻ trâu “ : Đê ngang, cống Bùi, bóng đa, xóm nhỏ, ao làng . . .đặc biệt là những bạn bè thủa chăn trâu cắt cỏ. Những nỗi nhớ cứ càng ngày, càng trở về già càng tha thiết. Tôi rất ấn tượng với câu hát nói về tuổi thơ, về bạn bè của ông, Nguyễn văn Phách kể rất thật thà “Săn tìm đom đóm, chơi nấp chốn tìm, vẫn cãi nhau luôn  “. Cái tuổi thơ dù có dữ dội bởi bom đạn chiến tranh vẫn nồng ấm, thân thương bởi cái chất quê mộc mạc, giản dị. Và trổ cuối, Nguyễn văn Phách như rút ruột mà dãi bầy tâm sự: Quê hương là cội nguồn, là nơi chốn đi về,dù đi đâu cũng xin nhớ. Ông tâm sự, ông thổ lộ mà tha thiết mong mỏi. Ẩn đằng sau mái tóc dài, hàng râu con kiến, tiếng nói nhỏ nhẹ là một con người thẳng thắn, chân thành, tầm hồn thanh cao khoáng đạt
Cổ nhân dậy “ điều không ngoan có thể học ở nơi dân dã “, tôi chơi với ông Phách và tôi học ở ông được rất nhièu điều, trong đó có sự đam mê cháy bỏng với chèo. Xin chúc ông luôn mạnh khỏe, vững tay chèo lái để “ CLB Quê hương ngân tiếng trống chèo “ luôn là “chốn đi về “ của những người yêu chèo Thái Ninh, Thái Thái Thụy, Thái Bình và những người yêu chèo cả nước muôn kết bạn giao lưu.

Hà Nội ngày 12/8/2018

Mời quý vị cùng bấm vào đây để nghe bài hát : 

https://www.youtube.com/watch?v=pyOCj7Z05No

Bài Liên Quan

Tin Mới 9024963642288574403

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item