NÓI THÊM VỀ GIẢI NHẤT CUỘC THI THƠ CỦA TẠP CHÍ NHÀ VĂN & TÁC PHẨM
NÓI THÊM VỀ GIẢI NHẤT CUỘC THI THƠ CỦA TẠP CHÍ NHÀ VĂN & TÁC PHẨM Nhiều người biết thi ca là tâm hồn, nhưng ít người biết tâm có châ...
http://www.maivanlang.com/2018/09/noi-them-ve-giai-nhat-cuoc-thi-tho-cua.html
NÓI THÊM VỀ GIẢI NHẤT CUỘC THI THƠ CỦA TẠP CHÍ NHÀ VĂN & TÁC PHẨM
Nhiều người biết thi ca là tâm hồn, nhưng ít người biết tâm có chân tâm và vọng tâm, thì thi ca cũng có chân thi và vọng thi.
Chân tâm là thường hằng, bất biến, vô thủy vô chung, vọng tâm là sinh diệt, hữu thủy hữu chung. Chân thi và vọng thi cũng y như vậy.
Chân thi là kiệt tác, có từ trước khi viết ra nó, có trong khi viết ra nó và vẫn có sau khi viết ra nó... Nó xuất hiện lúc nào, ở đâu chẳng qua do "nhân duyên". Và do ai cũng do nhân duyên. Có khi không phải do tác giả, mà lại do người đọc phát hiện ra... Chân thi là vô tác vậy.
Vọng thi là thứ "tựa như thơ", có thể hay, nhưng không thể là kiệt tác. Nó chỉ có từ khi viết ra, tất nhiên có trong khi viết ra và chưa chắc nó đã còn tồn tại sau khi... viết xong. Nó xuất hiện lúc nào, ở đâu cũng do "nhân duyên". Và do ai cũng do nhân duyên. Vọng thi là sinh diệt, cho nên tất sẽ đến lúc nó đi vào quên lãng (nghĩa là chết). Có khi không phải do tác giả giết chết nó, mà lại do người đọc giết chết nó... Chân thi là chế tác vậy.
Cuộc thi thơ của tạp chí NHÀ VĂN & TÁC PHẨM vừa qua là cuộc thi của những... Vọng thi. Tuyệt đối không hề thấy bóng dáng của chân thi.
Thế nhưng vọng thi (tựa như thơ) vẫn có hay, có dở... cho nên vẫn có thể xếp hạng nhất, nhì, ba, bốn...
Vọng thi hay thì sống lâu, dở thì chết non, chết yểu... y như tuổi thọ của mọi giống hữu tình trên đời.
Nhận xét một cuộc "vọng thi", mà dùng cái tâm "chân thi" thì tất sẽ sổ toẹt tất cả. Cho nên phải dùng cái tâm "vọng thi" để "bó đũa chọn cột cờ". Đây là sự dũng cảm và rất nhân văn của những người chủ trương. Hai bài thơ của tác giả Trương Trung Phát được trao giải nhất là vì lý do như vậy. Tôi thấy hay vì đứng trong cái tâm vọng thi. Một số người chê dở là vì họ đứng trên ngọn núi kiệt tác (chân thi) mà nhòm xuống. Thế thôi.
Ông Trương Trung Phát làm thơ mấy chục năm nay, từng in tới 7 tập thơ, trong đó có 4 trường ca, mà nay mọi người mới biết, thì ra ông là học trò của "sư phụ" Phạm Tiến Duật. Bài thơ về tượng gỗ "long ly quy phượng" của ông chả có gì mới, cũng là nhại lại giọng triết gia nửa mùa mà thôi. Bài thơ về "le le..." cũng vậy. Nhưng với 4 câu đầu của bài này:
"Chẳng còn ngày xưa đâu
cùng cốc cùng cò mò tôm bắt ốc
đến rong rêu trong hồ cũng đã là rong rêu khác
đến cỏ ven hồ cũng đã là cỏ khác..."
cùng cốc cùng cò mò tôm bắt ốc
đến rong rêu trong hồ cũng đã là rong rêu khác
đến cỏ ven hồ cũng đã là cỏ khác..."
Đặc biệt là 2 câu sau, đã nói lên được cái "bất khứ bất lai" của cõi sinh diệt này. Nhìn cảnh vật mà thấy sinh diệt, thì là cái nhìn thấy (kiến) đạo, thấy hư huyễn mới là đến (ngộ) đạo. Ngộ đạo là bất khả, bởi chỉ có ở chân thi, kiệt tác... Nhưng kiến đạo cũng là quý lắm rồi. Cho nên chỉ 4 câu này cũng đã đủ xứng đáng giải nhất, giải nhất của cuộc thi "tựa như thơ". Bác Vũ Xuân Hoát chê bài này "không có tư tưởng..." là vì bỏ sót mất mấy câu này đấy.
Nguồn: Fb Phạm Lưu Vũ
Comennt dưới bài