Thơ được giải cuộc thi thơ của tạp chí Nhà văn và tác phẩm
Mai Văn Lạng: Trăm bó đũa chọn cột cờ Mà sao giám khảo chọn thơ kiểu này Rửa tai nghe phân tích " hay " Để còn học tập kẻo...
http://www.maivanlang.com/2018/09/tho-uoc-giai-cuoc-thi-tho-cua-tap-chi.html
Mai Văn Lạng:
Trăm bó đũa chọn cột cờ
Mà sao giám khảo chọn thơ kiểu này
Rửa tai nghe phân tích " hay "
Để còn học tập kẻo gây hiểu nhầm
Thế nên tôi chỉ " đi thầm
Chơi thơ thôi chứ không làm nhà thơ .
Mà sao giám khảo chọn thơ kiểu này
Rửa tai nghe phân tích " hay "
Để còn học tập kẻo gây hiểu nhầm
Thế nên tôi chỉ " đi thầm
Chơi thơ thôi chứ không làm nhà thơ .
HÀNG BUỒM DẠ KHÚC
Em đâu rồi, Mỹ Kinh?
Một phần anh một thuở
Sông Hồng tươi nắng gió
Sóng vỗ không vô tình
Em đâu rồi, Mỹ Kinh?
Những ngả đường xanh đỏ
Bước chân miên man kể
Chuyện ngày xưa chúng mình
Em đâu rồi, Mỹ Kinh?
Phố đâu còn nguyên phố
Thấp cao tân lẫn cổ
Hàng còn mà không Buồm
Ước gì trong khói sương
Còn một câu chuyện cổ
Còn một dòng sông cũ
Có bóng dáng con thuyền
Mỹ Kinh đâu rồi, em?
HAI PHÍA
(Lời một người làm tượng gỗ)
Đục đẽo mãi, cuối cùng gặp long
Gọt giũa mãi, cuối cùng gặp ly
Chải chuốt mãi, cuối cùng gặp quy
Tìm kiếm mãi, cuối cùng gặp phượng
Bao vô tri thành đấng bậc bất ngờ
Những đấng bậc thoát thai từ ruột gỗ
Những mắt long, mắt ly, mắt quy, mắt phượng
tôi nhìn
tôi thấy...
Những mắt long, mắt li, mắt quy, mắt phượng
nhìn tôi
thấy tôi...
LE LE BAY QUA HỒ THIỀN QUANG
Chẳng còn ngày xưa đâu
cùng cốc cùng cò mò tôm bắt ốc
đến rong rêu trong hồ cũng đã là rong rêu khác
đến cỏ ven hồ cũng đã là cỏ khác
Le le bay qua hồ Thiền Quang
Mây vẫn ở trên cao nhưng ai ngắm nhìn
Thương trẻ ngày ngày oằn vai cặp sách
Thương già ngày ngày vỉa hè rát mặt
Thị với thành chật cứng lo toan
Le le bay qua hồ Thiền Quang...
TA LÀ NGƯỜI HAY CHIM SẺ ĐÂY?
Đêm mười tư tháng giêng giữa sân Văn Miếu
Ta mơ thấy mình hóa thành chim sẻ
Khiêm tốn đậu bờ tường
Bên lũ họa mi và lũ khiếu hót
Nhìn vầng trăng lại nhớ vầng trăng
Cô gái không tên vuốt mắt cho anh lính không tên
Không chỉ còn là giọt nước mắt nữa đâu mà là giọt trăng xa xót ân tình chảy dài qua gò má
Đọng long lanh trên cỏ biếc Trường Sơn
Hình như hồn lính trẻ linh thiêng
Đã hóa thành chim sẻ
Cùng ta nhặt những hạt nắng, hạt mưa, hạt ấm, hạt no về đồng về bãi
Gieo lên bao mùa vàng?
Trống Văn Miếu rung hay lồng ngực ta rung
Của hôm qua, của hôm nay hay của ngày mai vậy
Tự dưng ta nhớ nước mắt người Trường Sơn thủa ấy
Run rẩy hỏi mình là người hay chim sẻ đây?
VẤN TÂY HỒ
Hơn một lần đến vấn Hồ Tây:
Chỗ nào Cụ Nguyễn mơ hái sen cùng cô gái lạ?
Chỗ nào Bác Cao đấu khẩu vua?
Mà hoa vẫn thơm qua bao nhiêu mùa hạ
Mà chữ vẫn đối chữ, câu vẫn đối câu, ý vẫn đối ý như lửa với nước, như đất với trời
Cách hoa là một tiếng cười
Trên đỉnh núi thêm một người là ta ( 1)...
--------------------------------
(1): Nhân nhớ đến một câu thơ của Nguyễn Du: "Cách hoa, nghe cười nói" và hai câu thơ của Cao Bá Quát: "Đỉnh núi này đã đẹp. Còn thêm ta đến đây".
Theo Fb Bình Địa Mộc
MỜI ĐỌC THỬ MẤY BÀI THƠ ĐƯỢC GIẢI CUỘC THI THƠ 2017-2018 CỦA NV&TP
Muốn nói gì thì nói, viết đến như “Mùi xưa” của Thanh Tùng thì “Thời hoa đỏ” chỉ còn là thơ của cái thời đỏ là đẹp (cố nhiên nó vẫn có đẳng cấp của nó, trong cái giàn chung). Còn “Le le bay qua hồ Thiền Quang” đã khiến tiếng Việt, từ xác chữ cũ đã mang hàm nghĩa mới khác rất xa cái nghĩa thông thường; cũng khác những liên tưởng thời thơ Mới, thơ thời chiến tranh và thời hậu chiến.
THANH TÙNG
(Giải đặc biệt)
TRẺ EM
Tôi yêu các em vì chưa được tuổi thơ
Tôi dọn dẹp trời xanh cho các em bay lượn rồi hạ xuống
Tim tôi chơi trốn tìm
Chỉ ở bên các em tôi mới thật yên bình
Mắt tôi ngọt và tim tôi yên ả
Đầu giường tôi không treo cái roi
Vì da thịt các em chỉ mềm như nước mắt
Trái tim tôi treo nơi đầu ngõ
Vọng vang chiều chiều chạng vạng gọi các em về
với mùi cơm thơm của mẹ
Không đứa trẻ nào không phải con tôi
Tôi chỉ gửi mọi nhà âu yếm hộ
MÙI XƯA
Xanh xao gọi mãi đến vô cùng
Ở nơi ấy có ai của tôi không?
Ở nơi ấy có tôi của tôi không?
Sao gọi mãi vẫn còn câm lặng
Ở nơi ấy có còn xưa không?
Mùi tuổi thơ trong vắt phố dài
Những viên bi lấp lánh vẫn chờ
Mùi nắng tươi mây bạc lá đi rong
Những cuộc tình đã tắt bao năm
Còn day dứt trong lòng ngõ hẹp
Mẹ đi về xa xót gió mưa
Mẹ đi về bay lượn trong mưa
Em đi về bay lượn trong mơ
Hoa đi về tan tác mùi xưa
Tôi không sao nuôi nấng nổi
Để mùi xưa lụi tàn
Chẳng còn mong trở lại
Âm thầm đổ nhớ xuống hôm nay
VŨ THỊ HUYỀN TRANG
(giải Ba)
CHÚNG TA VÀ CÁ
Trong bầy cá chết sáng nay trên biển, dưới hồ
Có một con mang tên tôi.
Sau khi nuốt tâm hồn tôi, ý nghĩ tôi
Nó chết trương phềnh.
Hàng trăm con cá chết
Hàng nghìn con cá chết
Hàng triệu giả định được đặt ra trên những đôi môi mấp máy
Chắc vì không thể đợi lâu hơn
Hàng vạn con cá chết…
Tôi cứ ngờ ngợ rằng
Đàn cá chết không phải vì ô nhiễm môi trường
Không phải vì chất thải độc hại ở một nhà máy nào đó
Đàn cá chết vì tôi tham lam, tôi đớn hèn.
Tôi bán đứng chúng cho đồng tiền, đất đai, dục vọng
Tôi không đứng trong đoàn người hô vang khẩu hiệu
“Chúng tôi cần cá tôm…”
Tôi nuốt cá
Cá nuốt tôi
Sau cái chết của cá rồi sẽ đến cái chết của tôi.
TRƯƠNG TRUNG PHÁT
(giải Nhất)
HAI PHÍA
(Lời một người làm tượng gỗ)
Đục đẽo mãi, cuối cùng gặp long
Gọt giũa mãi, cuối cùng gặp ly
Chải chuốt mãi, cuối cùng gặp quy
Tìm kiếm mãi, cuối cùng gặp phượng
Bao vô tri thành đấng bậc bất ngờ
Những đấng bậc thoát thai từ ruột gỗ
Những mắt long, mắt ly, mắt quy, mắt phượng
tôi nhìn
tôi thấy…
Những mắt long, mắt li, mắt quy, mắt phượng
nhìn tôi
thấy tôi…
LE LE BAY QUA HỒ THIỀN QUANG
Chẳng còn ngày xưa đâu
cùng cốc cùng cò mò tôm bắt ốc
đến rong rêu trong hồ cũng đã là rong rêu khác
đến cỏ ven hồ cũng đã là cỏ khác
Le le bay qua hồ Thiền Quang.
Mây vẫn ở trên cao nhưng ai ngắm nhìn
Thương trẻ ngày ngày oằn vai cặp sách
Thương già ngày ngày vỉa hè rát mặt
Thị với thành chật cứng lo toan
Le le bay qua hồ Thiền Quang…
TRẦN GIA THÁI
(Giải Nhì)
TƯỢNG ĐỨC VUA LÊ BÊN HỒ LỤC THỦY*
Quanh hồ Gươm không ai bàn chuyện Vua Lê
Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ.
Chế Lan Viên
Hồ loãng
Níu chân chiều nhạt
Vật vờ Lục Thủy
Sương giăng
Thân ở đây
Hồn đâu đây
Ngồi trên trụ như đu trên cây
Trứng treo đầu đẳng
Tạc vào hậu thế
Nỗi chông chênh !
Đuổi giặc mười năm gian nan
Giữ nước muôn năm cực nhọc
Rùa đòi gươm
Hay Người đánh rơi gươm?
Bài học Loa Thành còn sắc lạnh
Máu oan chưa ố sách học trò
Hòa bình! hòa bình!
Không bao giờ được rời xa kiếm !
Thưa Đức Vua
Vẫn là giặc ngoài phương ấy
Hoa giả trên bàn tiệc cổ thành
Súng thật ngoài biển Đông táp sóng
Thưa Đức Vua
Vẫn là thù trong quần thảo
Diễn biến ư
Chuyển hóa ư
Dù có khoác những mỹ tự gì
Thì chân tướng nội xâm vẫn là phản phúc
Phản phúc với mình
Phản phúc với nhân dân
Chiều Lục Thủy hóa vào đêm
Sóng động gươm thần
Sao cháy trong mắt người quăng lưới**
Bên ly trà nguội
Tôi ngắm nhìn Vua Lê trò chuyện với Thăng Long.
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
*Tên khác của hồ Hoàn Kiếm
*Truyền thuyết về Lê Thận kéo lưới được chuôi gươm
ĐẶNG THỊ THANH HƯƠNG
(Giải Tư)
GỬI CHỒNG CŨ
“Thương lắm cho những ai trong cuộc đời từng phải gọi nhau bằng chồng cũ và vợ cũ...”
Hẹn nhau thêm lần nữa
Hai đứa ra trước tòa
Bảnh mắt, cửa vừa mở
Chồng cũ đón tận nhà
Trên tòa, thẩm phán hỏi
Mâu thuẫn giữa hai ta
Mình nhìn nhau bối rối
Lí do gì chia xa?
Đã lâu rồi nguội lửa
Đã lâu rồi nhạt canh
Lâu lắm rồi giường lạnh
Nhà không người, vắng tanh
Thoắt thế mà mười năm
Vừa đó mà hoa rụng
Tóc vợ không còn xanh
Đời người thêm khoảng trống
Tiễn chồng sang bến mới
Lời ru nghiêng cánh cò
Vợ ngồi khâu lưới nhện
Giăng bắt bóng tò vò
Vợ vẫn qua ngõ chợ
Mua rau gạo dưa hành
Bên mâm cơm, vẫn nhớ
Thói quen ngồi cửa canh
Mai đường đời tức thở
Còn ai gọi bằng chồng
Thôi hết rồi duyên nợ
Vợ về bàn tay không
Mai đường đời khuất nẻo
Mùa đông đến ngang trời
Vào những đêm trở gió
Vợ khẽ gọi: Chồng ơi....!
Hà Nội 16.11.2015
TỔNG KẾT VÀ TRAO GIẢI CUỘC THI THƠ 2017 – 2018
của Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm
Cùng bạn đọc
(Thay lời nói đầu cho tập thơ “Le le bay qua hồ Thiền Quang” – chọn lại những chùm thơ đã in trên NV&TP từ tháng 2 năm 2017 đến hết tháng 6 năm 2018)
Các bạn đang cầm trên tay gần như cả Cuộc thi Thơ 2017 – 2018 của Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm với non 300 bài của hơn 80 tác giả đã in Tạp chí từ số 22 đến số 30 và do Nhà xuất bản Hội Nhà văn bảo trợ xuất bản. Nhân đây, xin chân thành cảm ơn Nhà xuất bản.
Chúng tôi không dám nói Cuộc thi đã “hút” vào mình thơ hay của mọi nhà, nhưng chắc chắn nó là thơ hay nhất trong tháng năm này của họ, thậm chí là hay nhất. Và chúng tôi coi đó là thành công của Cuộc thi.
Mỗi cuộc thi văn chương luôn có tham vọng phát hiện tác giả mới, tài năng cho dòng chảy văn học thêm mạnh. Về khía cạnh này, Cuộc thi chỉ đạt được kết quả khiêm tốn với các tác giả trẻ dấn thân vào tâm thế xã hội; hình tượng hóa những bức xúc đau đáu. Bù lại, các nhà thơ thành danh lại chợt thăng hoa làm mới lại, làm trẻ ra. Một Thanh Tùng chợt “non trẻ” lại ở tuổi 80, buông mọi kỹ thuật mà giao phó toàn quyền cho cảm xúc tràn ra, tứ thơ mơn mởn như hoa nở miên man trên phù sa cổ. Một Trương Trung Phát chiết từ trải nghiệm hơn 70 năm sống ra những hình tượng nghệ thuật hàm chứa triết lý nhân sinh khá gần gũi với đời sống nhưng cũng bí ẩn không hết. Một Nguyễn Văn Khôi, một Trần Gia Thái khẳng định mình – hiểu thấu nỗi bức xúc ngang trái của đời sống như những người trong cuộc đầy trách nhiệm nhưng vừa không né tránh nhức nhối vừa ý nhị chân thành.
Cuộc thi nào thì cũng sẽ có người nhận Giải, nhiều người không. Nhưng, như các bạn sẽ thấy ở đây, chất lượng của Cuộc thi Thơ 2017 – 2018 là đồng đều, có đẳng cấp. Đằng khác, mỗi cuộc thi đều chỉ có lượng tác giả Dự thi nhất định, giải thưởng lại cũng chỉ là do một hội đồng Chung khảo chấm ra cho nên có thể còn có các ý kiến khác. Chúng tôi chỉ dám chắc chắn mình đã làm Cuộc thi này với tất cả tấm chân thành và sự nỗ lực khách quan. Hy vọng Cuộc thi đã góp cho cánh buồm thơ thêm no gió.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
TẠP CHÍ NHÀ VĂN VÀ TÁC PHẨM
I. Giải nhất (trị giá 30.000.000đ):
Trương Trung Phát
với chùm thơ: Hàng Buồm dạ khúc, Hai phía, Le le bay qua hồ Thiền Quang,
Ta là người hay chim sẻ đây?
II. Giải nhì (mỗi giải 15.000.000đ):
1. Nguyễn Văn Khôi
với chùm thơ: Giấc mơ hồi sinh, Những câu hỏi, Zim
2. Trần Gia Thái
với chùm thơ: Là mưa trũng mắt tôi đây, Biển không còn mặn,
Tượng đức vua Lê bên hồ Lục Thủy
3. Trần Thị Lưu Ly
Với chùm thơ: Trò chuyện với người xa, Người kéo đàn trên sông Tam Bạc,
Mưa Quảng Châu
III. Giải ba (mỗi giải 10.000.000đ):
1. Vũ Thị Huyền Trang
với chùm thơ: Bẩy mươi phần trăm cơ thể, Chúng ta và cá, Nhan sắc
2. Nguyễn Đông Nhật
với chùm thơ: Số phận của nhà thơ, Giải pháp, Những khi dừng lại
3. Đồng Chuông Tử
với chùm thơ: Tự thú, Tiếng khóc của ngọn đồi, Nhớ Chàm
4.Vũ Hùng
với chùm thơ; Chuyện về chín vòng hoa tang, Rêu phủ chùa xưa, Rượu
IV. Giải khuyến khích (mỗi giải 5.000.000đ):
1. Nguyễn Ngọc Tung
với chùm thơ: Nửa đêm nghe tiếng chim kêu, Những người đàn bà đi lên từ biển
2. Xuân Trường
với chùm thơ: Áo, Thăm thẳm một bờ xa
3. Trương Nam Chi
với chùm thơ: Lá vừa cắt một đường bay, Một mình một chợ
4. Trần Chính
với chùm thơ: Lời hoa, Trước miếu thờ bà Phi Yến
5. Nguyễn Xuân Hải
với chùm thơ: Tía tô, Bức tranh vẽ giở
6. Đặng Cương Lăng:
với chùm thơ: Mình giữa nhà ta, Sự thật hiển nhiên
7. Đỗ Minh Dương
với chùm thơ: Nghịch lý ở Quảng Bình, Nhớ làng
8. Lê Anh Phong
với chùm thơ: Áo ai, Đêm trái mùa
9. Đặng Thị Thanh Hương
với chùm thơ: Gửi chồng cũ, Gửi cha ở thiên đường
10. Phạm Công Đoàn
với chùm thơ: Nhớ quê; Ơ, hội làng
V. Giải Đặc biệt (10.000.000đ)
Thanh Tùng
với chùm thơ: Sinh nhật, Trẻ em, Mùi xưa
VI. Ghi chú:
Danh sách này có những khác biệt so với Thể lệ cuộc thi, Ban tổ chức xin ghi chú như sau:
- Do chất lượng các chùm thơ khá đồng đều, chúng tôi quyết định nâng số lượng Giải Nhì từ 2 lên 3, từ 3 Giải Ba lên 4, từ 5 Giải Khuyến khích lên 10 và đặt tên là Giải Tư.
- Về trường hợp chùm thơ của nhà thơ Thanh Tùng (1935 – 2017) đã công bố, nhưng xét ra mức độ phổ biến chưa rộng như thể lệ đòi hỏi và để tôn vinh thơ hay như tôn chỉ mục đích của cuộc thi, chúng tôi xin đặt thêm Giải đặc biệt để trao tặng bên cạnh hệ thống giải chính thức
Tạp chí Nhà văn và Tác phẩm
Chú thích ảnh: Nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội trao Giải Nhất cho nhà thơ Trương Trung Phát, nhà văn Nguyễn Trí Huân trao Giải Tư cho Trần Chính, Đặng Thị Thanh Hương, Nguyễn Ngọc Tung, Phạm Công Đoàn và Lê Anh Phong; nhà thơ Trần Trương, Trưởng ban Tổ chức cuộc thi đang nói những lời có cánh và Đặng Huy Giang đọc Báo cáo Tổng kết cuộc thi thơ. Ảnh Hoàng Xuân Tuyền