Nhà nghiên cứu Mai Văn Lạng: Để âm nhạc dân gian“sống” được trong đời sống đương đại

ảnh Nhà nghiên cứu mai văn Lạng chụp cùng chiến sĩ Trường Sa “ Đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, văn hóa luôn là sự khẳng định nhữ...



ảnh Nhà nghiên cứu mai văn Lạng chụp cùng chiến sĩ Trường Sa
Đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, văn hóa luôn là sự khẳng định những nét đặc trưng riêng của quốc gia, dân tộc ấy.Âm nhạc dân gian ra đời và tồn tại như một thành tố quan trọng và không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt văn hóa truyền thống của người Việt Nam.Tuy nhiên, âm nhạc dân gian đang đứng trước nguy cơ mai một bởi thời gian, bởi những biến động lịch sử và bởi cơ chế thị trường.Vì vậy, việc bảo tồn và quảng bá âm nhạc dân gian là điều vô cùng bức thiết hiện nay”- nhà nghiên cứu âm nhạc dân gian Mai Văn Lạng, Trưởng phòng Dân ca và nhạc cổ truyền Đài Tiếng nói Việt Nam chia sẻ. 




Nhà nghiên cứu Mai Văn Lạng cùng Bộ đội Biên phòng tỉnh Bạc Liệu thăm soạn giả Trọng Nguyễn 

Anh cho biết không phải ngẫu nhiên mà trong hơn chục loại hình nghệ thuật của Việt Nam được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại thì có đến 8 loại hình là âm nhạc dân gian truyền thống như: Nhã nhạc Cung đình Huế, Không gian văn hoá Cồng chiêng Tây Nguyên, Ca Trù, Quan họ, Hát Xoan, Đờn ca tài tử, Ví Giặm, Hát Văn. “Đó là điều quý giá của dân tộc nhưng dường như đang bị xem nhẹ.Những chỗ nào được đầu tư nhiều tiền nhất, quảng bá rộng rãi nhất thì không phải âm nhạc dân gian. Tôi hình dung âm nhạc dân gian đang nằm ở rìa của đời sống thị trường hiện nay”, nhà nghiên cứu Mai Văn Lạng trăn trở. 

Là người nhiều năm lăn lộn trong công tác sưu tầm dân ca, anh cho biết hiện nay đồng bào dân tộc thiểu số đang tự “Kinh hóa”, họ ngày càng không giữ được chữ viết, tiếng nói của chính dân tộc mình. Đây là điều rất nguy hiểm và là nguyên nhân cho sự thất truyền của các làn điệu dân ca đặc sắc.Hơn nữa, khi biểu diễn các loại hình âm nhạc dân gian phải có không gian văn hóa phù hợp. 

Vậy, phải làm gì để dân ca được bảo tồn và phát triển trong đời thời đại hôm nay?Nhà nghiên cứu Mai Văn Lạng cho rằng Nhà nước cần phải nhanh chóng làm ba việc trước mắt.Đó là quan tâm chăm lo hơn nữa đời sống của các nghệ nhân.Bởi cuộc sống mưu sinh sẽ khiến những đam mê có thể thể vơi bớt đi sự cháy bỏng, tâm huyết. Ngoài ra, phải tăng cường công tác thu thập, sưu tầm, thu thanh các làn điệu qua phần mềm lưu trữ lâu dài. Đặc biệt, cần phải thành lập nhiều đoàn nghệ thuật chuyên nghiệp chọn lọc những thí sinh thực sự có tố chất đưa vào đào tạo bài bản, tập luyện nghiêm túc.Và theo anh, vấn đề bảo tồn gìn giữ dân cả phía nghệ nhân hiện nay đang làm rất tốt. Anh cũng rất xúc động khi đã bắt gặp những nghệ nhân tự mình bỏ tiền túi đi sưu tầm, lưu trữ, thậm chí còn nuôi các em học sinh đến học tại nhà. 

Về phía cá nhân, suốt hơn hai thập niên qua, anh đã soạn lời mới cho hàng trăm bài dân ca ở các thể loại, như: Chèo, tuồng, cải lương, Ví giặm, ca Huế, hò bài chòi, dân ca Nam bộ, quan họ, hát văn, dân ca các dân tộc thiểu số.... Bên cạnh đó, anh cũng rất chú trọng đến lượng công chúng là các chiến sĩ Biên phòng, Hải quân nơi “đầu sóng ngọn gió”. Chừng ấy năm theo đuổi dân ca, nhà nghiên cứu Mai Văn Lạng đã đi đến khắp các Đồn Biên phòng trên cả nước, đến với các chiến sĩ trên quần đảo Trường Sa thân yêu của Tổ quốc. Qua những cuộc trò chuyện, anh mới thấu hiểu sự gian khó, vất vả nhưng ấm áp nghĩa tình, lạc quan, yêu đời của họ. Có những người chiến sĩ nói đã nói với anh rằng: “Chúng em mong muốn được nghe nhiều hơn nữa khúc dân ca qua làn sóng Đài Tiếng nói Việt Nam để vơi đi nỗi nhớ nhà, nhớ người yêu”. Chính vì vậy, ngoài việc biên tập, anh đã soạn lời mới cho nhiều bài dân ca đằm thắm, mặn mà để phục vụ các chiến sĩ trên tuyến đầu Tổ quốc, như: “Gửi anh người chiến sĩ Biên phòng”, “Gửi nhớ Trường Sa”, “Nơi biên cương gửi lời về quê mẹ”, …. 



Ngô Khiêm/ Báo Biên phòng

Bài Liên Quan

Tin Mới 4725311931678897379

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item