"Như thế nào mới được gọi là chèo?".

"Như thế nào mới được gọi là chèo?".  Bùi Quang Thắng một câu hỏi chỉ có 8 từ, nghe tưởng đơn giản nhưng để trả lời một c...

"Như thế nào mới được gọi là chèo?". 

Bùi Quang Thắng

một câu hỏi chỉ có 8 từ, nghe tưởng đơn giản nhưng để trả lời một cách thấu đáo thì những nhà nghiên cứu chèo hàng đầu như Trần Bảng, Trần Việt Ngữ, Tất Thắng ... đã viết tổng cộng không dưới 1000 trang sách. Chúng ta rất may mắn vì câu trả lời đã có sẵn, vấn đề là ta có thực sự muốn tìm đến (câu trả lời) hay không. Với chủ đề rộng như thế, trong khuôn khổ mấy dòng "còm" trên "phây" thì không những không làm sáng tỏ vấn đề mà chỉ làm rối mù thêm. Nó không đơn giản như câu chuyện : 
"Cái này không thể gọi là kem được.
Tại sao lại không thể gọi là kem?
Bởi vì nó không lạnh và không ngọt."

2. Bạn Son van nguyen rất tinh tế khi muốn giữ lại phần Giáo đầu ở các vở chèo. Giáo đầu cho ta hiểu yếu tố đặc trưng của chèo về cấu trúc vở (khác hẳn phần giới thiệu trước vở diễn của kịch nói) và về tính tự sự (nghệ sĩ chèo khách quan kể lại một câu chuyện, một "tích cũ"). Nhưng nếu bỏ Giáo đầu đi (vẫn phải đảm bảo giữ được các yếu tố đặc trưng khác như tính tự sự, tính thơ, tính nhạc, tính trào lộng, thủ pháp cách điệu, ước lệ ...) thì một vở chèo vẫn cứ là một vở chèo. Chính điều này lại chứng minh cho cấu trúc mở của chèo khác hẳn kịch nói : có thể cắt bỏ một vài lớp diễn (giáo đầu, vãn trò, các lớp hề ngoài tích vd : Oan xin sữa (Trương Viên), phù thủy cô đồng (Kim Nham) ... nhưng phần còn lại vẫn là một vở diễn. Với kết cấu chặt chẽ của kịch nói thì không thể. Ngược lại, có những vở chèo mới có dựng lớp Giáo đầu mà vẫn không ra chất chèo. Một vở chèo mới có Giáo đầu hay, có sáng tạo là Câu chuyện làng Đồi (chèo Bắc Giang). (Mình chụp một phần nói về Giáo đầu cực hay của tác giả Tất Thắng,
3. Nếu theo cách nhìn khắt khe và tinh tường của bác Trần Việt Ngữ thì có thể nói rất nhiều các vở chèo hiện đại không đủ tiêu chuẩn để được gọi là chèo. Vở Lưu Bình - Dương Lễ mà ngày nay chúng ta (trong đó có cả tôi) đang say mê thưởng thức và vẫn được đàng hoàng ghi trên băng - rôn là "chèo cổ" thì khi ra đời tại Hội diễn 1958 đã bị bác Trần Việt Ngữ và một số người khác phê là "kịch chèo".
4. Sẽ là rất thiếu thực tế khi nghĩ rằng : phải dựng y như các cụ nghệ nhân ngày xưa mới là chèo. Dẫn chứng đầy tính thuyết phục là bộ ba Bài ca giữ nước của Tào Mạt. Đó là tác phẩm đỉnh cao của sk chèo nhưng vẫn có yếu tố mới trong cấu trúc vở, mô hình nhân vật.

Bài Liên Quan

Dân Ca 1095580307606382083

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item