Chân dung NSUT Ngọc Phan
NGỌC PHAN Tên thật: Nguyễn Ngọc Phan Năm sinh: 10/1/1938 Quê quán: Kiến An, Hải Phòng Ông một nghệ sĩ sáo nổi tiếng. Năm 1956 h...
https://www.maivanlang.com/2017/05/chan-dung-nsut-ngoc-phan.html
NGỌC PHAN
Tên thật: Nguyễn Ngọc Phan
Năm sinh: 10/1/1938
Quê quán: Kiến An, Hải Phòng
Ông một nghệ sĩ sáo nổi tiếng. Năm 1956 học Trường Âm nhạc Việt Nam, tốt nghiệp về công tác tại Đoàn Ca nhạc Đài TNVN cho đến khi nghỉ hưu (1991) Đã sáng tác nhiều tác phẩm cho sáo trúc, nhị và các nhạc cụ dân tộc trong đó có Lý hoài nam, C ánh chim chuyền, Cánh chim hoà bình, Ngày hội non sông, Tiếng sáo bản Mèo, Én lạc trên mây, Tiếng sáo quê hương, Gọi trăng, Mùa Xuân biên phòng
Tên thật: Nguyễn Ngọc Phan
Năm sinh: 10/1/1938
Quê quán: Kiến An, Hải Phòng
Ông một nghệ sĩ sáo nổi tiếng. Năm 1956 học Trường Âm nhạc Việt Nam, tốt nghiệp về công tác tại Đoàn Ca nhạc Đài TNVN cho đến khi nghỉ hưu (1991) Đã sáng tác nhiều tác phẩm cho sáo trúc, nhị và các nhạc cụ dân tộc trong đó có Lý hoài nam, C ánh chim chuyền, Cánh chim hoà bình, Ngày hội non sông, Tiếng sáo bản Mèo, Én lạc trên mây, Tiếng sáo quê hương, Gọi trăng, Mùa Xuân biên phòng
Năm 1956, tại khóa đầu
tiên của Trường âm nhạc Việt Nam (nay là Học viện âm nhạc quốc gia), nhạc sỹ Ngọc
Phan đã đăng ký thi môn Violon. Lúc bước vào phòng thi, chàng trai trẻ Ngọc
Phan khi ấy mới 18 tuổi thấy không phù hợp với Violon nên đánh liều chuyển sang
thi sáo. Lúc có đó khoảng 1.000 thí sinh dự thi nhưng trường chỉ lấy 100 người.
Kết thúc phần thi sáo của mình, ông được ban giám khảo khen ngợi nên đinh ninh
mình sẽ trúng tuyển. Song đến khi danh sách học sinh trúng tuyển được công bố,
ông không thấy có tên mình.
Ông liền đem thắc mắc
của mình đến hỏi thầy Tạ Phước (Hiệu trưởng nhà trường) thì thầy nói bài thi
sáo của ông rất tốt, đạt 5/5 nhưng lại không thi xướng âm. Ông trả lời, phần xướng
âm đã thi ở phòng Violon. Thầy Tạ Phước giở bảng điểm xướng âm ở phòng Violon
thì thấy tên Ngọc Phan, con đường đến với sáo trúc của nhạc sỹ bắt đầu từ đó.
Năm 1959N, khi ra trường, ông được 3 đơn vị là Tổng cục Chính trị, Đoàn Ca múa
Trung ương và Đài Tiếng nói Việt Nam xin tuyển về. Cuối cùng, ông quyết định đầu
quân cho Đài Tiếng nói Việt Nam. Ngoài việc học sáo, nhạc sỹ Ngọc Phan còn học
ghita, piano và cũng rất mê sáng tác. ông còn nhớ sáng tác đầu tiên là bài Lý hoài Nam (nay gọi
là Nhớ về Nam, đặt lại theo ý kiến
của Bác Hồ). Đây là bài dân ca Trị Thiên, viết cho sáo trúc độc tấu năm 1958.
Năm 1962, ông được nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương phát triển bổ sung thêm để NSưT
Đinh Thìn đem đi biểu diễn tại Liên hoan Thanh niên thế giới tổ chức tại
Hensanhky (Phần Lan). Năm 1978, bài sáo này đoạt huy chương Vàng tại Bình Nhưỡng
(Cộng hòa DCND Triều Tiên). Đây cũng là lý do vì sao cho đến bây giờ, bài sáo Nhớ về Nam và bài Ngày hội non sông mỗi khi được nhắc đến đều có tên của cả hai nhạc
sĩ: Ngọc Phan và Nguyễn Văn Thương. Từ năm 1960, ông dành nhiều thời gian lặn lội
lên các vùng dân tộc để tìm hiểu và học cách thổi các loại sáo của đồng bào.
Nghe tiếng sáo của ông, người ta nhận ra trong đó sự sâu lắng của chất liệu dân
ca và tình yêu quê hương xứ sở. Đó đơn giản chỉ là tiếng gà gáy, chim kêu, nước
chảy, tiếng bạn tình gọi nhau hay tiếng vó ngựa nơi biên cương. Nhạc sỹ Ngọc
Phan còn là người đầu tiên tìm hiểu về nguồn gốc cây sáo trúc nước ta với những
công trình khoa học được ghi nhận. Trong quá trình tiếp thu các ngón sáo của
các bậc tiền bối, ông đã có công mở rộng âm vực cho cây sáo trúc dân tộc thêm 5
nốt cao và 1 nốt trầm. ông cũng là một trong những người hoàn chỉnh cây sáo 10
lỗ.
Kỷ niệm khó quên với Bác Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, phụ trách về nhạc cụ sáo khu vực phía Bắc chỉ có hai người là NSưT Đinh Thìn và nhạc sỹ Ngọc Phan. Trong thời gian này, ông may mắn và vinh dự khi nhiều lần được biểu diễn phục vụ Bác Hồ và khách của Bác. Từ năm 1960 - 1969, hầu như năm nào ông cũng được gọi vào biểu diễn phục vụ Người. ông nhớ hồi đó khi lên biểu diễn bài Lý hoài Nam và Du xuân, nghe xong Bác đã gọi ông lại và nói: “Sao lại gọi là Lý hoài Nam mà không phải là Nhớ về Nam? Du xuân là gì, sao cháu không đặt tên bài là Đi chơi xuân cho dễ nghe, dễ hiểu?”. Qua lời dặn dò của Bác, ông biết, Bác muốn gửi gắm đến những nhạc sỹ, nghệ sỹ như ông khi sáng tác phải biết trân trọng và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Là nghệ sỹ sáng tác, biểu diễn và giảng dạy, những học sinh khi tìm đến ông đều cảm nhận ông là người thầy nhiệt tình, tận tâm với học trò. ông đã đào tạo nhiều thế hệ học trò thành danh và nổi tiếng như NSưT Tiến Vượng (hiện là giảng viên dạy sáo tại Học viện âm nhạc quốc gia); Vũ Thanh Hương (giảng viên dạy sáo tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội), NSưT Đinh Linh (Đoàn Ca múa Bông Sen TP. Hồ Chí Minh). Điều làm ông trăn trở nhất hiện nay là giới trẻ không còn mặn mà với văn hóa dân tộc. “Thế hệ hôm nay học và tiếp thu kiến thức rất nhanh nhưng có thể vì cuộc sống quá hối hả và phải chạy theo cơ chế thị trường mà người học chưa lĩnh hội được cái hồn dân tộc để đưa vào tiếng sáo”, ông tâm sự
Kỷ niệm khó quên với Bác Trong những năm kháng chiến chống Mỹ, phụ trách về nhạc cụ sáo khu vực phía Bắc chỉ có hai người là NSưT Đinh Thìn và nhạc sỹ Ngọc Phan. Trong thời gian này, ông may mắn và vinh dự khi nhiều lần được biểu diễn phục vụ Bác Hồ và khách của Bác. Từ năm 1960 - 1969, hầu như năm nào ông cũng được gọi vào biểu diễn phục vụ Người. ông nhớ hồi đó khi lên biểu diễn bài Lý hoài Nam và Du xuân, nghe xong Bác đã gọi ông lại và nói: “Sao lại gọi là Lý hoài Nam mà không phải là Nhớ về Nam? Du xuân là gì, sao cháu không đặt tên bài là Đi chơi xuân cho dễ nghe, dễ hiểu?”. Qua lời dặn dò của Bác, ông biết, Bác muốn gửi gắm đến những nhạc sỹ, nghệ sỹ như ông khi sáng tác phải biết trân trọng và gìn giữ sự trong sáng của tiếng Việt. Là nghệ sỹ sáng tác, biểu diễn và giảng dạy, những học sinh khi tìm đến ông đều cảm nhận ông là người thầy nhiệt tình, tận tâm với học trò. ông đã đào tạo nhiều thế hệ học trò thành danh và nổi tiếng như NSưT Tiến Vượng (hiện là giảng viên dạy sáo tại Học viện âm nhạc quốc gia); Vũ Thanh Hương (giảng viên dạy sáo tại Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội), NSưT Đinh Linh (Đoàn Ca múa Bông Sen TP. Hồ Chí Minh). Điều làm ông trăn trở nhất hiện nay là giới trẻ không còn mặn mà với văn hóa dân tộc. “Thế hệ hôm nay học và tiếp thu kiến thức rất nhanh nhưng có thể vì cuộc sống quá hối hả và phải chạy theo cơ chế thị trường mà người học chưa lĩnh hội được cái hồn dân tộc để đưa vào tiếng sáo”, ông tâm sự
Theo trang Tieusao.com