Nhìn từ Khải Silk...

Giật mình nhìn lại, thì thấy, có vẻ như Khaisilk không phải là cá biệt, tức ông Khải không đơn độc trong sự lừa dối, khác chăng, chỉ là ông...

Giật mình nhìn lại, thì thấy, có vẻ như Khaisilk không phải là cá biệt, tức ông Khải không đơn độc trong sự lừa dối, khác chăng, chỉ là ông Khải quá nổi tiếng, và hay lên báo, lên diễn đàn dạy dỗ đạo đức.

Đã có rất nhiều bài báo nói về việc ông Khải này rồi, nó gây sự phẫn nộ trong cộng đồng người Việt bởi sự lừa dối trắng trợn người tiêu dùng, lợi dụng lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, nặng hơn, nó xúc phạm đất nước này, khi mà, lụa Trung Quốc dán mác Khaisilk đã được mua làm quà tặng khắp thế giới.
Giật mình nhìn lại, thì thấy, có vẻ như Khaisilk không phải là cá biệt, tức ông Khải không đơn độc trong sự lừa dối, khác chăng, chỉ là ông Khải quá nổi tiếng, và hay lên báo, lên diễn đàn dạy dỗ đạo đức.
Bởi quả là, bây giờ đi mua hàng Việt, chả cứ bây giờ, lâu rồi, cầm món hàng Made in Việt Nam mà không biết có phải hàng Việt không, cứ nơm nớp luôn sợ mua phải hàng giả.
Và cũng không hiếm, đi mua đồ ngoại, nhưng té ra lại là đồ... Việt.
Ở đây, vấn đề lớn hơn là, chúng ta đã buông lỏng quản lý, đã để hàng giả, hàng không rõ xuất xứ, lộng hành.
Cứ thử đi mua quần Jean mà xem. Đấy là một mê hồn trận, không biết đằng nào mà lần, với giá từ trăm, trăm rưỡi đến chục triệu một chiếc.
Hay mua rượu cũng thế, hết sức mù mờ, dù chai nào cũng có tem dán rất cẩn thận nhưng vẫn thấy đồn nhau, rằng ngay tem cũng bị giả. Vậy nên dân sành rượu giờ chỉ chọn loại rượu xách tay, không tem để uống, đồn nhau là loại này... thật nhất. Và nghe nói cũng đã có ngay loại xách tay không tem giả để phục vụ quý ông sành điệu thích uống rượu tây.
Tức là niềm tin vào hàng tiêu dùng bị thả nổi, để cho người dân tự loay hoay, tự tìm niềm tin cho mình, bằng cách… rỉ tai nhau.
Khaisilk đã đánh đúng vào tâm lý người Việt, đang hoang mang lúng túng trong việc chọn hàng Việt xịn, và ý thức tiêu dùng đang dâng cao, rằng là người Việt Nam (yêu nước) thì dùng hàng Việt Nam.
Và nữa, khi mà cái thế giới đồ lưu niệm Việt chỉ hết nón lại đến mực khô, sơn mài rồi tượng, túi thổ cẩm rồi… lông (đuôi voi),... thì một cái khăn lụa xinh xinh gấp rất đẹp trong hộp rất xinh và sang (tất nhiên giá cũng… sang) là một món quà lưu niệm, để tặng nhau, không tồi.
30 năm, khủng khiếp quá.
Vấn đề là, ba mươi năm ấy, những ai đã biết sự gian dối của Khaisilk.
Đầu tiên là những công nhân... cắt dán.
Thì ra trên đời lại có một cái nghề rất lạ, ấy là cắt và dán mác khăn lụa.
Khải Silk - Một tượng đài đã vỡ? 
Hàng trăm người, chắc cũng phải đến thế, đã lần lượt im lặng làm công việc này. Họ đã không tố cáo, nhưng ít nhất họ cũng phải tâm sự với những người thân của họ, tức là số người biết sự thật đã cấp số nhân. Và người thân của họ, cũng như họ, đã giữ bí mật ấy trong lòng. Vì sao nhỉ?
Rồi những người có trách nhiệm, nhiều cơ quan lắm. Họ cũng đã thờ ơ suốt ba chục năm qua.
Giờ thì sự thật của Khaisilk đã bùng vỡ, nhưng còn bao nhiêu sự thật nữa đang bị bưng bít?
Người ta đã từng làm bê tông cốt... tre cho những công trình liên quan đến sinh mạng con người. Nhiều vụ đã bị phát hiện (khi có bão lụt tự nó lòi ra, hoặc là có vụ tai nạn nào đấy, xe đâm vào cọc tiêu, vào cầu thì mới ồn lên để rồi lại… im lặng), thì việc người ta nhồi hồ cho gà vịt tăng thêm vài lạng, nhúng dây vào bùn để buộc cua khiến dây nặng hơn cua, đến tiêm thuốc an thần cho heo, bơm nước vào bò trước khi mổ cũng là bình thường.
Khi lòng tự trọng bị vứt bỏ, người ta chỉ còn tôn thờ một mục đích tối thượng là lợi nhuận, là lợi ích cá nhân, thì điều gì cũng có thể xảy ra.
Giờ thì sự thật của Khaisilk đã bùng vỡ, nhưng còn bao nhiêu sự thật nữa đang bị bưng bít?
Khi tham người ta thường không biết độ dừng. Khi đã quá giàu và quá nhiều quyền, người ta không biết và không tin mình sai. Khaisilk nếu tỉnh táo, dừng việc gian lận cách đây cả chục năm thì chắc sự việc không nghiêm trọng như bây giờ.
Giàu đến như thế mà vẫn tỉ mẩn làm cái việc cắt dán nhãn từng cái khăn để bán thì quả là trời đất chỉ còn là... cái khăn trong mắt anh ta.
Nếu biết dừng lại trước khi bị phát hiện thì chắc tất cả sự nghiệp của anh ấy không đến nỗi xuống sông xuống bể.
Có câu giờ ở nông thôn hoặc các bác lớn tuổi hay nói, là “các cụ nói cấm sai bao giờ”, hoặc “cấm bỏ đi câu nào”, mà cái câu hay được nhắc là “lòng tham không đáy”. Lòng tham ấy nó khiến con người sẵn sàng đánh mất mọi giá trị, từ bỏ những gì mình có, cố đoạt lấy những thứ không phải của mình.
Nhưng rồi “giời có mắt”, chả ai tham mãi được. Tất nhiên vẫn còn rất nhiều anh “chưa bị lộ”, nhưng qua những việc vừa rồi, rất nhiều đồng chí chưa bị lộ sẽ được cảnh tỉnh, được nhắc nhở để dừng lại trước khi quá muộn…

Văn Công Hùng

Bài Liên Quan

Tin Mới 2544230343926106422

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item