Đi bộ ai cũng biết nhưng những cách đi bộ dưới đây mới có thể đưa lại hiệu quả "quý hơn thuốc"
2 019-07-24 08:12 Emdep.vn - Đi bộ không những là vận động đơn giản mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tùy theo mục đíc...
https://www.maivanlang.com/2019/07/i-bo-ai-cung-biet-nhung-nhung-cach-i-bo.html
2019-07-24 08:12
Emdep.vn - Đi bộ không những là vận động đơn giản mà còn đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Tùy theo mục đích muốn đạt được mà bạn có thể lựa chọn phương pháp đi bộ khác nhau.
Những lợi ích tuyệt vời của hoạt động đi bộ đối với sức khỏe con người
Duy trì sự lưu thông cho các kinh mạch
Những người thường ngồi lâu sẽ dễ xuất hiện tình trạng tê cứng, toàn thân khó chịu. Đây cũng là biểu hiện của các kinh mạch khi bị tắc nghẽn, chèn ép suốt thời gian dài. Trong khi đó, đi bộ thích hợp lại có thể giúp đả thong các kinh mạch, tăng cường tuần hoàn máu và chức năng trao đổi chất, giúp cơ thể tự nhiên được thả lỏng.
Giảm nguy cơ bệnh tật
Mặc dù chỉ là loại vận động đơn giản nhất nhưng thực tế, thói quen đi bộ khoa học có thể thúc đẩy cảm giác ngon miệng khi ăn uống, đồng thời đảm bảo nhu động dạ dày và đường ruột hoạt động có quy luật, tăng chức năng đàn hồi cho các cơ quan trong cơ thể, giúp con người giảm bệnh tật.
Góp phần phòng ngừa rối loạn chức năng não bộ
Đi bộ thể dục có thể phòng tránh hiệu quả chứng đãng trí và co rút não bộ, cũng có lợi cho tư duy linh mẫn và khỏe mạnh hơn.
Giảm vấn đề về tim mạch
Nhiều người cho rằng chạy bộ mới có thể tăng cường và nâng cao chức năng tim mạch, nhưng thực tế, hoạt động đi bộ dường như nhẹ nhàng hơn lại có tác dụng bảo vệ trái tim không kém gì chạy bộ.
Duy trì thói quen đi bộ 30 phút mỗi ngày còn giúp giảm nguy cơ huyết áp thấp, cholesterol, thúc đẩy tuần hoàn máu, ngừa chứng xơ vữa động mạch.
Phương pháp đi bộ khác nhau có thể đem lại hiệu quả trị bệnh khác nhau
Đi ngược trị đau lưng
Đối với một số người phải ngồi lâu thì luyện tập phương pháp đi ngược rất có ích cho việc giảm mệt mỏi và chữa chứng đau nhức lưng eo. Tuy nhiên, người lớn tuổi thì nên thận trọng hơn. Do các chức năng của cơ thể người già đã thoái hóa, khả năng cân bằng cũng giảm, nếu đi ngược sẽ càng tăng nguy cơ bị té ngã. Vì vậy, nếu thật sự muốn đi bộ theo phương pháp này thì nên có người ở bên cạnh.
500.000 xe sản xuất, triệu lời cảm ơn
Toyota nỗ lực không ngừng vì sự phát triển của Việt Nam
Sau bữa cơm chiều nửa tiếng nên đi bộ chậm để kiểm soát đường huyết
Sau khi ăn cơm chiều hoặc tối, bạn nên nghỉ ngơi khoảng 30 phút rồi mới bắt đầu hoạt động đi bộ chậm rãi. Thời gian đi bộ khoảng 1 tiếng là được, nhớ là tốc đi chỉ nên nhanh hơn tản bộ một chút, đến khi cơ thể ra mồ hôi nhẹ là có thể nghỉ. Cách đi bộ chậm này giúp ổn định đường huyết, giảm gánh nặng cho tuyến tụy.
Nhón gót đi bộ bằng mũi chân phòng ngừa suy giãn tĩnh mạch
Nhiều người vốn bị suy giãn tĩnh mạch đều nghĩ không nên đi bộ nhiều vì sợ bệnh tình nặng hơn. Thực tế, bạn có thể áp dụng phương pháp nhón gót và đi bộ bằng mũi chân để cải thiện và phòng ngừa bệnh này.
Khi nhón gót đi bộ, sự co hẹp có tiết tấu của cơ bắp chân đem lại tác dụng tương tự như một chiếc máy bơm, thúc đẩy máu hồi lưu ở tĩnh mạch.
Đi bộ kiểu một lùi một tiến giúp giảm bớt trở ngại nhận thức
Hai tay đặt sau lưng, chạm nhau một cách tự nhiên và đi lùi về sau 50 bước, sau đó lại đi tiến về trước 100 bước. Cứ thế lặp lại từ 5 đến 10 lần tùy theo sức khỏe của bạn.
Theo nghiên cứu phát hiện, người lớn tuổi có trở ngại nhận thức ở mức độ nhẹ như suy giảm trí nhớ, giảm chức năng tư duy v.v… nếu mỗi tuần thực hiện đi bộ như vậy 3 lần, mỗi lần khoảng 1 tiếng cũng có hiệu quả như trị liệu bằng thuốc.
Đi bộ hình chữ “nhất” giảm táo bón
Cách đi bộ hình chữ “nhất” nghĩa là hai chân của bạn chỉ giẫm lên một đường thẳng khi bước đi. Khi luyện tập, bạn vẫn nên thả lỏng cả thân trên sao cho đi thoải mái nhất. Phương pháp này giúp kích thích nhu động dạ dày, đường ruột, giảm chứng táo bón hiệu quả.
Thiên Khuê
Nguồn: Familydoctor, Sohu