Hiểu thế nào hai chữ Giác và Ngộ của Đạo Phật- nhà giáo Đặng Tiến

Tôi được nghe giảng nghĩa của từ Phật là Giác Ngộ. Phật Thích ca Mâu ni là Đấng Giác Ngộ. Giác ngộ hiểu đơn giản nhất là hiểu ra, biết đích...




Tôi được nghe giảng nghĩa của từ Phật là Giác Ngộ.
Phật Thích ca Mâu ni là Đấng Giác Ngộ.
Giác ngộ hiểu đơn giản nhất là hiểu ra, biết đích đáng, không lầm lẫn nữa, không còn băn khoăn.
Thích ca Mâu ni đã giác ngộ ra điều gì? Nếu đời là bể khổ thì Khổ là do Tham Sân Si. Khốn nỗi cả ba nguyên nhân ấy đều sinh ra từ con người. Mà người thì đầu tiên là Thân xác. Xác dù có là phàm thì nó vẫn cứ có, nó tồn tại thực chứ chẳng mơ hồ. Tham Sân Si trước tiên là do Thân xác sinh ra.
Thân mang tính hai mặt. Không có Thân thì hết chuyện lấy đâu ra Giác ngộ và Người giác ngộ? Nhưng có thân thì lại sanh Tham Sân Si đến là nhọc xác. Vì thế Giác ngộ là phải rèn luyện cả thân lẫn tâm. Tu trì thực chất là để biết kiểm soát Thân và Tâm. Giới và Luật sinh ra là để giúp con người thêm chỗ dựa mà kiểm soát hành động, nói năng, suy nghĩ tránh tạo ra nguyên cớ gây hậu quả tệ hại.
Tu Phật là thế.
Tôn giáo là để cho đại chúng.
Các đấng bậc trí thức lắm chữ diễn giải ngày mỗi ngày càng rối mù rối mịt. Kinh kệ sách vở cao vài trượng đọc cả đời không hết.
Đọc để làm gì? Để chứng minh mình uyên bác chăng? Ồ thế là chưa Giác ngộ, thế là vẫn Tham Sân Si đấy.
Chùa lớn nguy nga, dát vàng phủ bạc, bày đặt như cung đình phong kiến người đến lễ bái cầu xin... Ô hô đó chẳng là hiện thân của mê lầm tăm tối?

Nguồn: Fb nhà giáo Đặng Tiến!

Bài Liên Quan

Tin Mới 6135428428113113021

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item