Tác dụng lợi hại của uống trà buổi sáng

VOV.VN - Mỗi loại trà tùy theo cách chế biến và tác dụng nên có loại trà được khuyến cáo uống vào buổi sáng nhưng cũng có loại khuyến cáo u...

VOV.VN - Mỗi loại trà tùy theo cách chế biến và tác dụng nên có loại trà được khuyến cáo uống vào buổi sáng nhưng cũng có loại khuyến cáo uống về chiều tối

Theo BS Trần Quang Nhật tư vấn, uống trà hay uống cà phê buổi sáng là do thói quen của mỗi người. Trước kia các cụ ta thường đun nước chè tươi (chè xanh), trà vối (nước lá vối, nụ vối phơi khô) để uống trong ngày vừa giải khát vừa dễ tiêu.

Búp trà xanh.

Mỗi loại trà tùy theo cách chế biến và đặt tên của nhà sản xuất và tác dụng khác nhau nên có loại trà được khuyến cáo uống vào buổi sáng nhưng cũng có loại khuyến cáo uống về chiều tối tùy tác dụng hưng phấn thần kinh giúp tinh thần sảng khoái hay an thần gây ngủ hoặc giải độc giảm béo. Tuy nhiên, dù trà nào thì cũng nên hãm ở mức độ vừa, không nên hãm quá đặc (có loại trà nhà sản xuất ghi rõ cách pha trên bao bì thì bạn cứ pha đúng như hướng dẫn).

Đặc biệt trong chè tươi (chè xanh) qua nghiên cứu cho thấy có chất chống ôxy hóa giúp chống lão hóa và tốt cho tim mạch nếu ta dùng đúng cách và là chè sạch. Chú ý không nên thường xuyên uống chè đặc sau bữa ăn vì chất chát (tanin) trong chè làm hạn chế sự hấp thu sắt, nếu uống trường diễn có thể gây thiếu máu thiếu sắt. Hoặc không nên uống thuốc với nước trà trừ các loại thuốc Đông y cần trà để dẫn thuốc; những người có bệnh tăng huyết áp cũng không nên dùng chè xanh hay chè khô pha đặc vào buổi chiều tối vì gây khó ngủ sẽ làm tăng huyết áp và trong chè có chất cafein kích thích thần kinh. Nên dùng trà hoa cúc, hoa hòe sẽ có tác dụng hạ huyết áp.

Vào buổi sáng bạn có thể uống trà nhưng đừng quên là vẫn phải ăn điểm tâm buổi sáng là quan trọng. Do sự tiện lợi của trà đóng túi (túi lọc) bạn nên xem hạn sử dụng trên bao bì và khi đã mở gói trà phải bảo quản để chống ẩm mốc. Tuyệt đối không dùng loại đã mốc vì nấm mốc là nguyên nhân gây ung thư.

Để phát huy tác dụng cao nhất và hạn chế những bất lợi, khi dùng cần chú ý những điều kiêng kỵ dưới đây.

1. Uống trà khi đói

Trà là đồ uống được người Trung Quốc tìm ra nhưng người Trung Quốc cũng khuyên không nên uống khi đói, việc làm này chẳng khác nào "rước hổ vào nhà", bởi uống trà khi đói nó gây những phản ứng bất lợi cho dạ dày, lá lách làm cho hai bộ phận này bị "mát", xuất hiện hiện tượng cồn cào, khó chịu.

Trà xanh.




2. Uống trà nóng bỏng (trên 62 độ C)

Điều này chắc ai cũng biết, bởi nó làm bỏng môi, bỏng lưỡi, miệng, dạ dày và nếu dùng lâu dài sẽ vô hiệu hóa các bộ phận nói trên, dẫn đến mất cảm giác mùi vị, phong bế các chức năng vốn có, làm tê liệt mô dạ dày và dẫn đến mắc chứng uxơ. Vì vậy người ta khuyến cáo chỉ nên uống trà dưới 56oC.

3. Uống trà lạnh

Ngược lại, nếu uống trà lạnh cũng không tốt bởi nhiệt độ lạnh sẽ gây tích tụ đờm rãi trong miệng.

4. Dùng trà quá đặc

Trà quá đặc không tốt cho sức khỏe bởi nó giàu hàm lượng caffein và tannin, gây đau đầu và mất ngủ, nếu dùng lâu dài sẽ không tốt cho sức khỏe con người.

5. Pha ngâm trà quá lâu

Pha trà ngâm quá lâu làm cho chè tiết ra polyphenyles và các loại dầu quan trọng, tạo ra quá trình ôxy hóa tự nhiên. Điều này không chỉ làm giảm độ trong của trà mà còn làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Nếu trà hãm trong nước ấm quá lâu còn làm tăng số lượng vi sinh vật (vi khuẩn và nấm), dễ sinh bệnh cho con người.

6. Pha trà quá nhiều lần

Pha trà quá nhiều lần, đun đi đun lại quá nhiều không chỉ giảm chất lượng mà còn để lại những tác dụng xấu cho sức khỏe. Theo nhiều thử nghiệm các nhà khoa học phát hiện thấy, lần pha trà đầu tiên triết được khoảng 50% các hợp chất hữu ích, lần 2 là 30%, lần 3 là 10% và lần thứ 4 thì chỉ còn 1-3%. Nếu cứ đun đi đun lại, pha nhiều lần thì các chất độc sẽ tiết ra vì vậy không nên pha trà "quá tam" ba bận.

Trà Cúc có tác dụng an thần tốt cho giấc ngủ.

7. Uống trà trước bữa ăn

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo trước các bữa ăn không nên uống trà vì nó "làm mềm" nước bọt, giảm tính ngon miệng và làm cho thức ăn trở nên vô vị. Ngoài ra, nó còn làm sự đồng hóa protein của cơ quan tiêu hóa. Lý do này mà trước bữa ăn 20-30 phút không nên uống trà.

8. Uống trà ngay sau bữa ăn

Giống như uống trà trước bữa ăn, nếu uống sau bữa ăn cũng không tốt, nó làm giảm các chức năng tiêu hóa cũng như các bộ phận có liên quan đến tiêu hóa. Tốt nhất nên uống sau khi ăn khoảng 20-30 phút.

9. Dùng nước trà để uống thuốc

Một số người có thói quen dùng nước trà để uống thuốc, việc làm này thiếu khoa học và làm giảm tác dụng của thuốc, bởi tannin có trong trà sẽ làm giảm tác dụng của thuốc, thậm chí còn phong bế chức năng và làm cho thuốc trở nên hết tác dụng.

Trà ướp sen.

10. Uống trà của ngày hôm trước

Trà của ngày hôm trước không chỉ giảm hương vị mà các dưỡng chất cũng bị cạn kiệt, môi trường tốt để cho khuẩn sinh sôi nảy nở. Nếu sau 24 giờ không bị thiu chỉ nên dùng để vệ rửa, vệ sinh ngoài da, vì nó giàu axít và flo có tác dụng ngăn ngừa chảy máu, viêm nhiễm.

Cũng có thể dùng trà đã pha hôm trước để kháng viêm, chữa bệnh răng lợi, thậm chí có thể dùng để rửa mắt, hoặc dùng để xúc miệng vào buổi sáng trước khi đánh răng sẽ có tác dụng vệ sinh răng, tăng cường cảm giác./.
PV/VOV (tổng hợp)

Bài Liên Quan

Sức Khỏe Và Đời Sống 6859683222746845827

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item