“ Nhớ nhà giáo, soạn giả Trần Quỳnh “

Điếu văn “ Nhớ nhà giáo, soạn giả Trần Quỳnh “ Ths Mai Văn Lạng ( chấp bút ) Kính thưa vong linh, nhà giáo, đạo diễn, soạn giả T...



Điếu văn “ Nhớ nhà giáo, soạn giả Trần Quỳnh “

Ths Mai Văn Lạng ( chấp bút )

Kính thưa vong linh, nhà giáo, đạo diễn, soạn giả Trần Quỳnh!
Thưa toàn thể tang quyến!
Thưa quý vị!
Hôm nay chúng ta có mặt tại đây để cùng nhau tiễn đưa một nhà giáo hết lòng vì học trò, sống chết với nghề, một soạn giả chèo tài ba, một người con, người chồng, người cha, người ông, người bạn, người đồng nghiệp đáng kính của chúng ta: Nhà giáo, soạn giả Trần Quỳnh!
Thưa quý vị!
Nhhà giáo, đạo diễn, soạn giả Trần Quỳnh sinh ngày 5/10 năm 1955, tại thôn Việt Thắng,  Hồng An, Hưng Hà Tỉnh, Thái Bình. Cha ông nguyên là diễn viễn đoàn chèo tỉnh. Ngay từ nhỏ chèo đã ngấm vào máu thịt của ông. Lớn lên, vừa đi học, vừa đi làm, gia đình hết sức khó khăn, nhưng ông vẫn nuôi ước mơ trở thành nghệ sĩ chèo. Năm 1971, khi vừa tròn 16 tuổi, ông trúng tuyển và theo học lớp diễn viên chèo của trường nghệ thuật sân khấu, nay là trường Đại học sân khấu điện ảnh HN. Là một người yêu và say chèo từ nhỏ, nay được các bậc nghệ nhân, các thầy cô là những nghệ sĩ mẫu mực của Đoàn chèo truyền nghề, không còn gì vui hơn, trong gian khổ, vất vả của chiến tranh, loạn lạc và cả mất mát nữa khi người mẹ thân yêu của ông đột ngột qua đời để lại 7 người em nhỏ côi cút, soạn giả, nhà giáo Trần Quỳnh vừa chăm chút gia đình vừa say sưa học tập. Từng câu hát, lối diễn và cả tiếng trống chèo của các nghệ nhân được ông tiếp thu một cách có chọn lọc, tinh tế và mang đậm hồn chèo. Nhận thấy đây là một học  trò xuất sắc, có tình yêu chèo cháy bỏng  và quan trọng là có năng khiếu truyền thụ tinh hoa của nghệ thuật chèo, sau khi tốt nghiệp, Trần Quỳnh được nhà trường giữ lại học giáo sinh 3 năm.  Từ năm 19 . . Nhà giáo, soạn giả Trần Quỳnh chính thức đứng lớp. Từ khóa học trò đầu tiên  đến những học sinh thành danh sau này như : Xuân Hinh, Quốc Trượng,  Hồng Ngát ( sau này là người bạn đời của ông ) . . . và gần đây nhất ông đang là chủ nhiệm lớp chèo K34 trước khi vĩnh biệt chúng ta, ông cùng các nghệ nhân, nghệ sĩ, và đồng nghiệp đã đào tạo được hàng trăm nghệ sĩ chèo, góp phần không nhỏ gìn giữ bộ môn nghệ thuật vô cùng độc đáo này. Khi còn trẻ, có một thời kỳ dài, nhà giáo,đạo diễn Trần Quỳnh đảm nhiệm công việc bí thư đoàn trường. Quên sao được thời sôi động ấy, các hoạt động của đoàn thanh niên sôi nổi, nhiệt tình, đến với nhiều địa phương, nhà máy công trường để giao lưu, để đàn hát cho nhau nghe. Với những đóng góp ấy nhà giáo Trần Quỳnh nhiều năm liên tục nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua cơ sơ, bằng khen của Bộ văn hóa TT và Dl. . . nhưng phần thưởng lớn hơn cả với nhà giáo Trần Quỳnh là sự tin yêu, quý trong của lớp lớp học trò dành cho ông trong khi đang theo học và ngay cả sau này khi đã trở thành những nghệ sĩ danh tiếng.
Thưa quý vị!
Bên cạnh vai trò là một nhà giáo, Trần Quỳnh còn được công chúng biết đến với vai trò là một soạn giả dân ca và chèo. Là người ham học hỏi nên ngay từ những ngày đầu mới vào trường nhà giáo, soạn giả Trần Quỳnh đã tìm đến các nhà soạn chèo, các bậc thầy, đàn anh đi trước để học viết. Bắt đầu là những bài chèo ngắn phát trên Đài TNVN, Đài THVN rồi các vở lớn được nhiều đoàn nghệ thuật chuyên và không chuyên dàn dựng như” Đón cá Bác Hồ “, “ Ven Đô ngày ấy “,v v . . .. Đặc biệt vở chèo “ Nguyễn Đức Cảnh “ của ông do Đoàn chèo Tổng cục hậu cần dàn dựng được nhiều tầng lớp khán, thính giả biết đến. Sau khi buổi sân khấu truyền thanh của Đài TNVN phát sóng, từ bấy cho đến nay đã có hàng trăm thư, điện thoại yêu cầu phát lại. Là người con của quê lúa, quê chèo, đi đâu cũng đau đáu yêu thương đất và người nơi đây nên các bài của ông mang đậm hồn quê, da diết, bâng khuâng mà nồng đượm sắc hương, tình đất tình người.
Thưa quý vị!
Soạn giả Trần Quỳnh là một nhà giáo hết lòng yêu thương học trò, làm thầy trọn đạo, là một soạn giả tài ba nhưng luôn khiêm tốn học hỏi. Là một người chồng, người cha hết sức thương yêu vợ con, là một người bạn sống thẳng thắn chân tình với bạn bè  . . .  Còn nhớ những năm tháng khó khăn, vợ đi diễn hàng ngày Trần Quỳnh vừa lên lớp giảng bài, vừa chăm sóc con thơ . . . còn nhớ nhiều học sinh khó khăn thày Quỳnh sẵn sàng chia sẻ, tạo điều kiện giúp đỡ bằng cả vật chất lẫn tinh thần để các em yên tâm học tập trở thành Ns chèo . . .còn nhớ . . . còn nhớ . . . rất nhiều kỷ niệm của bạn Quỳnh, thầy Quỳnh, anh Quỳnh . . . đang vui khỏe, với biết bao dự định trong công việc đào tạo cũng như sáng tạo thì một cơn bạo bệnh ập đến bất ngờ ngay sau giờ lên lớp ở giảng đường.  Mặc dù được các y, Bác sĩ bệnh viện 198 hết lòng cứu chữa, vợ con, anh em, bạn bè, học sinh luôn ở bên thăm hỏi, động viên, chăm nom nhưng cơn bạo bệnh ấy vẫn cướp đi người chồng, người cha, người ông mẫu mực , người bạn ,người đồng nghiệp chân quý, người thầy vô cùng đáng kính, người soạn giả tài ba của chúng ta.
Anh Trần Quỳnh ơi!
Từ nay rượu ngon không còn bạn hiền nữa. Chén thương, chén nhớ xin tạc lòng nhau. Xin anh hãy yên lòng an nghỉ, chúng tôi những người ở lại xin được tiếp nối những việc làm, những dự định dang dở của anh để góp phần không nhỏ đào tạo những thế hệ hệ nghệ sĩ tài năng và tâm huyết với nghề như anh hằng mong muốn.
Trước giờ phút đau thương này xin được chia buồn sâu sắc tới chị Hồng Ngát cùng các cháu Hương ngàn, Hà Ngân cùng tang quyến. Mong chị cùng các và tang quến nén đau thương để yên lòng người đi.

Một lần nữa xin được vĩnh biệt anh!

Bài Liên Quan

Tin Mới 7228818936036644027

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item