Đau đầu cỡ nào thì đến thầy thuốc?
Đau đầu cỡ nào thì đến thầy thuốc? Có thể nói không ai tránh khỏi nhức đầu, thậm chí khó tìm được người trong đời chưa hề uống thuốc t...
https://www.maivanlang.com/2015/12/au-au-co-nao-thi-en-thay-thuoc.html
Đau đầu cỡ nào thì đến thầy thuốc?
Có thể nói không ai tránh khỏi nhức đầu, thậm chí khó tìm được người trong đời chưa hề uống thuốc trị bệnh này.Theo các nhà nghiên cứu về hệ thần kinh, ngay cả trẻ nhỏ mới vài ba tuổi đã biết đau đầu, nói chi là người lớn. Trong bối cảnh cuộc sống căng thẳng hiện nay, hình như muốn đừng căng đầu chỉ còn nước… hôn mê!Năm bảy đường đauChính vì bệnh quá thông thường, lại thêm thuốc trị đau đầu nhiều khi dễ mua hơn mua báo buổi chiều nên ai cũng có khuynh hướng tự tìm thuốc mà khỏi cần tìm thầy chi cho mất công lại thêm tốn của. Đáng tiếc vì đó là lý do khiến đau đầu, một phản ứng rất thông thường, trở thành vấn đề nghiêm trọng. Bằng chứng là thầy thuốc bên Đức năm nào cũng tổ chức hội thảo kéo dài hàng tuần về chứng đau đầu để gióng tiếng chuông báo động.Trước hết, đau đầu không phải là căn bệnh mà là triệu chứng của rất nhiều bệnh chứng, từ cảm mạo thông thường đến ung bướu trong não bộ. Dùng thuốc giảm đau tất nhiên là chuyện nên làm vì không lẽ ôm đầu chịu trận! Nhưng đó chỉ là biện pháp chữa cháy. Muốn điều trị đau đầu nhằm mục tiêu sao cho cơn đau có đến thì thỉnh thoảng, đừng quá hành hạ nạn nhân và nhất là đừng để lại di chứng nghiêm trọng, thầy thuốc bắt buộc phải truy tìm nguyên nhân để có phác đồ càng toàn diện càng tốt. Như thế, dù là đau đầu vì rối loạn vận mạch, vì hậu quả của tình trạng bội nhiễm đâu đó hay ác liệt hơn nhiều với cơn thiên đầu thống do tăng áp lực nội nhãn, thuốc giảm đau đơn thuần không thể là giải pháp. Chính vì thế mà thầy thuốc ở châu Âu, nơi chắc chắn không thiếu thuốc nhức đầu, lại khuyên bệnh nhân nên ưu tiên áp dụng các liệu pháp không dùng thuốc để tránh đầu độc cơ thể bằng hóa chất tổng hợp.Đau đầu không phải là căn bệnh mà là triệu chứng của rất nhiều bệnh chứngẢnh: Tấn ThạnhĐừng quên nguyên tắc quan trọngKế đến, nếu phải dùng thuốc đừng quên một nguyên tắc quan trọng là thuốc trị đau đầu nếu muốn có tác dụng tối ưu và phản ứng phụ tối thiểu cần được áp dụng với liều cao nhưng chỉ một lần trong ngày. Khéo hơn nữa là sử dụng thành phẩm phối hợp nhiều hoạt chất như acetylsalicylate + ibuprofen + caffeine, thay vì dùng thuốc độc vị. Nếu dùng thuốc đúng liều lượng như vậy mà không bớt đau đầu thì phải tìm đến thầy thuốc. Hình thức dùng thuốc nhiều lần trong ngày với liều thấp, theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, không giúp ích được gì cho người bệnh.Chưa xong. Trong mọi trường hợp, nạn nhân phải tức tốc đến ngay thầy thuốc gần nhất nếu chứng đau đầu xảy ra hầu như mỗi ngày và đi kèm với:- Cảm giác tê dại nửa người.- Rối loạn thị lực hay chảy nước mắt sống.- Chóng mặt dù không đổi tư thế.- Mất trí nhớ.- Có cơn động kinh.- Mỗi khi gắng sức.- Cường độ dữ dội chưa từng có.- Sốt kéo dài hơn 24 giờ.- Chấn thương cho dù không ở vùng đầu.- Tình trạng không cải thiện trong vòng 12 giờ mặc dù đã dùng thuốc giảm đau.Đừng vác gậy nện... lưng mìnhSau hết, nhưng quan trọng vô cùng, là tình trạng đau đầu kinh niên, không dưới 10 ngày trong tháng nhưng không do căn bệnh nào nghiêm trọng mà vì lệ thuộc thuốc nhức đầu. Đó là trường hợp đã được ghi nhận rõ ràng ở những đối tượng quen dùng thuốc mỗi khi vừa mới đau đầu, thay vì chọn phương pháp không dùng thuốc như thư giãn, chườm nóng, xoa bóp, xông hơi, châm cứu... Với số nạn nhân đồng thời cũng là thủ phạm này, hễ hết thuốc thì lại đau đầu với tần số càng lúc càng tăng khiến bệnh nhân càng ngày càng phải dùng thuốc thường hơn. Nếu tai hại chỉ có thế là còn may. Đừng quên các nhà nghiên cứu đã chứng minh rõ ràng là người lệ thuộc thuốc đau đầu chính là đối tượng dễ bị tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim hay nhẹ hơn một chút, trầm uất dù không có lý do chính đáng. Liệu có đáng phải trả giá cao đến thế chỉ vì hở chút là nuốt ngay viên thuốc nhức đầu?Tự chẩn đoán rồi tự điều trị bao giờ cũng là giải pháp may ít rủi nhiều. Nếu thầy thuốc học nhiều năm còn lầm khi định bệnh thì lẽ nào đau đầu lại dễ chữa với “tay ngang”?Theo Bác sĩ Lương Lễ HoàngNgười lao động