Các tác giả nên làm quen với việc ra tòa'
TP - Nói ra tòa, người Việt ai chả hãi nhưng giới luật sư cho rằng “giải quyết tranh chấp bằng tòa án là văn minh”, kể cả những tranh c...
https://www.maivanlang.com/2015/12/cac-tac-gia-nen-lam-quen-voi-viec-ra-toa.html
TP - Nói ra tòa, người Việt ai chả hãi nhưng giới luật sư cho rằng “giải quyết tranh chấp bằng tòa án là văn minh”, kể cả những tranh chấp bản quyền văn học nghệ thuật nổi cộm như vừa qua.Ngô Xuân Phúc, Quế Mai, Ngô Anh Tuấn- các nhân vật của cuộc chiến bản quyền đang nóng.“Giống trăm phần trăm”Hiện, trong cuộc chiến giành bản quyền bài thơ Tổ quốc gọi tên mình, Ngô Xuân Phúc đang ồn ào còn Nguyễn Phan Quế Mai lại lặng lẽ.Ngô Xuân Phúc và luật sư đề nghị Hội Nhà văn Việt Nam sắp xếp buổi đối chất để phân định tác giả Tổ quốc gọi tên mình, việc này bất thành. Quế Mai từ chối còn Hội cho biết, không có quyền triệu tập Quế Mai. Dù luật sư của Phúc tuyên bố nếu vấn đề chỉ là kinh phí đi lại (từ Bỉ về Việt Nam), họ sẵn sàng hỗ trợ.“Anh không có bằng chứng nào thì làm thế nào đi kiện và thắng đây?”. Ngô Xuân Phúc: “Có chuyện thế này: Một người đi xe máy trên đường, mấy người xúm vào bảo xe này giống của anh nọ vì họ biết cái xe. Anh nọ lúc ấy mới nhận ra đúng là chiếc xe mình bị mất. Không dưng những người tôi không hề quen, không hề nhờ vả, trong lúc tôi chưa hề nhớ được gì thì lại tự động làm chứng cho tôi, mà toàn người đàng hoàng cả”.Hỏi Phúc, bài thơ gốc của anh nếu có, giống bao nhiêu phần trăm so với Tổ quốc gọi tên mình hiện hành? Anh đáp: 100%. “Nghĩa là giống từng câu từng chữ?” “Đúng”. “Sao trước đây anh nói không nhớ đã viết gì?”. “Tôi dần nhớ ra. Nhất là khi thầy Nguyễn Văn Nội và nhà thơ Bàng Ái Thơ kể lại đã đọc bài thơ của tôi như thế nào”.Hỏi: “Có người phân tích: thơ anh trên mạng ủy mị, sến, khác hẳn giọng điệu rắn rỏi của Tổ quốc gọi tên mình? Và anh cũng tiền hậu bất nhất khi nói về thời điểm ra đời bài thơ?” Phúc: “Tôi cũng có những bài góc cạnh viết theo thể tự do. Về thời điểm ra đời, lúc đầu tôi chưa nhớ. Khi bà Thơ và thầy Nội lên tiếng thì tôi nhớ dần, nhớ đầy đủ, nhớ cả những lúc tôi sửa rồi đưa lên blog, nhớ lúc trao đổi với thầy Nội”.“Sẵn sàng trả giá”Sinh 1982, trẻ hơn thân chủ 2 tuổi, luật sư Ngô Anh Tuấn, Đoàn Luật sư Hà Nội kể, nhận bào chữa miễn phí vì là đồng hương Nghệ An lại cùng họ Ngô. Vì tin Phúc có chính nghĩa trong tay. “Đương nhiên tôi không dám khẳng định chắc thắng vụ này. Nhưng tiếp xúc nhiều với anh Phúc, tôi thấy anh ấy không ngây ngô cũng không lập dị. Tôi đang huy động nhân viên truy tìm bằng chứng cho anh ấy”.Dù đặt niềm tin vào thân chủ, luật sư Tuấn thừa nhận con số “giống 100 phần trăm” mà Phúc nêu là “hơi quá”, nhưng “cũng phải 70- 80 phần trăm”. “Hiện các anh chờ đợi gì, và định làm gì tiếp theo, sau khi gửi đơn đến Hội Nhà văn? “Tôi mới làm mấy văn bản, chờ anh Phúc ký sẽ gửi đến các trang mạng về nhạc đề nghị tạm ngưng nêu tên tác giả thơ, chỉ nêu tác giả nhạc khi đang có tranh chấp. Tôi cũng đề nghị Cục Bản quyền không cấp phép nếu ai đăng ký”.Và: “Lúc này đưa ra tòa chưa chắc tòa thụ lý vì chưa đủ cơ sở. Còn các trang mạng mà tôi đề nghị sẽ có trách nhiệm tháo tên tác giả khỏi tác phẩm. Động thái này rất quan trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng uy tín danh dự của chị Mai, thiệt hại kinh tế vì bài hát nếu được nhiều người tải sẽ có nhuận bút. Việc này, nếu chúng tôi sai và bị chị Mai kiện đúng, chúng tôi sẽ phải trả giá”.Gần đây Ngô Xuân Phúc lên facebook tỏ bức xúc nhiều chuyện và có những phát ngôn có thể bất lợi cho tình thế hiện nay. Hỏi thẳng luật sư về điều này, anh đáp: “Anh ấy bị dồn nén, áp lực nhiều chuyện. Anh ruột lại mới qua đời. Vốn dĩ anh ấy là một người cổ hủ, không năng động. Nếu tôi không giúp thì anh ấy có thể còn bị dồn hơn nữa, theo hướng không ai nghĩ được”.“Tóm lại anh nhận vụ này vì có bằng chứng, chứ không phải như anh Phúc nói, chỉ có nhân chứng? Và vì Phúc có lẽ phải?”. “Đúng. Và tuy bào chữa miễn phí nhưng tôi hợp đồng đàng hoàng, trong đó trung thực là hành vi xuyên suốt. Bất cứ thời điểm nào nếu phát hiện gian dối thì hợp đồng chấm dứt và tôi có thể kiện ngược anh ấy”. Anh Tuấn nói thêm: “Tôi bảo Phúc, bài thơ có hay gì đâu, chẳng qua được phổ nhạc thành công lại hợp thời nên nhiều người biết. Nhưng ai là tác giả thì phải trả sự thật về cho họ”.Hỏi Phúc nghĩ gì khi Quế Mai không kiện như đã hẹn hồi tháng 10, ông giáo viên văn học, quân nhân người Nghệ đáp: “Tuyên bố của tôi chắc chắn tác động đến Mai, tôi còn lo sẽ tạo sốc cho chị ấy. Chị Mai đã đi quá xa vì bài thơ giờ được phổ biến rộng rãi, có nhà báo còn cho tôi biết bên Bảo tàng Quân đội, Bảo tàng Phụ nữ đều dành cho nó sự ưu tiên, quan tâm”.“Quế Mai không lên tiếng vì không thèm chấp thì sao, và không phải ai cũng chọn ra tòa?”. Câu này được luật sư Tuấn đáp cứng rắn: “Sự việc đến nước này, ảnh hưởng nghiêm trọng danh dự nhân phẩm, đủ cơ sở để chị Mai kiện rồi. Nếu chị ấy kiện đúng, chúng tôi sẵn sàng bồi thường”.Anh Tuấn phân tích: “Nếu chị Mai bản lĩnh, từng viết bài thơ nói mình yêu nước, yêu lý tưởng thì hẳn sẵn sàng đối mặt những cái xấu con con. Cũng như tôi nếu vấp ngã trong sự nghiệp, sẵn sàng trả lại bằng luật sư. Tôi khẳng định anh Phúc có sáng tác bài này và chị Mai có cóp của anh ấy rồi sửa lại. Nhưng để chị ấy dũng cảm thừa nhận thì khó, phải có bằng chứng và chúng tôi đang tìm.Vụ này nếu truy đến cùng, sẽ ảnh hưởng rất nhiều người kể cả Hội Nhà văn. Rất nhiều người chỉ mong vụ này chìm đi”.Luật sư Hưng Quang.Nên để tòa án phân xử?Nhà văn Khuất Quang Thụy, Trưởng ban Kiểm tra Hội Nhà văn Việt Nam xác nhận: “Hiện mọi việc mới dừng ở chỗ, anh Phúc và luật sư gửi đơn đến, và chúng tôi yêu cầu hai bên chứng minh bản quyền bài thơ. Chưa thấy hai bên đưa bằng chứng nào. Cả hai đều không đăng ký tác quyền ở Trung tâm Bản quyền Hội Nhà văn nên Hội không thể phân xử được”.Thời điểm xảy ra cuộc chiến bản quyền Buổi sáng, khi Nguyễn Quang Thiều tuyên bố “Trong hai người có một người ăn cắp. Nếu không ai nhận thì phải đưa vụ việc ra tòa”, nhiều người trong đó có Phan Ngọc Thường Đoan, có vẻ giật nảy người. Nghe ra tòa, người Việt nào chả rúm tứ túc, dù là tranh chấp quyền nuôi con!Người Việt quen hành xử, suy nghĩ cảm tính. Khi tranh chấp xảy ra thường nhờ người có quyền lực (chính danh hoặc không chính danh) để giải quyết. Thúc đẩy việc giải quyết tranh chấp bằng tòa án là tôn trọng sự phân công giữa các nhánh quyền lực nhà nước (lập pháp - hành pháp - tư pháp).Luật sư Hưng QuangVề phía Thường Đoan, thấy rõ dấu hiệu mệt mỏi dù ở thế thượng phong đi nữa. Chỉ mong mọi chuyện chấm dứt càng nhanh càng tốt nên khi vài người có chức trách đứng ra dàn xếp (theo sự nhờ vả của phía bị tố đạo), lúc đầu chị kiên quyết đòi có chữ “đạo thơ” trong lời xin lỗi nhưng nghe phía “đạo” năn nỉ, rồi bên dàn xếp tác động, chị đành “tạm chấp nhận” mà vẫn không yên tâm. Bất an nên hơn tháng sau, chị nói với phóng viên rằng vẫn đang chờ “một lời hỏi thăm từ phía Hội Nhà văn, muốn Hội làm cho ra lẽ”. Hội của chị mà đại diện là Ủy viên BCH Khuất Quang Thụy lại nói: “Thông cáo Hội Nhà văn Hà Nội viết như thế thì không phải Huyền Thư đạo thơ. Lời xin lỗi của Thư cũng không nhận đạo thơ. Chị Đoan lại không có ý kiến chính thức thì sao xử lý được”.Hôm nay, ông Thụy nói: Quế Mai trả lời không việc gì phải đối chất, chỉ khi nào Ngô Xuân Phúc đưa bằng chứng thì sẽ giải quyết trên cơ sở pháp lý. (Qua email, Quế Mai cũng nói với phóng viên Tiền Phong, sẽ không phát ngôn cho đến khi có yêu cầu của cơ quan chức năng). Và ông Thụy giải thích thắc mắc của Thường Đoan: “Thăm hỏi hội viên ốm đau là một chuyện còn khi có tranh chấp, hội viên phải gửi đơn chính thức. Nếu chị Đoan đăng ký bản quyền ở Trung tâm Bản quyền của Hội thì nơi này sẽ xem xét. Nếu thấy bị xúc phạm danh dự thì yêu cầu Ban Kiểm tra bảo vệ”.“Không chỉ các tác giả mà ngay cả báo chí, trước một vụ tranh chấp, đều nên coi tòa án là một tổ chức hữu hiệu mà mọi người cần làm quen, nhờ phân xử”- luật sư Hưng Quang, Văn phòng Luật sư Hưng Quang phát biểu. Giới nào không biết chứ giới văn học nghệ thuật, chuyện ra tòa nghe vẫn có vẻ “tày đình” lắm? Và nói chung người Việt ai chẳng thuộc câu Vô phúc đáo tụng đình.