Sai lầm cần tuyệt đối tránh khi chăm sóc trẻ trong ngày lạnh

Sai lầm cần tuyệt đối tránh khi chăm sóc trẻ trong ngày lạnh Theo Gia đình và Xã hội -  12:00 ngày 26/01/2016 Cảm - ho - sổ mũi, viêm họng, ...


Sai lầm cần tuyệt đối tránh khi chăm sóc trẻ trong ngày lạnh
Theo Gia đình và Xã hội - 
Cảm - ho - sổ mũi, viêm họng, viêm tiểu phế quản, hen suyễn... là những bệnh dễ xảy ra đối với trẻ nhỏ trong ngày lạnh.

Dưới đây là những sai lầm nhiều người đang mắc phải khi chăm con trong ngày lạnh:

Lạm dụng thiết bị sưởi

Sưởi ấm cho con bằng điều hòa là thiết bị an toàn nhất cho trẻ nhỏ trong ngày lạnh. Nhưng việc để nhiệt độ cao, chênh lệch so với nhiệt độ ngoài trời sẽ khiến không khí trong phòng bí, ngạt, khó thở và khô da.

Theo các chuyên gia, nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ là khoảng 25-28oC. Ngoài ra, có thể dùng máy sưởi, quạt sưởi nhưng tuyệt đối không được dùng bếp than tổ ong để làm ấm phòng của cả trẻ nhỏ và người lớn.

sai lam can tuyet doi tranh khi cham soc tre trong ngay lanh hinh 0
Không nên ủ quá ấm cho trẻ vào mùa đông.
Ủ ấm quá mức cho trẻ

Giữ ấm cho trẻ khi trời trở lạnh là điều vô cùng cần thiết. Nhưng vì thân nhiệt của trẻ không giống như người lớn. Trẻ sẽ cảm thấy nóng hoặc lạnh nhanh hơn do mồ hôi trộm, hay với trẻ hay chạy nhảy, chơi đùa mồ hôi toát ra, nhất là những ngày trời nồm. Vì thế, mặc quá ấm, trẻ dễ bị ra mồ hôi lưng, đầu. Nếu bố mẹ không sớm nhận thấy điều đó, thì trẻ sẽ bị cảm lạnh, viêm phổi.

Vì thế, trong mùa đông, các mẹ chỉ nên mặc đủ ấm cho trẻ. Tốt nhất là nên có một áo khoác dày bên ngoài. Đêm ngủ nên kiểm tra lưng cho trẻ, nếu thấy trẻ toát mồ hôi thì hãy nhanh chóng dùng khăn lau để tránh nhiễm lạnh.

Tự ý cho trẻ dùng thuốc

Hắt hơi sổ mũi là căn bệnh thường xuyên của trẻ. Đây là một căn bệnh thông thường và sẽ tự khỏi nên nhiều bố mẹ chủ quan, tự ra hiệu thuốc mô tả bệnh và mua thuốc cho con. Tuy nhiên, trẻ càng nhỏ thì việc dùng thuốc càng phải lưu ý để tránh tác dụng phụ. Hoặc nhiều khi nghe lời mách chữa cho con theo mẹo, theo kinh nghiệm truyền miệng rất nguy hiểm.

Vì thế khi trẻ bị ốm, bố mẹ cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ rồi mới được dùng thuốc cho con. Một số bài thuốc dân gian như dùng mật ong trị ho sẽ an toàn nhưng cần theo dõi nếu không thấy đỡ thì cần cho trẻ đi khám để điều trị kịp thời.

Tắm nước quá nóng

Vì trời lạnh nên bố mẹ ngại cho trẻ tắm, hoặc nếu tắm cũng dùng nước rất nóng. Da trẻ nhạy cảm hơn người lớn nên bố mẹ thấy nước đủ ấm thì trẻ có thể cảm thấy bỏng rát và lần sau sẽ sợ không dám tắm. Nhiệt độ nước thích hợp cho trẻ tắm mùa đông là từ 33oC đến 36oC. Nên dùng cổ tay, khuỷu tay hoặc nhiệt kế để pha nước tắm thích hợp cho trẻ.

Lưu ý để phòng kín gió, chuẩn bị thêm quạt sưởi, máy sưởi nếu cần thiết. Chỉ nên cho trẻ tắm trong 5-7 phút để tránh cảm lạnh.

Cách chăm sóc trẻ trong mùa lạnh:

Bổ sung nước, rau xanh

Cần ăn uống đầy đủ, đặc biệt là rau xanh nhằm cung cấp đủ vitamin giúp cơ thể chống lại bệnh tật. Uống nước đủ là một cách bù trừ cho tình trạng mất nước qua đường hô hấp, qua da vào môi trường lạnh và khô. Cần lưu ý điều này vì khuynh hướng chung là mọi người ít uống đủ nước vào mùa lạnh.

Vệ sinh mũi, họng

Rửa mũi và súc họng bằng nước mối sinh lý 0,9% ngâm ấm là hai biện pháp có thể tiến hành để bảo vệ mũi họng. Lưu ý, không cần phải dùng thuốc sát khuẩn vừa tốn tiền lại vừa tiêu diệt hết vi khuẩn có lợi ở trong họng. Rửa tay và lau khô thường xuyên là biện pháp vô cùng hiệu quả để giảm lây nhiễm vi sinh vật gây bệnh từ người này sang người khác.

Bài Liên Quan

Tin Mới 3957128737861792608

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item