Trí ấy, nhân ấy... phải chăng đã tận.

Trí ấy, nhân ấy... phải chăng đã tận. Đức Khổng Tử đem một câu hỏi, hỏi riêng từng học trò. Câu hỏi của ngài là: THẾ NÀO LÀ NGƯỜI TRÍ, THẾ N...

Trí ấy, nhân ấy... phải chăng đã tận.

Đức Khổng Tử đem một câu hỏi, hỏi riêng từng học trò. Câu hỏi của ngài là:
THẾ NÀO LÀ NGƯỜI TRÍ, THẾ NÀO LÀ NGƯỜI NHÂN?
+. Tử Lộ đáp: Trí là làm sao để cho người ta biết mình, nhân là làm sao để cho người khác yêu mình!
+.Tử Cống đáp: Người trí là người biết người, người nhân là người yêu người.
+. Nhan Hồi đáp: Người trí là người tự biết mình, người nhân là người tự yêu mình.
Nghe Nhan Hồi trả lời đức Khổng Tử bảo: anh Hồi trả lời vậy đáng bậc sĩ phu, quân tử. Các anh còn lại chỉ là loại có học vấn mà thôi.
Tiên nho bàn rằng: 
chữ Trí, chữ Nhân thì có một, nhưng lòng người và tư tưởng mỗi người một khác, cho nên hình dạng của Trí, của Nhân thốt ra mỗi nơi một khác, âu cũng là lẽ thường! 

Đọc tích xưa, trộm nghĩ: Câu trả lời của thầy Nhan Hồi mới chạm đến cái tận sâu, tận sắc của Nhân và Trí. Kẻ luôn biết mình, luôn đánh giá đúng khả năng của mình, ấy mới là thực Trí. Kẻ biết yêu mình, biết chăm lo tu tỉnh bản thân, biết xót cho mình, biết yêu chính mình thì mới đủ tỉnh táo để loại bỏ những điều vô bổ, có hại cho mình, thì mới có thể yêu người, yêu xã tắc, quê hương...
Nay TRÍ với NHÂN thời hiện đại nhân danh từ thánh thần, a men, đên nam mô, tấu lạy... đủ cả, làm cả cõi ảo, cõi thực rối bung lên. Chửi nhau công khai trên truyền thông như chó ăn vã mắm, chỉ mặt day trán nhau rầm rầm??? 
Than ôi, phải chăng TRÍ cũ NHÂN xưa đã đến thời lạc tận?
Nguồn: Fb Nguyễn Thế Kiên


Bài Liên Quan

Tin Mới 6078368715434236562

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item