Nhà hát chèo Việt Nam- 65 năm giữ gìn nghiệp tổ
Sáng ngày 26/10/2016 Nhà hát chèo Việt Nam vừa long trọng làm lễ kỷ niệm 65 năm năm thành lập. Từ một tổ chèo trong đoàn văn công nhân d...
https://www.maivanlang.com/2016/10/nha-hat-cheo-viet-nam-65-nam-giu-gin.html
Sáng ngày 26/10/2016 Nhà hát chèo Việt Nam vừa long trọng làm lễ kỷ niệm 65 năm năm
thành lập. Từ một tổ chèo trong đoàn văn công nhân dân trung ương năm 1951 ấy,
65 qua Đoàn chèo nhân dân Trung ương hay Nhà hát chèo Trung Ương, Nhà hát chèo
Việt Nam, không ngừng lớn mạnh tiếp bước truyền thống giữ lửa cho chèo.
Điều đáng ghi nhận nhất
là Ban nghiên cứu, rồi ban lãnh đạo chèo sau năm 1955 đã có công chuyên nghiệp
hóa chèo: từ soạn tích, dịch trò, sưu tầm chỉnh lý đến việc bẻ làn, nắn điệu, cải
biên, xây dựng các vai mẫu . . . để chèo vừa giữ được truyền thống, vừa mang
tính hiện đại. Vừa giữ chèo cổ, vừa viết chèo mới, vẫn diễn tích xưa mà nói chuyện
nay, vẫn là hát cổ mà vẫn thấy hơi thở thời đại . . . để có được những thành
tích cao, giữ được chèo truyền thống, biết bao thế hệ nghệ sĩ đã đổ mồ hôi sôi
nước mắt trên sàn diễn, sàn tập và cả trên trang giấy. Một điều nữa rất đáng ghi nhận đó là việc truyền nghề, giữ nghề. Sau năm 1955 Ban nghiên cứu chèo đã có công mới tất cả các nghệ nhân bậc nhất của chèo ở tứ chiếng, nghe các cụ hát, xem các cụ diễn, ghi chép, ghi âm, quay phim , chỉnh lý, để có được những bản diễn hay nhất tốt nhất. Từ đó truyền lại cho các thế hệ kế cận và dần dần sang nhiều thế hệ khác. Có thể khẳng định rằng tất cả các nghệ sĩ của làng chèo chuyên, không chuyên của cả nước đều trực tiếp hay gián tiếp được truyền nghề từ Nhà hát chèo Việt nam. Cho đến nay hàng chục nghệ sĩ lão thành, dù đã trăm tuổi, về với tổ tiên, hay đã ở tuổi xưa nay hiếm đều được làng chèo kính cẩn gọi là Thầy như các cụ NSND : Trùm Thịnh, cả Tam, năm Ngũ, Dịu Hương, Trần Bảng, Chu văn Thức, Mạnh Tuấn, Diễm Lộc, Mạnh Phóng . . . và sau này là NSND Thanh Hoài, các NSUT Thanh Bình,. Thúy Ngần, Minh Thu, Thanh Ngoan, Khắc Tư . . .
Bên cạnh việc biểu diễn phục vụ công chúng, các nghệ sĩ nhà hát chèo Việt nam rất chú trọng đến việc tuyên truyền phổ biến nghệ thuật chèo dến với công chúng. Hầu hết các giọng hát hay, tay đàn ngọt của NHà hát chèo đều là các công tác viên thân thiết của chương trình hát chèo Đài TNVN, THVN, các đài phát thanh truyền hình trong nước và các hãng băng đĩa nhạc. Các nghệ sĩ của Nhà hát
cũng không quản đường xa dặm thẳm, vất vả khó khăn để đến với các Clb, các Hội
yêu chèo đẻ trò chuyện, chỉ bảo, giao lưu, nhằm quảng bá, giới thiệu về nghệ
thuật chèo chi khán giả cả nước.
Cho đến nay, dù đã 65 năm trôi qua, các bậc tiền bối đã về nghỉ, các nghệ sĩ hiện nay là thế hệ thứ 5, thứ sáu trở về sau , dù còn vất vả khó khăn trăm đường vẫn “ to nhỏ bảo nhau “ giữ gìn nghiệp tổ. Họ là Những Thanh Ngoan, Ngọc Kình, Đoàn Vinh, Vân Quyền, Phú Kiên, Chu Nghĩa, LêTuấn Cường, Lê Thanh Tùng v v . . Chứng kiến lễ kỷ niệm nhẹ nhàng, ấm cúng, thấy tự hào vì sau một thời gian chao đảo, chèo vẫn tiếp tục được gìn giữ và phát huy một cách vững mạnh. Đậm đà chất chèo.
65 năm, một chặng đường dài, biết bao thăng trầm. Cam go, thử thách cũng lắm, niềm vui cũng nhiều. . . Các nghệ sĩ Nhà hát chèo Việt Nam đang làm hết sức mình vì chèo. Và mong rằng chèo sẽ tiếp tục được kế thừa phát huy một cách cách xứng tầm bởi những người có tâm vì chèo./.
Hà Nội tối ngày 26/10/2016
Ths Mai Văn Lạng
Một số hình ảnh hoạt động trong lễ kỷ niệm 65 năm thành lập Nhà hát chèo VN