Nhạc sĩ Hoàng Thị Dư, người gìn giữ nghệ thuật Chèo truyền thống

Ngày đăng: 11/01/2017In trang Tại CHLB Đức hiện có khoảng 150 ngàn người Việt đang học tập và làm ăn sinh sống, hiện đã có nhiều các hội ...

Ngày đăng: 11/01/2017In trang
Tại CHLB Đức hiện có khoảng 150 ngàn người Việt đang học tập và làm ăn sinh sống, hiện đã có nhiều các hội đoàn có những hoạt động văn hóa, văn nghệ sôi động. Nhu cầu thưởng thức văn hóa nghệ thuật của bà con người Việt ngày càng cao, ngoài những sáng tác của các nhạc sĩ trong nước còn có đông đảo các Nhạc sĩ hiện đang sinh sống tại nước ngoài đã cho ra đời những tác phẩm hay, để đời với các thể loại khác nhau. Nhưng riêng về bộ môn hát và sáng tác các làn điệu Chèo có thể nói là hiếm.


Nhạc sĩ Hoàng Thị Dư là một người như thế chị đã dành nhiều tâm huyết sáng tác ra những ca khúc trữ tình quê hương, soạn lời cho nhiều bài hát chèo truyền thống mang nặng tình quê hương. 


Nhạc sì Hoàng Thị Dư

Sinh ra và lớn lên tại một làng quê của cái nôi hát Chèo, xã Đông sơn , huyên Đông hưng tỉnh Thái bình sau khi học xong phổ thông chị đã có quãng thời gian từ năm 1975-1979 học tai trường Nghệ thuật sân khấu Việt nam chị cũng đã từng công tác tại đoàn nghệ thuật CAND đến năm 1988

Tháng ba năm 1988 vì điều kiện kinh tế của cuộc sống chị đã hòa cùng hàng vạn cán bộ, chiến sĩ ,công nhân viên... đi theo chế độ xuất khẩu lao động tại CHDC Đức và hiện đang cùng gia đình định cư tai Clausthal Zellerfeld thuộc tiểu bang Nidersachsen.

Sinh ra trong một gia đình có truyền thống làm nghệ thuật, ông ngoại là cụ Ba Đối nổi tiếng về hát Chèo ở làng Khuốc, có bố là Nghệ sĩ ưu tú Hoàng Hiệp Tắc và anh trai Hiệp Tính cũng là Nghệ sĩ ưu tú cả hai bố con cùng công tác tại Nhà hát Tuồng Việt nam.

Trải qua bao sóng gió và biến cố của thời cuộc chị đã từng làm nhiều nghề khi sang Đức để tạo dựng cuộc sống cho bản thân và có phần giúp đỡ cho người thân nơi quê nhà, Nhạc sĩ Hoàng Thị Dư với niềm đam mê chị đã vượt qua mọi khó khăn của cuộc sống mưu sinh nơi xứ người chị đã sáng tác ra những bài hát dân ca trữ tình , soạn lời cho các bài hát chèo nói về tình cha về tình me và về quê hương đất nước, người ta tìm thấy ở trong những sáng tác của chị những câu từ mộc mạc giản dị nhưng đầy ý nghĩa người nghe cảm nhận được vẻ đẹp và tình yêu quê hương qua mỗi ca khúc của chị, ví dụ như bài "Tư hào con hát khúc dân ca" hoặc viết về quê hương nơi đã từng gắn bó cả tuổi thơ của chị, như "Tự hào đẹp mãi Thái bình ơi" vv.vv đi vào lòng và để lại những ấn tượng đẹp.

Với các tổ chức hội đoàn chị tham gia nhiệt tình và với tinh thần trách nhiệm cao, chị đã thường xuyên truyền đạt lại những kinh nghiệm mà mình có cho các thế hệ con cháu, các bạn yêu bộ môn nghệ thuật này mà đặc biệt chị đã dành phần lớn thời gian tổ chức và hướng dẫn cho Đội văn nghệ gồm các thế hệ của HĐH Thái Bình tại CHLB Đức nơi chị sinh hoạt.

"Phải nói rằng tiếng hát chèo đã thực sự ngấm vào máu thịt của tôi. Từ khi còn rất nhỏ đã được nghe mẹ hát, rồi lớn lên lại được học trong trường nghệ thuật sân khấu Việt nam.

Tình yêu và nỗi nhớ quê hương trong những năm tháng xa xứ đã đánh thức trong tôi những làn điệu chèo truyền thống. Khi những tiếng hát vang vọng, khi những làn điệu chèo được đánh thức thì cũng chính nó cùng với tình yêu quê hương là động lực bùng cháy trong tôi khát vọng sáng tác, khát vọng chia sẻ.

Ban đầu tôi nghĩ những bài hát của mình chỉ là để giải tỏa những khát khao và niềm đam mê. Chỉ là tâm sự những nỗi niềm riêng tư. Nhưng thật bất ngờ khi đã nhận được sự đồng cảm và cổ vũ lớn của khán thính giả và bạn yêu chèo khắp nơi cũng như của bà con thính giả trên Đài phát thanh tiếng nói Việt nam tại quê nhà. Đặc biệt là đội văn nghệ của hội đồng hương Thái bình trên cộng hòa liên bang Đức nơi tôi sinh hoạt, tôi thật sự xúc động. Điều đó cũng nói lên sức sống mãnh liệt của nghệ thuật chèo dù ở nơi nào, trong hoàn cảnh nào và thời gian nào.

Các con, các cháu được sinh ra và lớn lên trên nước Đức, ngôn ngữ chính được sử dụng là tiếng Đức, việc nói thạo tiếng Việt đối với các con đã là việc khó. Mong sao các con chịu nghe, cảm nhận và thấy rằng: Đó là môn nghệ thuật truyền thống vô cùng quý giá của ông cha ta. Điều đó đã là góp phần lớn vào việc bảo tồn và gìn giữ nghệ thuật chèo rồi và đến khi được nghe các con thể hiện tác phẩm nữa thì đó là mơ ước của chúng ta."


Vợ chồng Nhạc sĩ Hoàng Thị Dư (Đứng giữa) chụp hình kỷ niệm cùng đồng nghiệp tại Đại hội VIII Hội đồng hương Thái Binh CHLB Đức

Những chia sẻ và tâm nguyện của chị cũng là mong muốn của nhiều người mong sao cho những giá trị truyền thống mà cha ông ta để lại sẽ được gìn giữ và phát huy ở mọi lúc, mọi nơi và tô điểm cho nền âm nhạc nước nhà cũng như làm đẹp cho đời.

Những ca khúc mà chị sáng tác đã được phát trên làn sáng điện của Đài tiếng nói Việt nam và được phổ biến rộng rãi tại CHLB Đức các bài hát chèo do chị soạn lời được nhiều người yêu mến bởi khi nghe ta cảm nhận được nỗi lòng của người con xa xứ, cảm nhận được tình cảm của người con đối với đấng sinh thành, tình thầy trò và tình bạn sẽ cảm nhận gần gũi với quê hương hơn và đã được giới chuyên môn đánh giá cao giúp cho tình người và tình cộng đồng thêm gắn bó.

Gia đình đã làm điểm tựa vững chắc và là đông lực cho chị sáng tác, chị có người chồng đảm đang, tháo vát yêu thương vợ con, các con ngoan có cháu đã trưởng thành có việc làm ổn định chính những yếu tố đó giúp chị cùng các thế hệ người Việt hiện đang sinh sống ở nước ngoài phát huy và gìn giữ tốt hơn nghệ thuật chèo truyền thống.

Minh Đan

Bài Liên Quan

Chân Dung Nghệ Sĩ 8021766997111677575

Đăng nhận xét

emo-but-icon

Chuyển ngôn ngữ

Subscriber Youtube

Tin Fanpage

Bài đăng và Bình luận

Nóng

Bài Mới

Bình Luận

Visitors

Flag Counter
item