Căn bệnh cực nguy hiểm mà dân văn phòng thường gặp
04/07/2017 01:00 GMT+7 Ngồi liên tục 6 - 8 tiếng mỗi ngày hay ngồi sai tư thế dẫn tới áp lực lên đĩa đệm gấp 5 lần trọng lượng cơ thể, ...
https://www.maivanlang.com/2017/07/can-benh-cuc-nguy-hiem-ma-dan-van-phong.html
04/07/2017 01:00 GMT+7
Ngồi liên tục 6 - 8 tiếng mỗi ngày hay ngồi sai tư thế dẫn tới áp lực lên đĩa đệm gấp 5 lần trọng lượng cơ thể, tương đương việc phải khiêng vật nặng 275 kg liên tục.
Cô gái 28 tuổi - nữ nhân viên kế toán công ty bất động sản ở TP.HCM thường xuyên làm việc trên máy tính 8 tiếng mỗi ngày. Thời gian gần đây, chị cảm thấy bị đau cổ gáy kèm tê tay trái.
Khi chụp X–quang cột sống cổ, bác sĩ nhận thấy thoái hóa cột sống. Nữ nhân viên điều trị thuốc giảm đau, giãn cơ kết hợp nghỉ ngơi tích cực nhưng cơn đau không thuyên giảm.
Ngồi làm việc nhiều khiến dân văn phòng dễ bị thoái hóa đĩa đệm
Quá trình chụp MRI mới phát hiện bị thoái hóa cột sống cổ và được chỉ định phẫu thuật.
Sau mổ, người bệnh được tập vật lý trị liệu, hiện tình trạng sức khỏe đã ổn định hơn.
Trường hợp khác là nam nhân viên 30 tuổi của công ty phần mềm. Thời gian anh này làm việc trên máy tính trung bình 10 tiếng/ngày.
Sau 1 đêm thức dậy, anh này đột ngột bị căng cứng cơ ngay hông phía sau lưng, không cử động được, đau nhiều.
Khi tới bệnh viện thăm khám, nam nhân viên được bác sĩ cho thuốc giảm đau, giãn cơ kết hợp nghỉ ngơi thì tình trạng đau thuyên giảm.
Bác sĩ nhận định nguyên nhân có thể do anh này ngủ sai tư thế hay do ngồi làm việc sai tư thế trong một thời gian dài dẫn đến tình trạng đau lưng cấp tính.
Theo BS CKI Cao Thanh Ngọc – Trưởng đơn vị Nội Cơ Xương Khớp Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, hiện nay thoái hóa đĩa đệm – cột sống thường gặp ở lứa tuổi trẻ hơn, đặc biệt là với dân văn phòng.
BS Ngọc lý giải dù không phải làm những công việc nặng nhọc nhưng dân văn phòng thường ngồi lâu liên tục, trung bình 6 – 8 tiếng/ngày, hay ngồi không đúng tư thế như cúi người ra trước và hai chân co.
Khi đó áp lực lên đĩa đệm gấp 5 lần trọng lượng cơ thể, tương đương việc phải khiêng vật nặng 275 kg liên tục.
Người có trọng lượng 50 kg mà ngồi liên tục 6-8 tiếng thì áp lực lên đĩa đệm gấp 5 lần trọng lượng cơ thể.
Thoái hóa khớp là bệnh diễn tiến âm thầm trong khớp, bào mòn và phá hủy sụn khớp. Lúc đầu người bệnh thường có những cơn đau thoáng qua, nên thường chủ quan về bệnh.
Nhưng càng về sau thì các cơn đau trở nên dai dẳng và kéo dài hơn.
Thoái hóa khớp gây đau nhức, biến dạng khớp, dính khớp làm người bệnh mất chức năng vận động khớp gây tàn phế và giảm chất lượng cuộc sống.
Theo một nghiên cứu từ chuyên gia nước ngoài, các tư thế của cơ thể có tác động lên đĩa đệm với trọng lượng khác nhau.
Đối với một người có trọng lượng 50kg, áp lực lên đĩa đệm khi nằm ngửa là 25kg, nằm nghiêng là 75kg, khi đứng thẳng là 100 kg, khi đứng cúi người là 150 kg.
Còn khi đứng cúi người và nâng vật nặng là 210kg, khi ngồi lưng thẳng và chân thẳng là 150 kg, khi cúi người ra trước và chân vuông góc là 200kg.
Cũng chỉ với cân nặng 50, nhưng khi cúi người ra trước và 2 chân co – tư thế thường gặp của người làm văn phòng, áp lực lên đĩa đệm lên tới 275 kg.
Theo các chuyên gia, khoảng 80% xương trong cơ thể là xương đặc, còn lại là xương xốp có tỉ lệ phân bố không đồng đều giữa các xương.
Nơi nào xương xốp nhiều thì bị loãng xương nhiều hơn, khớp nào chịu lực nhiều hơn thì sẽ thoái hóa nhanh hơn.
Thoái hóa khớp thường gặp ở cột sống cổ, cột sống lưng, khớp gối, khớp háng, khớp cổ tay, khớp cổ chân…
Trong đó, thoái hóa đĩa đệm - cột sống thường xảy ra sớm hơn các mô xương khác và cũng là nơi dễ gặp tình trạng loãng xương nhất (có 75% xương xốp và 25% xương đặc).
Tỷ lệ thoái hóa thường gặp 10% ở thiếu niên, 20% ở người 50 tuổi và 60% ở người 70 tuổi.
Theo Vietnamnet